Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954) (Trang 98 - 159)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2.Một số bài học kinh nghiệm

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lịch sử đánh thắng kẻ thù xâm lược to lớn và hung bạo, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ tỉnh ta đã lãnh đạo và tổ chức toàn dân tiến hành cuộc chiến đấu cứu nước với trí thông minh sáng tạo và tinh thần anh dũng tuyệt vời. Đi đôi với việc tổ chức lực lượng chính trị của quần chúng và trên cơ sở đó Đảng bộ tỉnh đã giải quyết thành công vấn đề tổ chức quân sự, xây dựng thành công lực lượng vũ trang nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định thắng lợi của đấu tranh cách mạng nước ta. Sự hình thành và lớn mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân ta nằm trong quá trình phát triển chung của khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng nước ta qua các thời kì khác nhau.

Từ thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng bộ tỉnh đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu:

Một là: Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương phải dựa trên cơ sở quán triệt, vận động sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh của các mạng, đồng thời xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta với thực dân Pháp về quân sự, kinh tế và tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Đảng ta đã vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh. Đảng bộ Bắc Giang đã luôn luôn quán triệt và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng vào thực tiễn kháng chiến của địa phương và đó là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuối cùng của nhân dân Bắc Giang chống pháp xâm lược.

Trong kháng chiến chống Pháp 9 năm, mặc dù vùng tự do của Bắc Giang khá rộng lớn, vùng địch tạm chiếm rất ít, chỉ chiếm 1/5 diện tích toàn tỉnh. Song không vì thế mà Đảng bộ chủ quan khinh địch. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đầu năm 1947, Đảng bộ Bắc Giang cũng như các cơ sở Đảng ở địa phương đã lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, dân quân du kích và bộ đội địa phương. Đảng các cơ sở đã tích cực tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị. Trong đó, Đảng bộ chú trọng giáo dục thường xuyên tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và tự lực cánh sinh. Từ đó, giác ngộ ý thức chính trị, lòng yêu nước căm thù giặc trong quảng đại quần chúng. Do vậy, lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân tham gia vào bộ đội, dân quân, du kích như: thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng… Trên cơ sở phương châm vũ trang toàn dân, Đảng bộ và cơ sở Đảng đã chủ trương toàn dân tự chế tạo vũ khí, sửa chữa vũ khí mình đã có giết giặc, tước súng giặc. vì vậy, phong trào mua sắm vũ khí, rèn vũ khí, tự chế tạo vũ khí, nhất là vũ khí thô sơ: giáo mác, chông, mìn… rồi sửa chữa vũ khí được nhân dân hưởng ứng. Nhờ đó, vấn đề vũ khí đạn dược được giải quyết. Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn quan tâm đến vấn đề hậu cần, chăm lo đời sống cho lực lượng vũ trang. Từ 1948, phát động “phong trào thi đua sản xuất” trong toàn thể lực

lượng vũ trang. Đồng thời, phát động nhân dân ủng hộ bộ đội bằng các phong trào “mùa đông binh sĩ”, “Hũ gạo kháng chiến”, “Hội mẹ chiến sĩ”… Nhờ có sự đóng góp của toàn dân, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, trưởng thành đầy đủ về mọi mặt, đủ thế và lực chuyển yếu thành mạnh tiêu diệt quân Pháp.

Tóm lại, đường lối kháng chiến của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang của Bắc Giang. Nhờ có đường lối đó với sự quán triệt, vận dụng sáng tạo nó, Đảng bộ Bắc Giang đã xây dựng lực lượng vũ trang từng bước trưởng thành, dù có những thăng trầm khác nhau song cuối cùng vẫn đủ mạnh để chiến đấu thắng lợi tên đế quốc hung mạnh về kinh tế, quân sự.

