Định hướng giá trị nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại công ty TNHH hoàn mỹ (Trang 35 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu

1.2.3. Định hướng giá trị nghề nghiệp:

a. Nghề nghiệp

Theo quan điểm Mác xít nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử. Phân công lao động và sản xuất hàng hóa là những điều kiện cần và bền vững cho sự hình thành các nghề. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động. Lao động là cái sáng tạo ra con người, lao động là điều kiện lâu dài cho sự tồn tại của xã hội loài người, là đặc điểm quyết định cơ bản nhất để phân

biệt người và động vật. Chính vì vậy, lao động là hình thức sơ khai, nguồn gốc của hoạt động nghề nghiệp và là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề. [12,tr.22]

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và để phục vụ xã hội” [10,tr.22]

Theo E.A. Klimov: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có) nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển” [24,tr.27]

Trong xã hội loài người, mỗi người khi trưởng thành đều ước muốn có một nghề nghiệp nhất định. Nghề nghiệp sẽ là môi trường hoạt động để con người thực hiện ước mơ, lý tưởng, năng lực, hồi bão khát vọng của mình, là điều kiện để đảm bảo cho con người tồn tại trong xã hội. Sự vững vàng trong nghề nghiệp sẽ tạo cho cá nhân có thể độc lập về kinh tế và đóng góp được nhiều nhất cho xã hội.

Từ những quan điểm trên, đề tài sử dụng định nghĩa nghề nghiệp như sau: nghề nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội. Con người thông qua việc hành nghề để duy trì, phát triển cuộc sống cá nhân góp phần xây dựng xã hội. [06,tr.12]

b. Định hướng giá trị nghề nghiệp

Khi tiến hành hoạt động lao động nghề nghiệp, người lao động nói chung và người công nhân luôn hướng tới những giá trị nghề nghiệp nhất

định. Những giá trị nghề nghiệp này là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ người lao động làm việc nhằm đạt tới những giá trị nghề nghiệp đó. Những đặc điểm giá trị nghề nghiệp có thể là thu nhập, hứng thú với nghề, mang lại lợi ích cho xã hội, nghề có điều kiện thăng tiến, tinh thần trách nhiệm trong công việc, trung thực, chất lượng hàng hóa sản phẩm làm ra… Những giá trị nghề nghiệp kể trên được phản ánh trong nhận thức, xúc cảm tình cảm cũng như trong hành động nghề nghiệp của người lao động. Cá nhân nhận thức và có thái độ, xúc cảm, tình cảm tích cực sẽ giúp họ vươn tới các giá trị nghề nghiệp có ý nghĩa, có ích lợi cho cá nhân, gia đình hay xã hội.

Nhận thức của người lao động về nghề nghiệp được thể hiện ở các nội dung như nhận thức về giá trị xã hội của nghề mang lại, nhận thức về nhu cầu của xã hội với nghề nghiệp người công nhân lao động đang làm… Nhận thức về giá trị nghề nghiệp còn thể hiện qua việc người lao động hiểu được những yêu cầu phẩm chất mà ngành nghề mình đang làm việc địi hỏi từ đó để người lao động có thể đối chiếu so sánh năng lực bản thân với yêu cầu của ngành nghề mình đang làm vè rèn luyện kỹ năng, tri thức nghề nghiệp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc.

Định hướng giá trị của cơng nhân với nghề mình đang làm ở khía cạnh cảm xúc thể hiện ở sự hăng say, tình u mà người cơng nhân dành cho nghề nghiệp của mình. Chính những cảm xúc tích cực đó là động lực mạnh mẽ giúp họ trau dồi kiến thức bản thân, nỗ lực cao độ trong quá trình làm việc để thỏa mãn hứng thú, tình yêu với ngành nghề của mình.

