Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954) (Trang 92 - 98)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1.Một số nhận xét

Ưu điểm.

Trong 9 năm kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang từng bước trưởng thành, chiến đấu chống thực dân Pháp thắng lợi. Quá trình lãnh đạo đó đã thể hiện những ưu điểm cơ bản. Điều này thể hiện ở một số nội dung sau:

Một là: Đã quán triệt và vận dụng đường lối của Trung ương, Liên khu đã đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt: Quân số, kinh tế, chính trị, quân trang, quân dụng, vũ khí, hậu cần. Trong đó, công tác giáo dục chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang luôn chú ý đến giáo dục tư tưởng cho bộ đội, dân quân du kích theo sự chỉ đạo của Trung ương “dân quân du kích là đội quân cách mạng và đã là đội quân cách mạng thì phải có công tác chính trị để giữ vững đường lối chính trị, nâng cao trình độ giác ngộ và tinh thần chiến đấu cho các đội viên…Đội viên dân quân du kích thường hay phân tán, sinh sống tản mạn trong làng và khi chiến đấu cũng thường nhiều khi cá nhân tác chiến hoặc từng tốp nhỏ tác chiến. Cho nên muốn cho đội du kích có tinh thần tích cực hoạt động, tự mình tìm địch mà đánh, vấn đề công tác chính trị phải được đặc biệt chú trọng hơn cả về quân sự. Xây dựng và phát triển về mặt quân số, kinh tế, hậu cần, sản xuất vũ khí cũng là công tác thường xuyên của Đảng bộ. Đặc biệt, việc xây dựng các cơ sở, căn cứ du kích làm cơ sở phát triển lực lượng vũ trang cũng được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ sở đặc biệt quan tâm. Nhờ đó mà lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.

Hai là: Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy phong trào ủng hộ, giúp đỡ bộ đội, dân quân, du kích về mọi mặt

Bắc giang vốn có một truyền thống cách mạng từ lâu, lại được bồi dưỡng phát triển thêm trong cuộc chiến đấu trực tiếp với địch, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Bắc Giang đã thể hiện một tinh thần dũng cảm hi sinh vô bờ bến, đã góp phần cho cuộc kháng chiến ở địa phương giành thắng lợi.

Nhân dân các huyện, vùng căn cứ, vùng tạm chiến đã phải chịu đựng rất nhiều hi sinh, gian khổ phải trực tiếp chống đỡ với sự tàn bạo, dã man của quân địch. Mặc dù, bị khủng bố, giết, đốt, phá nhưng tinh thần của nhân dân vẫn không chịu khuất phục, vẫn ủng hộ kháng chiến, giúp đỡ bộ đội, du kích, tin tưởng vào Đảng, vào chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong 9 năm kháng chiến gian khổ và hi sinh nhân dân các dân tộc Bắc Giang đã đóng góp được 897.412 đồng tiền nuôi quân đánh giặc, 123.318 tấn lương thực, 9.656 tấn lương thực, 4.516 con trâu + bò + lợn, 16.663 kg đường ủng hộ bộ đội, đóng góp hơn 3 triệu ngày công vận chuyển vũ khí, đạn dược, đào hầm, đắp ụ… Ngoài ra, nông dân còn đóng góp hàng nghìn kg sắt, đồng… để làm vũ khí, giáo mác, đạn dược…Sự đóng góp đó nói lên tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Bắc Giang, thể hiện chí phấn đấu và lòng căm thù giặc sâu sắc, không quản hi sinh, gian khổ đã đóng góp cho cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Đó là nguồn sức mạnh của quân dân Bắc Giang, là yếu tố quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó cũng là thể hiện sự gắn bó phối hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tuyền tuyến và tình thần đoàn kết chiến đấu giữa bộ đội địa phương với dân quân du kích, với các đơn vị bộ đội chủ lực đã giành thắng lợi trong từng trận đánh [8, tr. 136].

Ba là: Đã luôn xác định phương châm bám đất, bám dân xây dựng chỗ đứng trong lòng địch là các khu du kích, thúc đẩy lực lượng du kích, dân quân phát triển.

