Định hướng giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại công ty TNHH hoàn mỹ (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Định hướng giá trị

a. Định nghĩa định hướng giá trị

Khái niệm định hướng giá trị xuất hiện ở vùng giáp ranh giữa triết học, nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học đại cương, là một vấn đề gồm nhiều bình diện và phức tạp với nghiên cứu. B.G.Ananhiev cho rằng: có một trung tâm chung, ở đó trùng hợp các nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học. Trung tâm chung đó là định hướng giá trị của nhóm, của cá nhân, mục đích chung trong hoạt động, định hướng sống hoặc mục tiêu các hành vi của con người. [02,tr.15]

Trong cuốn Từ điển Tâm lý học tóm tắt do A.V. Petrovxki và M.G.Iarosevxki chủ biên, định hướng giá trị có hai nghĩa:

- Định hướng giá trị là cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ và những cơ sở khác của sự đánh giá hiện thực xung quanh và sự định hướng của chủ thể trong hiện thực đó.

- Định hướng giá trị là phương pháp mà chủ thể dùng để phân hóa khách thể theo mức độ quan trọng của chúng.

Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và được biểu hiện ở mục đích, lý tưởng, niềm tin, hứng thú… của cá nhân. [21,tr.19]

Theo từ điển Bách khoa tồn thư Xơ viết, định hướng giá trị được hiểu là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. [18,tr.1462]

V.B.Onsanxky, nhà tâm lý học Liên Xô, là một trong những người đầu tiên nghiên cứu định hướng giá trị cho rằng: định hướng giá trị là những mục đích, khát vọng và lý tưởng sống. Ông xem xét định hướng giá trị dưới dạng một hệ thống các chuẩn mực và nguyên tắc nhất định, được phản ánh trong ý thức nhóm và tất yếu ảnh hưởng đến hệ giá trị riêng của cá nhân. Những sai lệch cá nhân về hệ giá trị được phản ánh trong hành vi và điều này quy định thái độ của tập thể đối với cá nhân. Onsanxky cho rằng, thái độ này có thể đóng vai trị của yếu tố mà căn cứ vào đó cá nhân thay đổi định hướng giá trị của mình cho phù hợp với các chuẩn mực của tập thể [05,tr.24]

Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng Định hướng giá trị là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích của con người đối với một giá trị nào đó.

Định hướng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm dài lâu, giúp cá nhân tách cái có ý nghĩa, cái thiết thân đối với họ khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất.

Tập hợp những định hướng giá trị ổn định và không mâu thuẫn tạo nên những nét đặc trưng của ý thức, đảm bảo tính mục đích, tính tích cực và kiên định của nhân cách khi hoạt động theo phương thức nhất định. Chúng cũng

biểu thị nhu cầu và hứng thú cá nhân là những nhân tố quan trọng nhất, quyết định và điều chỉnh hệ động cơ của nhân cách.

Định hướng giá trị gắn liền với việc giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột trong động cơ, trong cuộc đấu tranh giữa nghĩa vụ và sự ham muốn, giữa hành vi đạo đức và kích thích thực dụng.

Nội dung cơ bản của định hướng giá trị là niềm tin chính trị, triết học (thế giới quan), đạo đức của con người, những khát vọng sâu xa và liên tục, những nguyên tắc chân thiện mỹ của hành vi. Nó xác định phương hướng hành động, phương hướng phát triển trí tuệ, tình cảm và sự nỗ lực của ý chí. [14,tr.3]

Trong cuốn Từ điển Tâm lý học định hướng giá trị được hiểu với các nghĩa sau:

- Những cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ mà chủ thể đánh giá hiện thực và định hướng vào hiện thực đó.

- Cách thức mà cá nhân dùng để phân loại khách thể theo giá trị của chúng.

Định hướng giá trị hình thành thơng qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích tư tưởng, chính kiến, ham muốn của nhân cách. Trong cấu trúc hoạt động của con người, định hướng giá trị gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thông định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong của các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại. [01,tr.161]

Trên cơ sở nghiên cứu định hướng giá trị của thanh niên sinh viên, tác giả Đỗ Ngọc Hà cho rằng định hướng giá trị của thanh niên sinh viên được hiểu là định hướng của một cá nhân hay nhóm sinh viên lên giá trị này hay giá trị khác, phù hợp với chiều hướng biến đổi của hệ thống các giá trị xã hội, trong

đó các hiện tượng vật chất hay tinh thần, xuất hiện với tư cách giá trị, có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ [02,tr.12]

Tác giả Nguyễn Thị Mai Lan trên cơ sở phân tích các định nghĩa về định hướng giá trị cho rằng: định hướng giá trị là khuynh hướng của chủ thể (cá nhân hay một nhóm xã hội) đối với một hệ giá trị - những giá trị trở thành động cơ cho hoạt động của chủ thể [9,tr.23]

Điểm qua quan điểm của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về định hướng giá trị như trên, có thể thấy các quan điểm về định hướng giá trị khá phong phú tùy từng góc độ tiếp cận của các tác giả. Qua các định nghĩa đó, có thể chỉ ra một số điểm thống nhất như sau:

- Định hướng giá trị được hình thành thơng qua quá trình cá nhân gia nhập vào các quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, tiếp thu các kinh nghiệm xã hội – lịch sử.