Trong hành động làm việc, định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân thể hiện rõ nét từ tác phong làm việc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, người quản lý; hoàn thành tốt những nhiệm vụ đặt ra, tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề của mình, sẵn sàng làm bất cứ cơng việc nào cơ quan, tổ chức tin tưởng giao cho, tuân thủ kỷ luật, giờ giấc của cơ quan…

Các mặt biểu hiện định hướng giá trị nghề nghiệp của cơng nhân nói trên ln có sự đan xen, gắn bó chặt chẽ với nhau việc tách ra thành từng mặt biểu hiện chỉ là tương đối để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đó có thể định nghĩa định hướng giá trị như sau:

Định hướng giá trị nghề nghiệp đó là sự phản ánh chủ quan có sự lựa chọn các giá trị nghề nghiệp trong ý thức và tâm lý của con người, là quá trình xác định các giá trị của cá nhân đối với nghề. Trên cơ sở đó hình thành

nhận thức, thái độ, tình cảm nghề nghiệp của mình và nâng cao dần tay nghề cho phù hợp với điều kiện làm việc của mình. Định hướng giá trị nghề nghiệp chi phối các mối quan hệ của người công nhân đối với họat động làm việc, với các cấp quản lý với đồng nghiệp và với chính bản thân mình.

c. Quá trình hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp

* Các yếu tố tâm lý cá nhân, chủ quan của người lao động:

- Hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội: Người công nhân đang làm việc tại các Công ty, nhà máy, xí nghiệp…. là chủ thể của chính q trình lao động, giao lưu với đồng nghiệp… Chính q trình này, người lao động dần dần khám phá năng lực của bản thân, hiểu biết đầy đủ về bản thân mình và q trình nghề nghiệp mình đang làm. Cũng thơng qua q trình đó, người lao động là công nhân sẽ tiếp thu, lĩnh hội được các giá trị nghề nghiệp mình mang lại cho xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng của việc hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp ở người công nhân.

- Năng lực nhận thức của công nhân: Việc người cơng nhân có nhận thức được đầy đủ về nghề nghiệp hay không, hướng đến những giá trị nào có sự phụ thuộc vào khả năng nhận thức của công nhân với các giá trị xã hội. Nếu người cơng nhân có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về nghề nghiệp của mình sẽ hình thành ở họ những giá trị cao đẹp trong công việc để họ vươn tới.

- Thái độ làm việc và niềm tin của mỗi cá nhân vào cuộc sống: Mỗi người lao động trong quá trình làm việc của mình ln thể hiện những thái độ và niềm tin nhất định. Chính thái độ và niềm tin đó quyết định xu hướng sống của họ, quyết định các giá trị mà họ muốn tiếp thu, muốn vươn tới. Đây cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp của người công nhân.

* Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quá trình hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp

- Thái độ của xã hội bạn bè, gia đình: Việc con người hướng đến những giá trị nào, đánh giá cao điều gì trong cuộc sống khơng chỉ phụ thuộc vào cá nhân người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ đánh giá của những người chung quanh. Với công nhân lao động vệ sinh cơng nghiệp, việc gia đình, bạn bè hay xã hội nói chung nhìn nhận tích cực hay tiêu cực về công việc của họ, đánh giá cao hay coi thường những việc họ làm hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc họ có yêu nghề hay khơng, có muốn gắn bó lâu dài với cơng việc hay không.

- Sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các ngành nghề được mở rộng, nhiều ngành nghề sẽ ngày càng có vai trị và giá trị cao hơn. Điều này sẽ hình thành ở người lao động lịng tự tơn với nghề nghiệp của mình, thấy được nghề nghiệp mình đang làm có giá trị với xã hội. Từ đó hình thành ở người lao động định hướng giá trị nghề nghiệp tích cực, vươn tới những giá trị nghề nghiệp có ý nghĩa, có lợi ích cho các nhân, gia đình hay xã hội từ chính cơng việc của mình đang làm.

.

