Hiệu quả củ ac ng tác ảo t nv phát hu giá trị i sản văn hóa vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 63)

. Năng lực văn hó av tru ền thông

2.3.5 Hiệu quả củ ac ng tác ảo t nv phát hu giá trị i sản văn hóa vật

áo mạng điện tử góp phần tu ên tru ền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng v chính sách của Nh nƣớc về ảo t n i sản văn hóa

Trong năm 2013, các quy định về bảo tồn di sản văn hóa xuất hiện dày đặc trên các BMĐT với nhiều hình thức thể hiện phong phú và sáng tạo, chứng tỏ công tác tuyên truyền, ph biến nội dung Nghị quyết của Đảng, văn bản quản lý của Nhà nước về di sản văn hóa được BMĐT hết sức coi trọng.

Trong bài viết “Xung đột tại các di tích do cách quản lý” (Vietnamnet), tác giả của bài báo trích lời TS Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản để đưa ra

các thông tin trong Luật Di sản văn hóa: “Luật sửa đ i, b sung một số điều của luật Di sản văn hóa quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh t chức việc lập quy hoạch khảo c ở địa phương; phê duyệt và công bố quy hoạch sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL”. Trong bài “Quảng Nam nhận lỗi vụ phá Thánh địa Mỹ Sơn”, Vietnamnet đã trích dẫn lời đại diện các cơ quan chuyên môn về các quy định bảo tồn di sản văn hóa. Đó có thể là lời trích dẫn trực tiếp như: “TS Dương Bích Hạnh, Văn phòng UNESCO Hà Nội cho biết về nguyên tắc, theo Công ước Bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới năm 1972, những đụng chạm đến di sản văn hóa thế giới phải có ý kiến của UNESCO và phải có dự án để xin ý kiến. Chỉ sau khi UNESCO đồng ý, việc tu b mới được tiến hành. Luật Di sản cũng quy định với di tích đặc biệt như Mỹ Sơn, muốn có xây dựng, tu b cũng phải có ý kiến của Bộ VH-TT-DL”; hoặc gián tiếp thông qua thông tin: “ Trong khi đó, thông tin từ Cục Di sản, Bộ VHTTDL cho biết cơ quan này chưa có văn bản nào đồng ý việc bê tông hóa con suối c này. Việc bê tông hóa suối c ngay tại vùng lõi di tích khi chưa có ý kiến của cơ quan chuyên môn và cơ quan chức năng là hoàn toàn trái phép. Phương án thi công cũng hoàn toàn không có ý kiến chuyên gia thẩm định”; hoặc xa hơn nữa là qua việc chỉ ra sai phạm của các cơ quan chức năng như: “UBND huyện Duy Xuyên tiến hành đầu tư xây dựng hạng mục kè chắn tại suối Khe Thẻ thuộc khu vực bảo vệ I của di tích Mỹ Sơn. Việc thi công đào bới tại khu vực suối Khe Thẻ khi chưa có thỏa thuận và cho phép của Bộ VHTTDL là trái với qui định của luật Di sản văn hóa và trái với quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phân cấp quản lý, bảo vệ di tích”.

Ngoài việc ph biến các quy định, BMĐT còn giải thích và cụ thể hóa các quy định chung, các văn bản hướng dẫn để người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Trong bài viết “Quản lý di sản theo nhiệm k ”, Vietnamnet trích lời GS. Dương Trung Quốc phản ảnh các quy định của Luật Di sản về “trách nhiệm của chính quyền phải thực hiện quy hoạch khảo c để làm cơ sở hoạch định các quy hoạch khác, nhằm chủ động hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển” khi bàn tới các vấn đề quy hoạch đô thị với bảo tồn các di sản văn hóa. Hay trong loạt bài

về việc xậm phạm Tháp Chăm Mỹ Sơn nói trên, các điều luật của Luật Di sản và quy trình xử lý của các cơ quan chức năng cũng được trích dẫn ngắn gọn trong các khung dọc bài viết để người đọc nắm được thông tin.

áo mạng điện tử tham vấn cho các cơ quan chức năng trong việc định hƣớng v quản lý i sản văn hóa

Bằng cách phản ánh những bất cập đang diễn ra từng ngày, từng giờ trong công tác quản lý, BMĐT góp phần tham vấn cho các cơ quan chức năng trong việc đính hướng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Điển hình là trong các bài viết của báo Vietnamnet như “Di sản mà biết nói năng”, “Xung đột tại các di tích do cách quản lý” hay “Quản lý di sản năm 2013: Mất bò mới lo làm chuồng”, Vietnamnet đã đề cập tới nhiều điểm không phù hợp trong cách thức quản lý các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. Điển hình là trường hợp di sản Thành nhà Hồ.