- Một mặt định hướng giá trị đóng vai trị mắt xích liên kết giữa mơi trường xã hội khách quan và ý thức cá nhân của con người; mặt khác, là giữa nhận thức, hoạt động và hành vi của cá nhân.

- Định hướng giá trị là khuynh hướng của chủ thể (cá nhân hay nhóm xã hội). Điều đó có nghĩa là chủ thể hướng tới những giá trị mà bản thân anh ta đã lựa chọn. Mặt khác, khi xem định hướng giá trị là khuynh hướng cũng có nghĩa là trạng thái sẵn sàng của chủ thể đối với một hay một số giá trị nào đó.

- Định hướng giá trị là thành phần cấu tạo của ý thức cá nhân.

- Quá trình định hướng giá trị bao hàm chủ yếu hai yếu tố: yếu tố nhận thức và cảm xúc.

- Định hướng giá trị điều khiển hành vi xã hội của cá nhân. Các giá trị được cá nhân hướng tới trong định hướng giá trị của mình sẽ trở thành động

cơ cho hoạt động của cá nhân. Chúng trở thành động lực cho tính tích cực của cá nhân, trở thành mục tiêu mà cá nhân muốn đạt được.

Từ cách hiểu trên về định hướng giá trị, chúng tơi rút ra cách hiểu của

mình về định hướng giá trị như sau: định hướng giá trị là định hướng của cá

nhân đến một giá trị nhất định trong nghề nghiệp hoặc trong cuộc sống. Định hướng giá trị quy định thái độ đánh giá, nhận thức của cá nhân, và thúc đẩy cá nhân hành động để vươn tới những giá trị đó.

b. Phân loại định hướng giá trị

Các giá trị của con người rất phong phú đa dạng, do vậy việc phân loại định hướng giá trị cũng phong phú đa dạng. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:

- Dựa vào ý nghĩa xã hội hay ý nghĩa cá nhân của những mục đích mà con người hướng tới, theo cách này có hai loại định hướng giá trị:

+ Định hướng giá trị xã hội + Định hướng giá trị cá nhân.

- Dựa vào đối tượng của định hướng giá trị ta có: + Định hướng giá trị vật chất

+ Định hướng giá trị tinh thần.

- Dựa vào ý nghĩa của những giá trị mà con người đang theo đuổi ta có: + Định hướng giá trị tích cực,

+ Định hướng giá trị tiêu cực.

- Trên cơ sở phân định các cơ chế của tính tích cực của con người thành chương trình nhu cầu cơ bản và nhu cầu bổ sung, B.I.Dodonov phân biệt các loại định hướng giá trị sau đây:

+ Định hướng giá trị đơn giản – định hướng giá trị được quy định bởi những nhu cầu ổn định.

+ Định hướng giá trị đã suy yếu – định hướng giá trị được quy định bởi các chương trình nhu cầu tạm thời. Sau khi nhu cầu được thỏa mãn, các địn hướng này lập tức biến mất.

+ Định hướng giá trị thâm nhập – đây là những mối quan hệ quan trọng, có ý nghĩa lớn và hướng vào tương lai. Theo Đođonov, một số định hướng giá trị thuộc loại này có thể biểu hiện mình, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của các khách thể vật chất và tinh thần. Chính chúng tạo nên thành phần chủ chốt trong cấu trúc nhân cách mà vẫn được gọi là xu hướng cá nhân [21,tr.266]

c. Vai trò của định hướng giá trị

- Định hướng giá trị giúp con người lập chương trình cho hành động của mình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược của hành vi, đồng thời định hướng giá trị cịn có thể quy định trực tiếp hành vi, thậm chí từng thao tác, động tác của con người.

- Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm, để từ đó chi phối mọi suy nghĩ về thế giới của con người. Định hướng giá trị còn chi phối và điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời.

- Định hướng giá trị được xem như là một yếu tố để đánh giá một cá nhân hay nhóm, một tầng lớp xã hội. Định hướng giá trị cũng là yếu tố để đánh giá về văn hóa của một nhóm hay một xã hội. [9,tr.46]

Đối với công nhân lao động phổ thông làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồn Mỹ nói riêng và cơng nhân nước ta nói chung, một tình trạng chung trong cơng việc của họ là thu nhập thường không cao, nhà của chật

hẹp, đời sống bấp bênh, trong khi giá cả lai liên tục leo thang… đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Mặt khác, tình trạng cơng nhân chưa am hiểu tác phong công nghiệp của người lao động, chậm thích ứng với mơi trường có sự giám sát chuyên nghiệp, ít quan tâm tới nội quy và chế độ an toàn lao động, chưa tuân thủ các quy định bắt buộc trong công việc được đánh giá là tình trạng khá phổ biến ở cơng nhân hiện nay [19,tr.6-8].

