Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHOHỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ở TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN (Trang 44 - 46)

III. Hiệu quả của đề tài

2. Một số kiến nghị, đề xuất

2.1. Với các cấp quản lí giáo dục

Giáo dục kĩ năng mềm là vô cùng cần thiết, không phải bàn cãi, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Song, để có hiệu quả thực chất cũng như các em vận dụng linh hoạt các kĩ năng mềm được học vào đời sống, sự nhiệt tâm và sáng tạo của GV thôi chắc chắn chưa đủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và khoa học về việc cần trang bị những kĩ năng mềm nào cho HS, từ đó biên soạn giáo trình, triển khai tập huấn và đi tới áp dụng đồng bộ cho toàn thể các cấp học. Giáo trình sách giáo khoa các môn học cần hạn chế tính hàn lâm mà cần tăng cường việc rèn kĩ năng sống nói chung, kĩ năng mềm nói riêng. Việc thi cử đánh giá cũng cần quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng mềm. Thêm nữa, công việc của GVCN vốn dĩ hết sức vất vả nên để có thể đổi mới được tiết sinh hoạt cuối tuần, hình thành và rèn luyện cho HS được những kĩ năng mềm quan trọng đòi hỏi họ phải rất nhiệt tình và tận tâm. Sự động viên, khích lệ, khen thưởng những hình mẫu tiêu biểu ở cơ sở hay lớn hơn cần được các cấp có thẩm quyền lưu tâm nhiều hơn nữa. Ngoài ra, việc tăng số tiết theo quy định trên tuần hay có những phụ cấp cho đội ngũ GVCN cũng rất cần thiết. Nhà trường, Sở, Bộ cũng cần có những hội thi liên quan đến kĩ năng mềm tương tự như thi HS giỏi để HS có nhiều cơ hội để học tập và rèn luyện hơn nữa về lĩnh vực này.

2.2. Đối với GV

Nhiệm vụ của mỗi người GV là dạy học và giáo dục HS. Tuy nhiên, từ thực tế quá trình công tác, nhiệm vụ thứ nhất thường được GV tìm tòi, học tập, trao đổi để nâng cao năng lực nhiều hơn. Song, sự trưởng thành của HS khi bước chân vào xã hội hiện đại đầy áp lực như hiện nay, công tác giáo dục đạo đức và kĩ năng mềm đang trở nên hết sức thiết thực. Như đã nói ở phần mở đầu của đề tài, yếu tố này quyết định đến 85% cho sự thành công của một con người. Thế nên, mỗi GV cần có sự đầu tư, tìm tòi học tập hài hòa giữa hai nhiệm vụ. Bởi, việc giáo dục HS thì không chỉ riêng GVCN mà tất cả các bộ phận của nhà trường cũng cần đồng tâm gánh vác. GV cần mạnh dạn tích hợp, lồng ghép việc giáo dục kĩ năng mềm trong từng chủ đề dạy học.

Riêng với GVCN, sinh hoạt cuối tuần là tiết rất quan trọng để có thể giáo dục HS thông qua việc thiết kế các hoạt động. Sự thành công nhiều hay ít phụ

40 thuộc lớn vào việc đổi mới, hướng được tới các giá trị sống và kĩ năng mềm cần thiết. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người GVCN cần phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu để đưa ra những hướng đi phù hợp nhất cho lớp mình chủ nhiệm.

2.3. Đối với cha mẹ HS và HS

Cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục con em mình, đầu tư nhiều hơn thời gian cho con cái, chia sẻ, định hướng và bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi bộc lộ và phát triển cảm xúc, kĩ năng trong cuộc sống.

Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của con em mình. Kết hợp với nhà trường để rèn luyện kĩ năng mềm cho con từ trong mỗi gia đình.

HS cần có nhận thức đúng đắn, tích cực trong việc tự học và tự rèn luyện bản thân.

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân chúng tôi được đúc kết trong quá trình chủ nhiệm và nghiên cứu đề tài.Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài, cũng như thời gian và năng lực bản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn để từ đó được áp dụng có hiệu quả trong quá trình chủ nhiệm và dạy học ở trường trung học phổ thông.

41

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM CHOHỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ở TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN (Trang 44 - 46)