Hai là: xây dựng lực lượng phải phù hợp với đặc điểm chiến trường giải quyết đúng mối quan hệ giữa 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Lực lượng vũ trang Bắc Giang ra đời khá sớm. Đó là các đội tự vệ trong làng xã, chiến khu từ thời kì tiền khởi nghĩa. Sau khi giành chính quyền, Đảng bộ chú ý xây dựng củng cố để làm “công cụ chuyên chính” của chính quyền. Tháng 10- 1945 Bắc Giang đã thành một chi đội vệ quốc quân ở Hà Vị (Phủ Lạng Thương) bảo vệ chính quyền. Đây là đơn vị mạnh đầu tiên của tỉnh. Bên cạnh đó, ở các địa phương xã, huyện đều thành lập các đội dân quân tự vệ, du kích địa phương.

Năm 1946, một số huyện đã xây dựng đội du kích tập trung như Lục Ngạn, Sơn Động mỗi huyện xây dựng được một trung đội du kích tập trung. Các đội du kích này được giáo dục về tư tưởng chính trị, rèn luyện về chiến thuật, trang bị vũ khí để đối phó với các cuộc tấn công càn quét mở rộng phạm vi chiếm đóng của địch trên toàn tỉnh.

Năm 1949, địch mở rộng chiếm đóng trong toàn tỉnh. Thực hiện kế hoạch chiếm đóng vùng trung du của Rơve, quân Pháp tấn công và chiếm đóng

huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Phủ Lạng Thương, lập các phòng tuyến mạnh ven đường 13 và đường 1A. Để đối phó với kế hoạch của địch, Đảng bộ chủ trương xây dựng du kích vùng tạm chiếm, xây dựng lực lượng du kích tập trung, các lực lượng dân quân không thoát ly sản xuất, bám trụ cơ sở chiến đấu, vừa sản xuất, bảo vệ nhân dân. ở những vùng tạm chiếm Đảng còn chủ trương thành lập các đội vũ trang tuyên truyền lưu động dọc tuyến đường 1A, 13, các huyện miền núi để tuyên truyền chủ trương của Đảng, đồng thời nói rõ âm mưu của địch, củng cố niềm tin của nhân dân, do đó quần chúng giác ngộ, tham gia du kích, dân quân tự vệ, ủng hộ bộ đội, các lực lượng vũ trang về mọi mặt, đẩy mạnh phong trào du kích ở nơi này, làm thất bại âm mưu bình định của địch.

Đặc biệt cuối năm 1950, Đờ-lát-Đờ-tát-xi-nhi vạch ra kế hoạch vành đai trắng. Đầu năm 1951, địch dồn làng, đuổi dân, tạo ra giải đất không người để ngặn chặn mọi hoạt động của ta. Đảng bộ kịp thời đưa các cán bộ cơ sở bám đất, bám dân, đào hầm bí mật, đưa lực lượng cốt cáng về cơ sở gây dựng lực lượng vũ trang địa phương.

Năm 1947, để đáp ứng tình hình chiến sự lan rộng, toàn tỉnh đã xây dựng 6 đại đội địa phương quân, đại đội chủ lực tỉnh, các trung đội du kích tập trung, dân quân tự vệ. Thực hiện thông tư của bộ quốc phòng, thi hành mệnh lệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 12- 2- 1947, tháng 4- 1947, Tỉnh uỷ ra nghị quyết về thành lập hệ thống lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Điều này đã thể hiện rõ việc quán triệt chỉ thị của cấp trên về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân. Tư tưởng này được quán triệt trong suốt quá trình kháng chiến.

Việc xây dựng lực lượng vũ trang ở cả 3 cấp đặc biệt quan tâm giải quyết đúng đắn mối quan hệ về tổ chức, chỉ huy và tác chiến. Thực tế cho thấy chỉ khi nào và nơi nào xây dựng, tiến hành đồng bộ việc xây dựng lực lượng 3

cấp thì khi đó, nơi đó đẩy mạnh được cuộc chiến tranh du kích cả về bề rộng và bề sâu. Bên cạnh xây dựng về tổ chức, Đảng bộ chú trọng đến công tác xây dựng chất lượng chính trị của lực lượng vũ trang. Từ cuối năm 1950 đầu 1951, Đảng bộ điều động đảng viên gương mẫu tham gia du kích, dân quân để làm hạt nhân lãnh đạo, các đồng chí cấp uỷ viên được điều sang để tham gia uỷ ban chỉ huy các cấp, làm cho chất lượng bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích xã đều nâng cao.