Từ 1948 trở đi, thực dân Pháp triển khai bình định trên diện rộng. Trên địa bàn Bắc Giang, địch đã chiếm được toàn bộ huyện Việt Yên, các xã nam phần đường số 13 huyện Lạng Giang, các xã nam phần Lục Nam, 4 xã của huyện Yên Dũng, bắc Sơn Động. Ở những nơi này địch ráo riết việc phát triển nguỵ quân, củng cố nguỵ quyền, tăng cường hệ thống phòng nhì, chỉ điểm biệt kích, lùng bắt cán bộ, phá hoại cơ sở kháng chiến của ta, mở rộng thêm một số vị trí chiếm đóng ở rừng Rẻ, Cầu Nhạc, thị trấn Lục Nam, Cẩm Lý thuộc Sơn Động, Lục Ngạn. Chúng thực hiện âm mưu chia để trị, tuyên truyền kích động hằn thù giữa các dân tộc, chia rẽ bộ đội và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng bộ đã kịp thời lãnh đạo, đẩy mạnh hoạt động quân sự, thành lập các khu du kích, căn cứ du kích để lấy đất cho lực lượng vũ trang phát triển. Cuối năm 1948, ở Bắc Giang đã xây dựng được các vùng du kích An Châu, An Lạc, Vĩnh Khương, An Bá, Tuấn Đạo, Đèo Gia, Bồng Am, Thanh Sơn, Thanh Luận (Sơn Động), Trù Hựu, Mỹ An (Lục Ngạn), một số cơ sở ở các xã như Biên Sơn, Giáp Sơn, Đồng Cốc, Hồng Giang, Kim Sơn (Lục Ngạn) cũng trở lại hoạt động. Đặc biệt là khu du kích Kiêm Lao. Tại những nơi này, cán bộ đã tuyên truyền, gây dựng lực lượng vũ trang, then chốt là gây dựng, phát triển lực lượng dân quân du kích để chiến đấu chống địch càn quét, bình định, bảo vệ cơ sở kháng chiến của ta.

Năm 1951, tận dụng cơ hội địch sa lầy ở Hoà Bình, Tỉnh uỷ đã mở các đợt hoạt động quân sự, giải phóng nam Lạng Giang, bắc Yên Dũng, thành lập các khu du kích: Dĩnh Kế, Thái Sơn, Tân Dân, Nội Hoàng, Phấn Dũng. Đồng thời, 7- 1951, Tỉnh mở hội nghị vùng tạm chiếm, đẩy mạnh hoạt động ở vùng tạm chiếm. Sau hội nghị các cán bộ, đảng viên, các lực lượng du kích đã trở

về địa bàn bám đất, bám dân hoạt động. Tại những nơi này các đội vũ trang tuyên truyền được thành lập, gây dựng và phát triển lực lượng. Những đơn vị và chiến sĩ du kích được xây dựng và phát triển trong lòng địch là cơ sở vững trắc để đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở địa phương, là bàn đạp tấn công địch.

Cuối năm 1950 đầu năm 1951, thực hiện kế hoạch lập vành đai trắng của Đờ-lát-Đờ-tát-xi-nhi, trên địa bàn toàn tỉnh, địch dồn làng đuổi dân, thành lập một giải đất không người rộng 3 – 5 km từ Mỹ An (Lục Ngạn) qua Lục Nam, Lạng Giang, Phủ Lạng Thương. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã kịp thời đưa cán bộ, đảng viên, các đội vũ trang tuyên truyền đi sâu vào vùng địch chiếm, bám đất, bám dân, vận động quần chúng đấu tranh chống lại ách kìm kẹp của địch, mở rộng cơ sở, không cho địch mở rộng vành đai trắng. Nhờ đó, cơ sở được giữ vững, đưa bộ đội, dân quân du kích phát triển lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự đóng góp, che trở của nhân dân với các lực lượng vũ trang ngày một mạnh mẽ.

Bốn là: Xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy, đội ngũ đảng viên giỏi về chuyên môn, kiên định lập trường chính trị, chấp hành tốt mọi chủ trương, nghị quyết của tỉnh uỷ. lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, mọi chủ trương, đường lối của trung ương Đảng đã được Đảng bộ Bắc Giang quán triệt đầy đủ, nghiêm túc. Trong kháng chiến, tinh thần, ý thức chiến đấu của chiến sĩ giữ vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại. vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị (bên cạnh đảm bảo về chiến thuật, kĩ thuật và hậu cần trang bị) để chiến sĩ lực lượng vũ trang hăng hái quyết tâm tiêu diệt giặc, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối của Đảng là vô cùng quan trọng. Muốn vậy, phải có đội ngũ cán bộ, Đảng viên vững vàng kiên định lập trường tư tưởng. Do đó, ngay từ đầu, Đảng bộ Bắc Giang đã chú trọng mở các lớp huấn luyện, đạo tạo đội ngũ cán bộ đảng viên giỏi về mọi mặt. Các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến kịp thời đến các cán bộ chiến sĩ. Nhiều đơn vị sử dụng báo “Quân du kích”, “Vệ quốc đoàn” để tuyên truyền tin chiến thắng, động viên tinh thần rèn luyện ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội địa phương và du kích ở cơ sở, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối kháng chiến của Đảng và nhân dân cùng tăng gia sản xuất cải thiện đời sống.