Thực tế đó đặt ra tầm quan trọng của định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn cho cơng nhân ở Cơng ty trách nhiệm Hồn Mỹ nói riêng và cơng nhân lao động nói chung.

d. Q trình hình thành định hướng giá trị

Định hướng giá trị được hình thành cùng với sự phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về định hướng giá trị. A.G.Zdravomuslov đã nhận xét: “Hình thành định hướng giá trị khơng phải là cái gì khác, như một quá trình hình thành nhân cách, ý thức cá thể và tâm lý cá thể, dưới tác động trực tiếp của mơi trường xung quanh. Chính nhờ vậy, thông qua các định hướng giá trị của cá nhân, chúng ta có thể của cả xã hội nói chung”.

Nhấn mạnh đến tính đặc thù của định hướng giá trị và vai trị tích cực của chủ thể trong q trình hình thành định hướng giá trị V.A.Iadov, I.X.Kon và các cộng sự cho rằng: “Về nguồn gốc, định hướng giá trị hình thành từ các mục đích thực tại, sau khi đã khách quan hóa, chủ thể nhận thức hành vi của mình từ góc độ chuẩn mực xã hội và các mục đích”. [02,tr.49]

Trong cuốn “Các giá trị và dạy học”, các tác giả Paths, Harmin và Simon đã nêu lên bảy giai đoạn của quá trình hình thành định hướng giá trị.

Bảy giai đoạn này dựa trên 3 quá trình cơ bản sau: lựa chọn (gồm các giai

quả của từng khả năng lựa chọn); cân nhắc (gồm các giai đoạn: 4, Cân nhắc tâm niệm, 5. Khẳng định sự lựa chọn) và hành động hoặc định hướng (gồm

giai đoạn: 6. hành động theo sự lựa chọn, 7. Lặp lại hành động). Cụ thể là bảy giai đoạn trên như sau:

- Chọn tự do: Đó là sự lựa chọn không bị thúc đẩy bởi một quyền lực hay một sự cưỡng bức nào dó mà cá nhân tâm niệm, gửi gắm vào một sở thích, một mục đích nào đó.

- Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau: có nhiều khả năng lực chọn cần phải xác định một tiêu chuẩn thích hợp làm cơ sở cho một mối quan tâm, một chủ định, hay một hành động.

- Lựa chọn trên cơ sở đã dự đốn kết quả có thể có của từng khả năng lựa chọn.

- Cân nhắc và tâm niệm: Người ta ấp ủ một tâm niệm hay cân nhắc một cái gì mà người ta có cảm tình với nó.

- Khẳng định: Sau khi cái lựa chọn đã được cân nhắc và tâm niệm người ta khẳng định và gắn bó với các lựa chọn đó.

- Hành động theo lựa chọn: Đây là giai đoạn quan trọng trong q trình định hướng giá trị, thơng qua hành động mà cái lựa chọn bộc lộ bản chất của giá trị.

- Lặp lại hành động: Đây là bước cuối cùng trong quá trình định hướng giá trị. Các giá trị phải được bộc lộ qua quá trình lặp lại hành động. Các cá nhân hành động phù hợp và kiên trì theo các giá trị mà anh ta ấp ủ, tâm niệm. [26,tr.22]

Tổng hợp các ý kiến về q trình hình thành định hướng giá trị, có thể thấy rằng quá trình hình thành định hướng giá trị gồm 3 giai đoạn cơ bản:

nhận thức, cảm xúc và hành động. Nói cách khác q trình định hướng giá trị diễn ra như sau:

- Trước hết chủ thể phải xem xét, cân nhắc về giá trị, xem giá trị đó có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, xem giá trị đó có phù hợp với bản thân khơng.

- Tiếp đến chủ thể thừa nhận, quan tâm đến các giá trị mà mình đã suy nghĩ.

- Cuối cùng, chủ thể lựa chọn giá trị và giá trị này trở thành yếu tố đóng vai trị định hướng, điều chỉnh hành vi của bản thân.

Ba giai đoạn nói trên của quá trình hình thành định hướng giá trị có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, khó có thể nói giai đoạn này quan trọng hơn. Q trình hình thành định hướng giá trị là phức tạp bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà trước hết có thể kể đến nền giáo dục của gia đình, hoạt động sống của cá nhân, quan điểm sống, nhóm bạn bè, nhà trường, dân tộc, truyền thống…và tất nhiên cả các đặc điểm tâm lý cá nhân. [09,tr.49]

Việc nghiên cứu quá trình hình thành định hướng giá trị là cơ sở để có thể định hướng quá trình hình thành định hướng giá trị ở người công nhân được khoa học, đúng đắn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại công ty TNHH hoàn mỹ (Trang 27 - 35)