Việc xây dựng thành công lực lượng vũ trang 3 cấp đã tạo ra sự thống nhất, hiệp đồng chiến đấu giữa lực lượng vũ trang tỉnh và bộ đội chủ lực liên khu điều về tạo hiệu quả đánh địch cao.

Ba là: Quan điểm gắn liền tác chiến với xây dựng.

Đó là bài học vô cùng quan trọng trong xây dựng lực lượng, phải biết gắn với tác chiến, lấy tác chiến để đẩy mạnh tốc độ xây dựng, làm cho xây dựng ngày càng vững chắc hơn. Nhìn vào quá trình xây dựng các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân, du kích, ta thấy trình độ kĩ thuật, chiến thuật còn non yếu, có đơn vị hoạt động tác chiến còn non yếu, trình độ chiến thuật kĩ thuật còn hạn chế. Tiểu đoàn 61 bộ đội chủ lực tỉnh có thời gian chỉ hoạt động ở vùng tự do luyện tập, không tham gia tác chiến (từ 1949- 1951) và một số đơn vị bộ đội địa phương huyện như: Hữu Ngạn, Lục Ngạn thường đóng quân ở địa bàn cách nơi địch từ 7 – 8 km, tác chiến thì nặng nề, chống càn, quấy rối, đánh mìn, không tham gia đánh tập kích địch, đánh phục kích địch.

Do quán triệt phương châm xây dựng và tác chiến đánh địch còn nhiều mặt hạn chế, sự trưởng thành của các đơn vị bộ đội chủ lực tỉnh và các đơn vị bộ đội địa phương huyện không đồng đều, các đơn vị có thời kì có biểu hiện thủ tiêu ý chí chiến đấu.

Bốn là: Phải chăm lo xây dựng về tư tưởng tổ chức, nhất là trong đội ngũ cán bộ, cơ quan quân sự địa phương thường xuyên phải được kiện toàn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã thu hút đông đảo thanh niên và các tầng lớp nhân dân tham gia vào bộ đội và dân quân du kích (chủ yếu là thanh niên ở địa phương trong tỉnh), đội ngũ cán bộ quân sự các cấp cũng hoàn toàn mới mẻ, đa số chưa trải qua rèn luyện thử thách trong chiến đấu. Vì vậy, khi bước vào cuộc đấu tranh vũ trang có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ. Việc quán triệt đường lối, phương châm xây dựng , tác chiến của Đảng phải được chú trọng đối với cán bộ quân sự. Kiểm điểm lại công tác lãnh đạo tư tưởng giáo dục tư tưởng, chính trị trong các lực lượng vũ trang, bán vũ trang thì thấy còn có những hạn chế, nên đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh cách mạng và sự trưởng thành của lực lượng vũ trang địa phương trong những năm kháng chiến chống Pháp. Nguyên nhân là do tư tưởng, tác phong của các cán bộ chỉ huy, bộ đội tỉnh, bộ đội địa phương có biểu hiện lệch lạc, chưa quán triệt phương châm kĩ và chiến thuật. Tinh thần đoàn kết, hiệp đồng chưa cao. Một số cơ quan quân sự chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, chưa làm tròn chức trách giúp cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích ở địa phương, tác phong làm việc còn lung túng bị động, chỉ đạo chưa kịp thời và sâu rộng đến phong trào du kích chiến tranh, còn nặng về việc chỉ đạo các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện. Nhất là từ khi có chủ trương sát nhập đại đội bộ đội địa phương vào huyện đội.

Những thiếu sót trên là một nguyên chủ yếu làm cho phong trào cách mạng ở địa phương có thời kì sút kém, vì cán bộ quyết định tất cả, nếu nói xây dựng đẩy mạnh phong trào, chăm lo bồi dưỡng cho cán bộ có năng lực chỉ huy tốt, có tư tưởng tác phong tốt. Có trình độ kĩ thuật, chiến thuật phù

hợp với tình hình địa phương. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trong chiến tranh du kích ở địa phương, có thời kì, có giai đoạn còn mặt thiếu sót, khuyết điểm. Nhưng nếu cơ quan quân sự tỉnh, huyện biết phát huy vai trò của cấp uỷ địa phương, chủ động sáng tạo thì phong trào cách mạng nhất định có sự chuyển biến và tạo điều kiện cho sự lãnh đạo của cấp uỷ được sâu sát và tiến bộ hơn.