Qua quá trình củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang của tỉnh ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng

Đây là yếu tố quyết định trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh của tỉnh, đưa kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Những hạn chế

Bên cạnh những thành công trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vẫn còn bộc lộ những hạn chế:

1. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, cán bộ Đảng viên còn nòn yếu, thiếu kinh nghiệm, đôi khi còn nôn nóng chủ quan. Do nhận thức chưa đầy đủ, nên trong giai đoạn đầu, ta chưa xây dựng được lực lượng vũ trang hùng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Lực lượng vũ trang trong giai đoạn đầu 1946- 1950 còn nặng về số lượng, chưa chú ý đến chất lượng. Điển hình như năm 1950, do thành lập vội vàng đại đội 3 huyện (C526) bằng tập Trung mỗi huyện 1B khá lên thành một đại đội với nhiệm vụ lưu vong tác chiến trong ba huyện (Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế). Do đó, đơn vị này hoạt động được một thời gian thì giải tán (cuối năm 1950)…Do không chú ý về chất lượng nhiều nên hiệu quả đánh địch trong giai đoạn đầu của lực lượng vũ trang không thu được nhiều kết quả. Về huấn luyện quân sự, do chủ quan khinh địch nên ta chưa chú ý đến việc huấn luyện cách đánh du kích, phân tán, đánh mìn, cạm bẫy. Nhất là Tiểu đoàn 61, sau về tập trung nên có chiều hướng xây dựng, tác chiến và huấn luyện cũng theo hướng tập trung đánh lớn.

Do đó, ảnh hưởng đến phong trào chiến tranh du kích bị hạn chế. Công tác chính trị không được đề cao, còn hiện tượng quan liêu, mệnh lệnh, tư tưởng quân phiệt trong cán bộ tiểu đoàn, đại đội, hàng ngũ cán bộ chỉ huy trong lực lượng vũ trang. Mãi tới 1951, những hạn chế này được chỉnh đốn (trong Hội nghị tạm chiếm 07-1951). Ở vùng địch tạm chiếm, cán bộ đảng viên chưa thực sự bám đất, bám dân. Do chưa có kinh nghiệm nên công tác lãnh đạo, xây dựng lực lượng ở vùng này còn lúng túng. Đến đầu năm 1950 trở đi, cán bộ đảng viên mới thực sự trở lại hoạt động trong các cơ sở hậu địch. Giáo dục cho dân quân du kích cũng mang hình thức chiếu lệ, không có hệ thống nề nếp chỉ đạo chặt chẽ, sinh hoạt có tính chất giao nhiệm vụ, hội ý, hội báo… do đó, phong trào du kích thời kì đầu không phát triển.

2. Vẫn còn tư tưởng cầu an, sợ địch. Ở Bắc Giang 4/5 diện tích là vùng tự do. Đây là điểm thuận lợi cho ta xây dựng cơ sở, tích trữ lực lượng, luyện tập quân sự, song cũng là nguyên nhân dẫn tới tư tưởng cầu an, sợ địch trong các đội ngũ cán bộ đảng viên. Một số cán bộ không muốn luồn sâu vào các cơ sở hậu địch gây dựng, phát triển lực lượng. Từ năm 1950 trở đi, thực hiện chủ trương đưa cán bộ về cơ sở hậu địch gây dựng phong trào thì một số nơi lại xẩy ra hiện tượng là cán bộ cốt cán lại có khuynh hướng sai lầm là thoát li quần chúng, coi thường du kích quần chúng, cho mình là tổ chức riêng biệt. Điều đó làm cho tinh thần đoàn kết giảm sút, niềm tin quần chúng cũng giảm sút. Các cấp uỷ, Đảng, huyện, tỉnh ít quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang, có tư tưởng khoán trắng cho cơ quan quân sự. Mối quan hệ giữa các cấp nặng về giao nhiệm vụ, báo cáo tình hình, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp.

3. Việc chỉ đạo, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng du kích, bộ đội địa phương chưa được cân đối, nhất là thời kì đầu cuộc kháng chiến. Trong giai đoạn đầu do coi thường địch nên trong lãnh đạo xây dựng lực

lượng chỉ chú trọng vào cách đánh tập trung, do đó chỉ chú trọng xây dựng bộ đội địa phương, còn dân quân du kích chưa chú trọng đúng mức. Đó là nguyên nhân dẫn đến từ năm 1951- 1952 trở đi, phong trào du kích mới được đẩy mạnh.

4. Trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang, về hậu cần giai đoạn đầu chưa chú trọng, với dân quân du kích, mãi tới năm 1949 mới có chế độ trang cấp. Một số các đơn vị bộ đội trước khi ra trận phải ăn cháo, hoặc chia nhau viên thuốc kí ninh hoà ra để uống.

5. Có lúc chưa gắn liền tác chiến với xây dựng lực lượng: năm 1949- 1951, D61 chuyển ra vùng tự do tập trung luyện tập, không phân tán về vùng địch hậu vừa xây dựng, vừa tác chiến…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954) (Trang 92 - 98)