- Công nhân là người lao động chân tay làm việc ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp, cơng trường [20,tr.338]

- Đặc điểm tâm lý, nhân cách của người công nhân

Bên cạnh các đặc điểm tâm lý nhân cách chung của người lao động, người cơng nhân cịn có một số đặc điểm tâm lý như sau:

+ Trình độ tri thức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc: Để có thể làm việc trong mơi trường sản xuất công nghiệp với một ngành nghề, lĩnh vực sản xuất cụ thể, người công nhân phải được đào tạo, trang bị trình độ, tri thức nhất định trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản đầu tiên mà người công nhân phải đáp ứng để có thể làm việc trong môi trường sản xuất công nghiệp hiện đại

+ Kỹ năng nghề nghiệp: Bên cạnh trang bị tri thức nghề nghiệp, người cơng nhân cịn phải dần hình thành kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc. Các kỹ năng nghề nghiệp được hình thành trong quá trình tham gia lao động sản xuất sẽ giúp người công nhân tiết kiệm thời gian, sức lực mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế những rủi ro trong lao động… Vì thế, việc rèn luyện tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của người công nhân là rất cần thiết và thể hiện rõ nét định hướng giá trị nghề nghiệp của người cơng nhân trong lĩnh vực mình tham gia sản xuất.

+ Tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động: khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất trong môi trường công nghiệp, người công nhân phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an tồn lao động, giờ giấc làm việc, quy trình sản xuất… Điều đó đã tạo nên ở người cơng nhân tác phong làm việc khoa học, tuân thủ chặt chẽ có quy định của nhà máy, xí nghiệp đưa ra.

Trong đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm tâm lý xã hội của giai cấp công nhân nước ta” do tác giả Phan Thị Mai Hương và Lê Văn Hảo làm chủ

nhiệm đã chỉ ra một số đặc điểm tâm lý – xã hội hiện nay của công nhân nước ta như sau:

- Nhận thức về vị thế xã hội: đa số công nhân cho rằng họ đứng ở vị trí gần như thấp nhất trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp. Nói cách khác cơng nhân nhận thấy mình đứng ở nhóm những người khơng được xã hội coi trọng. Tuy vậy, đa số cơng nhân nhận thức tích cực về vai trị của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thái độ xã hội và niềm tin về vai trị của giai cấp cơng nhân: Một mặt nhiều người tin rằng công nhân là những người xây dựng và phát triển đất nước, khơng ít người tự hào là cơng nhân; mặt khác họ cũng tin rằng giai cấp công nhân chỉ là lực lượng lao động làm thuê… tiếng nói của cơng nhân chẳng có sức mạnh gì và họ bị bóc lột sức lao động.

- Về khả năng thích ứng: nhìn chung khả năng thích ứng của cơng nhân khá cao, dù sự thích ứng đó phần nhiều cịn mang tính thụ động, do áp lực từ hồn cảnh bên ngồi của Cơng ty hơn là vì động cơ từ bên trong, chủ động thay đổi.

- Về nguyện vọng của giai cấp công nhân: nguyện vọng và mong muốn đầu tiên của đa số những người được hỏi là thu nhập, tiền lương. Thứ hai là nguyện vọng liên quan đến tính chất cơng việc (ổn định, thường xun)… [13].

Thơng qua việc tìm hiểu các nội dung của định hướng giá trị nghề nghiệp, quá trình hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý, nhân cách của người cơng nhân cũng như của giai cấp cơng nhân nói trên sẽ là cơ sở quan trọng để đề tài tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân đang làm việc tại Cơng ty TNHH Hồn Mỹ.

Tiểu kết chương 1

Thông qua kết quả nghiên cứu lý luận về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp chúng ta thấy, định hướng giá trị là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm bởi tầm quan trọng của nó đối với nhân cách con người. Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về định hướng giá trị, có thể thấy, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về định hướng giá trị ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy vậy, vấn đề định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động thì hầu như chưa có cơng trình nào quan tâm tìm hiểu. Chính vì thế, đề tài tìm hiểu định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân đang làm việc tại Cơng ty TNHH Hồn Mỹ là rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác quản lý, sử dụng nguồn lực con người cũng như trong nghiên cứu khoa học về vấn đề giá trị.

Đề tài cũng đã làm rõ được các khái niệm cơ bản của đề tài như giá trị, định hướng giá trị, nghề nghiệp, định hướng giá trị nghề nghiệp, vai trò của giá trị, q trình hình thành giá trị… Đây chính là cơ sở lý luận để chúng tơi tiến hành nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại công ty TNHH hoàn mỹ (Trang 35 - 43)