Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Trang 90 - 95)

Chương 3 : Kết cấu giọng điệu và ngôn ngữ

3.3. Ngôn ngữ

3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

Nét điển hình thống nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng là chất Nam Bộ đậm nét. Sinh thời, trong một cuộc gặp gỡ với nhà văn, nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Nguyễn Quang Sáng là người Nam Bộ nhất trong văn chương”. Đó âu cũng là điều dễ hiểu vì Nguyễn Quang Sáng “sinh ra tại vùng quê làng Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang, dân miệt ruộng. Đi theo bộ đội kháng chiến, họ cũng là dân ruộng. Ở nhà dân cũng là dân làm ruộng. Ngôn ngữ dân gian của miệt ruộng Nam Bộ thấm vào tôi, ra tới Hà Nội, tôi cũng không pha tiếng, vẫn chung thủy với cái giọng đặc Nam Bộ ruộng của mình” [86]

sắc địa phương. Có thể kể ra như: “mướn, day, thèm, biểu, lội, mần, ngó, quẹo, xúm, ráng, dòm, lượm, quở, miệt, đốn, bưng, bồng, khoái, ưng, mùng, chén, hên, vá, tàn nhang, chết yểu, y hệt, xà quần, quá giang, càm ràm, ca cẩm, thày lay…”. Những từ này giúp ông phản ánh sinh động thực tại cuộc sống của con người miền Nam.

Bên cạnh đó, việc sử dụng từ địa phương còn giúp Nguyễn Quang Sáng nhấn mạnh tính chất riêng biệt về khu vực, địa bàn, của các sự vật, hiện tượng cũng như nhân vật mà ông muốn nói đến. Trong tác phẩm của ông, rất nhiều từ địa phương phản ánh được đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Đó là những từ chỉ sản vật địa phương như: “xuồng, ghe, áo bà ba, cà ràng, gáo mù u, bông điên điển, bông súng, bông so đũa, giề lục bình, khô sặt, cá thiều, cá rô ăn đũa nằm, củ co, bình bát, cải lương, tà lỏn, khóm, ô rô, đước, tràm, quao, dừa nước, vẹt, bần, sầu đâu…”. Đó là những từ chỉ địa danh Nam Bộ như: “sông Cửu Long, sông Hậu, Vàm Cỏ Đông, kinh Chà Và, kinh Tàu Hũ, chợ Cái Tàu, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Lớn, chợ Cả Xoài, cầu Cây Dừa, Cao Lãnh, Cù Lao Giêng, làng Mỹ Luông, tỉnh Long Châu Sa…”. Đó là những từ chỉ tên người, với cách đặt tên theo thứ như: “Hai Trâm, Bé Hai, Ba Hoành, Ba Dần, Ba Đạt, Tư Trầu, Năm Hạng, Bảy Ngàn, chị Bảy, Tám Sơn…”. Đó là những từ xưng gọi thân mật như: “bây, dượng, ba, má, chú em, ảnh, thằng chả, cổ, ổng…”. Đó là những ngữ khí từ phản ánh âm điệu ngọt ngào trong giọng nói của những con người xứ miệt ruộng: “hôn, hen, nghen, hả, ha, hà, vậy cà…”. Đó là cách tổ chức các cụm từ rặt Nam Bộ: “bảnh thiệt, đã thiệt, thù nhơ oán chạ, nghèo thì cạp đất mà ăn, chành miệng, cười một mép, đi o mèo, mát trời ông địa, rã cặp giò, chết bỏ...”.

Có thể kể ra ở đây một tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng in đậm sắc thái từ vựng Nam Bộ: Một truyện vui. Thành công của truyện ngắn này một phần là do Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng khéo léo và đúng chỗ các phương

cách đặt tên nhân vật (Bảy Ngàn), gọi tên các sự vật (tàu mủ, hộp quẹt, xuồng, bá đỏ, rừng tràm...) đến lối miêu tả ngoại hình bằng những từ ngữ sinh động và góc cạnh: “Anh khoảng ba mươi hai tuổi, người hơi thấp, vai ngang, da nâu, bắp thịt nổi cuồn cuộn. Anh ở trần, lồng ngực phồng lên như cái ức chim. Mặt anh vuông, tóc rễ tre, cắt ngắn và dựng đứng”. Rồi sẵn có “vốn” trong tay, nhà văn “vốc” ra hàng loạt các từ lấp láy mang màu sắc địa phương (lần xần, lủm bủm, lèo xèo, lạch chạch, lặc lìa lặc lọi, lằn quằn lít quýt, hứ hé xì xẹt...), cùng các cụm từ rặt lối diễn đạt của người nông dân Nam Bộ:

- “Coi bộ nó hoảng. Nó rướn lên tè tè te, bay xấp xải rồi chạy tuốt” - “Vậy là bầy trực thăng đó bu xuống bắn. Nó bắn dai như trâu đái” - “Vậy là nó quay tàu, chạy tát nước, chạy xịt khói đít

