2.1 Cơ sở lý luận về công tác cải cách hành chính tại UBND phường 7 quận Gị Vấp , Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Khái niệm * Cải cách là gì ?
- Cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,…
- Cải cách hành chính là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
2.1.2 Ý nghĩa, vai trò * Ý nghĩa của CCHC
- Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,... Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam1 , bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những địi hỏi của tiến trình đổi mới.
* Vai trị của CCHC
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia. Cải cách hành chính nhà nước, xét cho cùng, khơng có mục đích tự thân mà nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời
sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nước ta gần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì được định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Những thành công kể trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là trong tồn bộ tiến trình đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải cách nền hành chính nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời và quyết định thành công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2.1.3 Yêu cầu , nguyên tắc
Thứ nhất, CCHC phải đáp ứng u cầu hồn thiện nhanh chóng và đồng bộ thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước.
Thứ hai, CCHC nói chung, đặc biệt là cải cách TTHC phải bảo đảm tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phịng và chống tham nhũng, lãng phí.
Thứ ba, xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đơ thị và chính quyền nơng thơn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.
Thứ tư, cần có sự chỉ đạo xun suốt, quyết liệt, kiên trì và quyết tâm của tất cả
các cấp chính quyền. Và có sự thống nhất từ Trung ương cho đến địa phương trong việc thực hiện CCHC. Công tác theo dõi, kiểm tra giám sát cần được thực hiện một
cách thường xuyên, liên tục với sự đa dạng cả về hình thức và phương pháp kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HCNN.
Thứ năm, CCHC phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất
chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân. Phải đảm bảo yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan.
Thứ sáu, CCHC phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng
dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
Thứ bảy, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu
thực thi công vụ của các cơ quan và cơng chức hành chính. 2.1.4 Nội dung cơng tác cải cách hành chính
Thực hiện theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đã xác định rõ nhiệm vụ CCHC trên 6 lĩnh vực cụ thể: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy HCNN; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; Cải cách tài chính cơng và Hiện đại hóa nền hành chính.
Đến nay, nối tiếp những kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, tập trung vào 6 nội dung, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ cơng vụ; Cải cách tài chính cơng và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Trên cơ sở đó xác định các mục tiêu trọng tâm để triển khai từng nội dung như sau:
Thứ nhất, Cải cách thể chế
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền HCNN, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước;
tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
Thứ hai, Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa cơ quan HCNN; rà sốt, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
Thứ ba, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan HCNN các cấp, định rõ việc của cơ quan HCNN; phân định rõ mơ hình tổ chức chính quyền nơng thơn, đơ thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan HCNN các cấp theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp QLNN; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp cơng lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ tư, Cải cách chế độ công vụ
Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan HCNN.
Thứ năm, Cải cách tài chính cơng
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Thứ sáu, Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, cơng nghệ thúc đẩy hồn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan HCNN các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
2.2 Cơ sở pháp lý về cơng tác cải cách hành chính tại UBND phường 7 quận Gị Vấp , Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn quận Gị Vấp năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ban hành Kế hoạch thực hiện cơng tác Cải cách hành chính trên địa bàn Phường 7 năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 3263/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp về kiểm tra cơng tác cải cách hành chính trên địa bàn quận Gò Vấp năm 2021;
Để kịp thời chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính trên địa bàn phường, Ủy ban nhân dân Phường 7 đã ban hành và triển khai các văn bản sau:
- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 27/01/2021 của Chủ tịch UBND phường về ban hành Kế hoạch thực hiện cơng tác cải cách hành chính trên địa bàn Phường 7, quận Gò Vấp năm 2021; Số lượng đầu việc được quy định trong kế hoạch:
- Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND phường về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021 trên địa bàn Phường 7;
- Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND phường về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật trên địa bàn phường năm 2021;
- Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 04/3/2021 của UBND phường về triển khai cơng tác kiểm sốt TTHC năm 2021;
- Kế hoạch số 561/KH-UBND ngày 17/7/2021 của UBND phường về tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHC trên địa bàn Phường 7, quận Gò Vấp năm 2021; - Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 của UBND phường về triển khai xây dựng quy trình nội bộ, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo phiên bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và triển khai thực hiện ISO điện tử vào hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường 7, quận Gò Vấp năm 2021;
- Thông báo số 396/TB-UBND ngày 03/6/2021 của UBND phường về giải quyết hồ sơ hành chính trong đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn phường; - Kế hoạch 645/KH-UBND ngày 27/7/2021 của UBND phường triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính cơng (Chỉ số PAPI) trên địa bàn Phường 7 quận Gị Vấp;
- Thơng báo số 509/TB-UBND ngày 12/7/2021 của UBND phường về phân công nhiệm vụ Cán bộ, công chức phường trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng,chống dịch COVID-19; - Kế hoạch 646/KH-UBND ngày 27/7/2021 của UBND phường về thực hiện chương trình cải cách hành chính và giải pháp nâng cao Chỉ cải cách hành chính trên địa bàn Phường 7 quận Gò Vấp giai đoạn 2020-2025;
- Thông báo số 677/TB-UBND ngày 29/7/2021 của UBND phường về phương thức làm việc trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;
- Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của UBND phường về ban hành bộ tài liệu Bộ tài liệu áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015;
- Công văn số 835/TB-UBND ngày 18/8/2021 của UBND phường về phương thức làm việc trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; - Kế hoạch số 636/KH-UBND ngày 26/7/2021 của UBND phường về đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính 6 tháng cuối năm 2021 trên địa bàn phường; - Kế hoạch số 911/KH-UBND ngày 27/9/2021 của UBND phường về tổ chức đánh giá nội bộ về việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 trên địa bàn Phường 7 năm 2021.
2.3 Thực trạng về công tác cải cách hành chính tại UBND phường 7 quận Gò Vấp , Thành phố Hồ Chí Minh