Năm là: Quán triệt tư tưởng chiến tranh du kích.

Theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến tranh du kích là một cuộc cách mạng, phải dựa vào dân, phát động quần chúng nổi dậy, lật đổ chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng. Người xác định “du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Đế quốc có khí giới tốt, quân đội đại hoàng. Quân du kích không có khí giới tốt, không có khí giới đại hoàng nhưng dân quân du kích được dân chúng ủng hộ…” cách xác định này thể hiện đúng đắn tình chất cách mạng, tính chất quần chúng sâu sắc, tính toàn dân, toàn diện của chiến tranh du kích Việt nam, nó khác hẳn với chiến tranh du kích của một số nước khác.

Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã xác định chúng ta đang đứng vào thời kì chiến lược chiến tranh du kích Việt Nam, nó khác hẳn với chiến tranh du kích ở một số nước khác.

Từ cách đánh giá trên, rõ ràng chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi chiến tranh du kích có tầm quan trọng chiến lược. Từ quán triệt quan điểm này, Đảng bộ xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân, toàn diện phù hợp, phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của ta.

Kiểm điểm lại quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, ta thấy từ năm 1952 trở đi lực lượng vũ trang mới được xây dựng theo hướng lấy chiến tranh du kích làm nòng cốt. Điều đó thể hiện, từ 1952 đến 1954, phong trào du kích phát triển mạnh mẽ và vững trắc, hiệu quả hoạt

động cao. Đó là do cán bộ chỉ huy quán triệt tư tưởng chiến tranh du kích, trở vào hoạt động trong vùng địch tạm chiếm, bám đất, bám dân để xây dựng lực lượng phát triển lực lượng dân quân, du kích cả về số lượng, chất lượng, huấn luyện cách đánh du kích, đánh nhỏ lẻ tiêu hao sinh lực địch. Đồng thời, giáo dục cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân về tư tưởng chiến tranh du kích. Do đó, từ 1952 đến 1954 phong trào du kích phát triển, thu được nhiều thắng lợi giòn rã.

Tuy nhiên, có giai đoạn phong trào phát triển không đều, có thời kì phong trào chiến tranh du kích sút kém đó là do cán bộ chưa quán triệt tư tưởng chiến tranh, do đó chưa xây dựng lực lượng chiến tranh du kích đúng mức, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị trí của dân quân du kích. Chưa huấn luyện các cách đánh du kích cho lực lượng vũ trang. Do đó, chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng. Nhất là giai đoạn từ 07-1949 đến 11-1951. Biểu hiện phổ biến ở thời kỳ này là ham đánh to đánh tập trung, đánh trận địa. Do đó, công tác huấn luyện quân sự, rèn luyện giáo dục tư tưởng chính trị cũng theo phương trâm đó. Vì vậy, mà chất lượng của dân quân du kích thấp, bộ đội chủ lực, địa phương thiếu kỹ thuật, chiến thuật đánh du kích nhỏ lẻ. Chính những tư tưởng đó dẫn đến những thất bại như đánh đồn Chẽ (Lục Ngạn), đánh tháp canh Quất Lâm, Như Thiết, không phát động được phong trào toàn tỉnh. Từ chỗ chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị trí của lực lượng dân quân, du kích dẫn đến tình trạng: có vùng hậu phương rộng một số cán bộ cơ quan xuất hiện tư tưởng cầu an, bỏ đất xa dân, nhất là những nơi còn khó khăn. Xem nhẹ cách đánh du kích, cách đánh bằng vũ khí thô sơ…

Việc xây dựng lực lượng dân quân, du kích chưa được chú ý đúng mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954) (Trang 98 - 159)