Từ năm 2010 tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý cho di sản, nhưng cho đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn còn bất cập. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do sự mâu thuẫn giữa một số quy định của Luật Di sản văn hóa với một số quy định pháp luật khác. Theo Luật Di sản Văn hóa và Quy chế quản lý bảo vệ của di sản Thành nhà Hồ, thì khu vực 1 của di sản này là vùng bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, thực tế tại đây có trên 140 ha của di tích Thành nội hiện vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương. Điều này dẫn đến một số hộ dân địa phương vẫn tiến hành xây dựng nhà cửa và canh tác, sản xuất lúa, hoa màu ngay trong khu vực bảo vệ đặc biệt của di sản. Việc dân ngang nhiên canh tác nông nghiệp trong khu vực bảo vệ đặc biệt đã làm bật lộ các kiến trúc dưới đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới di sản.

Báo Vietnamnet cho biết vấn đề bất cập ở đây là Trung tâm Bảo tồn chỉ có thể áp dụng các biện pháp quản lý theo quy chế của Luật Di sản, trong khi các hoạt động dân sinh lại dựa vào Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Điển hình là việc dân có s đỏ sở hữu đất đai thì có quyền tự do sử dụng đất đai, và xây dựng nhà dưới ba

tầng thì không cần phải xin giấy phép. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn trong cái vòng luẩn quẩn chưa thể có hướng giải quyết.

Vấn đề mà Vietnamnet phản ánh cũng là trăn trở chung của nhiều đại biểu trong Hội thảo “Quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới” do Cục Di sản, Bộ VHTTDL phối hợp với Trung tâm Hoàng thành Thăng Long t chức diễn ra tại Hà Nội. Khi quy định, quy chế quản lý di sản thế giới ở Việt Nam chưa đồng bộ và sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ngành vẫn còn tồn tại thì sẽ vẫn còn nhiều trở ngại trong quá trình vận hành công việc và xử lý những vấn đề nảy sinh từ hoạt động thực tiễn của việc bảo tồn di sản.

Báo Vietnamnet, dẫn lời PGS-TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, thì chừng nào Ban quản lý di sản Thành nhà Hồ chưa có một mức độ cao hơn về thẩm quyền và quyền hạn ra quyết định trong thực hiện việc quản lý hàng ngày cũng như việc thi hành các vai trò và trách nhiệm thì bài toán quản lý bảo tồn di sản này vẫn còn nhiều nan giải. Tuy nhiên, cũng cần phải cần cân nhắc việc phải làm thế nào để các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di tích đảm bảo cuộc sống thường nhật của người dân. Những nhu cầu chính đáng của người dân sống trong di tích cần phải được quan tâm giải quyết thỏa đáng. Bởi cách bảo tồn di sản hiệu quả nhất chính là việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải tỷ lệ thuận với phát triển cuộc sống hằng ngày của người dân nơi có di sản. Hay nói cách khác, tính nhân văn của hoạt động bảo tồn di sản cần được quan tâm đúng mức.

Cách thức phân tích và phản ánh vấn đề từ tình hình thực tiễn của Vietnamnet nói riêng và các BMĐT khác nói chung giúp các cơ quan chức năng có được góp nhìn đa chiều về tính ứng dụng và hiệu quả thực sự của chính mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Từ đó, xác định được phương hướng điều chỉnh và phát triển cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Báo mạng điện tử còn góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn ở các di sản văn hóa được hoàn thiện và quản lý chặt chẽ thông qua giám sát và thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan tới hoạt động bảo tồn.

Tại Cố đô Huế, trong những năm qua, báo mạng điện tử đã ghi nhận việc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể trong việc trùng tu các di tích tại nơi đây. Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tu i thọ. Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết, nhiều công trình di tích và cơ sở hạ tầng đã được tu b từng phần hoặc tu b hoàn nguyên. T ng kinh phí tu b trong giai đoạn 1996-2009 chiếm trên 400 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và tài trợ quốc tế, có một phần do công quảng bá của các cơ quan báo chí nói chung và BMĐT nói riêng trong việc thu hút đầu tư và phát triển. Đến nay, Cố đô Huế đã cơ bản hoàn tất công tác dựng pano quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích và hiện đang tiếp tục định vị, xác định tọa độ phục vụ công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích, tiếp tục lập hồ sơ điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ một số khu di tích đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung và các quy định hiện hành.