Số lượng từ địa phương phong phú trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng cho thấy ở ông một sự am hiểu sâu sắc lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ. Với những phương ngữ, nhà văn dễ dàng tìm được sự đồng điệu với độc giả phương Nam. Bởi vì khi đọc tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, người đọc như được sống trong không gian Nam Bộ với những cảnh vật, con người, sinh hoạt thật gần gũi, thân quen. Điều đáng nói ở đây là sự xuất hiện của từ địa phương trong sáng tác của ông vừa đủ chứ không dày đặc (như truyện ngắn của Sơn Nam) khiến cho các trang viết vẫn rất gần gũi và dễ tiếp thu với những người đọc vốn quen hít thở bầu không khí trên những vùng miền khác của đất nước. Vậy nên, người ta vẫn thường nói: “Văn Nguyễn Quang Sáng xù xì mà trong sáng” là bởi thế.

Chất Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng không chỉ thể hiện trên phương diện từ vựng mà còn ở phương diện ngữ pháp. Câu văn xuôi của Nguyễn Quang Sáng rất mộc mạc, gần gũi với lối đặt câu ngắn gọn, phô diễn ý tưởng một cách chính xác, bình dị phù hợp với đặc tính bộc

tái hiện cuộc đối thoại của nhân vật được viết với hình thức tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày:

“ Nhìn cô giao liên đang đếm lại tiền, tôi nghĩ và hỏi:

- Em tên gì?

- Bông!- Cô ngước đôi mắt long lanh nhìn tôi. Tôi trêu:

- Bông cũng là hoa, sao không đặt tên Hoa cho nó đẹp. Anh Tư già ngồi trên võng, liếc xéo qua tôi. Cô Bông đáp:

- Cha mẹ đặt sao để vậy, với lại em không thích tên Hoa.

- Sao lại không thích tên Hoa?

- Tên Hoa nhiều nghĩa lắm. Người có tài gọi là tài hoa, không ai gọi là tài bông, rồi lại hào hoa phong nhã, cũng không ai nói hào bông phong nhã, còn em Bông là Bông.” [55; tr.18]

hay:

“Cậu giao liên đứng trước mặt chúng tôi, vẫn câng câng. Mười Biện dè dặt, đưa tay lên phiến đá, vẻ thân ái:

- Mời đồng chí ngồi!

Cậu bé không ngồi, cứ tròn mắt quan sát. Mười Biện hỏi tiếp:

- Đồng chí ở tỉnh nào? Cậu giao liên trả lời cộc lốc:

- Bạc Liêu!

- Bạc Liêu mà ở đâu?

- Rạch Rán.

- Má đồng chí tên gì?

- Đồng chí hỏi làm chi?

- Hồi trước tôi đóng quân ở Rạch Rán, hỏi xem có quen không?

- Còn ba?

- Ba đi tập kết

- Biết tên ba không?

- Tên ba sao không biết?

- Tên gì?

- Mười Biện!

Đang ngồi, Mười Biện bỗng vùng dậy ôm thằng bé hét lên:

- Đ.m! Tao là ba mày! Minh! Ba là Mười Biện đây con!” [55; 94] Những câu văn giản dị, tự nhiên như thế trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đã góp phần tạo nên thành công của ông khi thể hiện tính cách con người nơi mảnh đất phương Nam. Dưới ngòi bút dí dỏm, vui tươi của ông: “con người Nam Bộ hiện ra như sờ nắn được, như nghe rõ cả hơi thở, tiếng nói, giọng cười. Tình cảm và ý nghĩ của họ hết sức mộc mạc, chân chất. Trắng là trắng, đen là đen, rành rọt. Không rối rắm, phức tạp, xám đục, nhờ nhờ” (Đoàn Giỏi).

Không chỉ trong đối thoại mà cả trong lời kể, câu văn Nguyễn Quang Sáng vẫn “trơn tuột”, như lời nói thường. Chúng ta hãy cùng đọc lại một đoạn kể của Nam- nhân vật chính trong Con mèo của Foujita: “Con cá lóc trong tay áo, lớn bằng bắp chuối, chỉ có hơn hai đồng, còn con cá thia lia này lớn không bằng ngón tay mà 100 đồng! A ha! Hóa ra đồ chơi mắc hơn đồ ăn…Muốn làm giàu phải bán đồ chơi chứ đừng bán đồ ăn. Nói rộng ra là phải lăn lộn trên thị trường văn hóa” [54; tr.78]. Đúng như Nguyễn Quang Sáng thừa nhận, “đó là ngôn ngữ của đời sống, nó tươi rói và sinh động lắm, mình không thể bịa nổi”.

Có thể nói, chính thứ ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ đã tạo nên bản sắc văn phong độc đáo của Nguyễn Quang Sáng- một “lối viết tự nhiên như nói” (Vũ

Tú Nam), “viết như chơi” (Bùi Việt Thắng), “lối văn mộc mạc của người có biệt tài về kể chuyện” (Phan Đắc Lập)- và góp phần định hình danh xưng “nhà văn Nam Bộ” cho cây bút viết truyện ngắn tài năng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (Trang 90 - 95)