H nh thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 56 - 58)

. Năng lực văn hó av tru ền thông

2.3.3 H nh thức thể hiện

Hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận được thể hiện qua nhiều hình thức hấp dẫn trên báo mạng điện tử, từ tin thông tấn

theo sự kiện và hoạt động, tới các bài truyền thông về vẻ đẹp văn hóa, thắng cảnh, ẩm thực và con người ở di sản, thực trạng bảo tồn và các danh hiệu nhận được, thậm chí có cả bài viết cảm nhận. Trong đó, tin thông tấn chiếm tới hơn 70% với nhiều nội dung và chủ đề được đề cập như cập nhật tình hình phòng chống lụt bão tại Hội An, ghi nhận thực trạn Tháp Chăm Mỹ Sơn bị tàn phá hay theo sát các diễn biến các sự kiện kỹ niệm 20 năm Cố đô Huế được vinh danh là Di sản thế giới.

Ngoài các bài viết đơn thuần, các BMĐT tận dụng lợi thế về tính đa phương tiện với clip ngắn dưới dạng phóng sự hoặc phỏng vấn được đính kèm trong các bài viết như “Nụ cười du khách trong nắng Hội An” trên báo VnExpress. Các clip được quay đơn giản nhưng được xử lý và biên tập khá tốt về mặt hình ảnh, thể hiện được vẻ đẹp và các góc nhìn độc đáo về các di sản. Hình ảnh cũng được dùng một cách tối đa nhằm minh họa cho các nội dung của bài viết. Có một số bài viết đơn thuần là tin ảnh hoặc clip như bài “Bu i sớm bình yên ở Hội An” của tác giả Vũ Minh Quân trên VnExpress vào 11/2013. Tuy vậy, lợi thế này chưa được các báo mạng điện tử tận dụng triệt để chỉ với 5-6 bài viết trên t ng số 153 bài.

Hệ thống ngôn ngữ báo chí trên báo mạng điện tử cũng được sử dụng linh hoạt, ngắn gọn và dễ hiểu, kết hợp với cấu trúc bài viết theo hình kim tự tháp ngược để phù hợp với công chúng báo mạng, vốn ít thời gian dành cho các việc tiếp nhận thông tin. Chỉ có một vấn đề cần lưu ý là một số tựa đề cho bài báo vẫn còn dài dòng, không hấp dẫn và không liên quan mật thiết tới nội dung bài báo hoặc tệ hơn là giật tít, câu khách như bài viết “Muốn đắt khách phải cho thần tài sờ ngực” do Vietnamnet dẫn lại bài từ GDTD.

Một điểm cần lưu ý là các bài dẫn lại cũng được sử dụng trên các trang báo khảo sát. Do đặc điểm của loại hình báo mạng điện tử, ta ít thấy các bài viết và phân tích sâu ở trên các báo khảo sát. Chỉ có 11 bài viết như vậy trên t ng số 153 bài. Vietnamnet là tờ báo có đa số các bài phân tích hấp dẫn (10/11 bài) nhưng 30% trong số đó lại dẫn từ các báo giấy và tạp chí. Có thể kể ra đây một số bài như “Cảnh báo hiện tượng xếp hàng ứng thí dẫn từ KTDT, “Nỗi buồn di sản” dẫn từ SGTT, hay “Tầm xuân ơi” dẫn từ TuanVietnam. Để gia tăng hơn nữa tác động tới

nhóm công chúng lớn nhất vốn có hiểu biết về di sản, việc tăng số lượng các bài viết sâu thế này là điều các báo cần hết sức lưu ý trong thời gian tới thay vì chỉ đi trích dẫn một cách có chọn lọc từ các báo giấy hoặc các BMĐT khác.

Về mặt tương tác, ở tất cả các báo đều đặt hệ thống email liên hệ với tòa soạn, các link dẫn và chia sẻ bài báo tới các trang mạng xã hội như facebook, youtube và bình luận trực tiếp về bài báo trên trang của mình. Facebook của VnExpress có khoảng 1 triệu người theo dõi hàng ngày, góp phần tăng số lượng bạn đọc cho tờ báo cũng như các chuyên mục về di sản văn hóa. Thế mạnh về tương tác này cùng với việc tích hợp nhiều loại hình báo chí trong một cần được báo mạng điện tử triệt để khai thác để mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất. Ngoài hệ thống phóng viên và biên tập viên chủ lực theo dõi mảng văn hóa và di sản văn hóa trên từng báo như Vũ Trung (Vietnamnet), Đại Dương (Dân trí) và Nguyễn Đông (VnExpress), các báo mạng điện tử còn được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng tác viên và bạn đọc. Trong đó, VnExpress có hẳn chuyên mục “Cộng đồng mạng” để cộng tác viên và bạn đọc tham gia viết bài, chia sẻ thông tin, thậm chí là hỏi đáp và tư vấn. Lực lượng cộng tác viên của tờ này cũng rất nhiệt tình và có tính “tác chiến” cao tại hiện trường thông qua hàng loạt các bài cảm nhận về vẻ đẹp Hội An như “Hoa cúc Hội An chờ đón Tết”, “Đến Hội An đừng đến một mình” trên VnExpress, các clip ghi lại hình ảnh cơn lũ tràn qua đây vào năm 2013 hay các bức ảnh ghi lại các du khách nước ngoài thăm quan Hội An bất chấp cơn lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 56 - 58)