Báo mạng điện tử đã phản ánh thường xuyên nhiều chuyển biến tích cực trong việc phát huy các giá trị của di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế. Xưởng Sản xuất vật liệu truyền thống của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (nay là Công ty C phần Tu b Di tích Huế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích. Giai đoạn từ 2001 đến nay, Cố đô Huế đã trùng tu 100 hạng mục công trình, đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời chú trọng công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu, đảm bảo điều tra thám sát khảo c học đi trước một bước. Cố đô Huế cũng là nơi thường xuyên t chức các hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, các cuộc biểu diễn Nhã nhạc, trưng bày triển lãm về di sản văn hóa Huế Bên cạnh việc bảo tồn các tài sản văn hóa vật thể, công tác gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể cũng từng bước được khẳng định như thành lập Nhà

hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế và sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới hàng chục bài nhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình đặc sắc.

Với sự góp mặt và c vũ của báo mạng điện tử, việc xã hội hoá công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Huế cũng được đẩy mạnh bằng các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường và cho các đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong Tỉnh, thi thiếu nhi vẽ tranh về di tích Huế, khuyến khích sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến di tích, ghi băng hình các nghệ nhân hoặc thu thập thông tin từ các nhân chứng sống đã từng làm việc tại các di tích Huế...

Sự tham gia của BMĐT với vai trò giám sát và phản biện xã hội cũng như chia sẻ rộng rãi các trường hợp điển hình trong công tác bảo tồn di sản văn hóa như Cố đô Huế hay phố c Hội An là một cách hiệu quả để giúp các cơ quan chức năng có sự học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác và định hướng các hoạt động quản lý của mình cho hiệu quả. Theo báo Vietnamnet,“Học sinh Hội An đến Mỹ Sơn học bảo vệ di sản thế giới” hay hàng loạt các cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước khác là một cách vô cùng hiệu quả để các bên liên quan ngồi lại trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Để làm được điều này, không thể không kể tới công sức đóng góp không hề nhỏ của báo mạng điện tử.

Báo mạng điện tử thúc đẩy định hướng quản lý di sản văn hóa gắn với phát huy các giá trị của di sản. Đối với Quảng Nam, tỉnh có 2 di sản văn hóa thế giới là phố c Hội An và Tháp Chăm Mỹ Sơn, việc phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được thực hiện sâu rộng, tạo hiệu quả tích cực. Để làm được điều đó, trước nhất cần sự đ i mới trong cách nhìn nhận về làm du lịch tại địa phương với việc hướng đến các sản phẩm du lịch trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, cần những chính sách khuyến khích sự tham gia, đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cộng đồng, các t chức doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong việc định vị và quảng bá thương hiệu du lịch dựa trên những giá trị n i bật của di sản, giá trị n i bật của văn hóa truyền thống, đời sống của cộng đồng. Trong việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người dân, BMDDT có vai

trò rất lớn. Một số bài báo trong năm 2013 đã có đóng góp tích cực và công tác này như “Hội An là thành phố du lịch được yêu thích thứ hai của châu Á”, “Tái hiện đêm phố c Hội An đầu thế kỷ XX trong dịp Tết Trung thu (Dân trí), “Hội An được bầu là điểm đến hấp dẫn nhất thế giới” (Vietnamnet), “Việt Nam là điểm đến du lịch được yêu thích thứ hai ở châu Á” (VnExpress). Bên cạnh đó, BMĐT còn thông qua du lịch để giao lưu quốc tế và khơi gợi tình cảm yêu mến mà du khách dành cho Quảng Nam cùng lòng tự hào và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước của người dân. Những góc phố Hội An đầy hoài c , những giếng nước, những con ngõ nhỏ, những đêm hội lung linh trên sông Hoài góp phần mang hình ảnh Hội An đến gần hơn với công chúng, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Sự phát triển của du lịch, ngược lại, lại trở thành một động lực tinh thần thôi thúc cộng đồng dân cư tích cực tham gia trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Nhìn chung, từ thực tiễn công tác quản lý di sản tại Quảng Nam cho thấy thành công của công tác bảo tồn là thành quả chung của việc kết hợp nhuần nhuyễn quảng bá qua các Phương tiện truyền thông và một sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư và các t chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Thông qua BMĐT, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều định hướng cho việc phát triển và bảo tồn các di sản. Hãy tiếp tục với câu chuyện về Quảng Nam. Đây là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam trong không gian văn hóa vùng du lịch duyên hải Nam Trung bộ. Những năm qua, du lịch Quảng Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc bằng việc phát huy những giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, du lịch Quảng Nam vẫn thực sự chưa phát huy hết tiềm năng của mình, để vươn tầm ra thế giới thì du lịch Quảng Nam vẫn còn ở phạm vi hẹp. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Trang 63)