Đảng huyện bộ Yên Khánh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đảng của đảng bộ huyện yên khánh ( ninh bình) từ năm 1996 đến năm 2010) (Trang 76 - 159)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.2. Đảng huyện bộ Yên Khánh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng

Đảng ở địa phương

Thứ nhất: Đảng bộ huyện Yên Khánh thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt đƣợc và những việc chƣa làm đƣợc trong quá trình Đảng bộ lãnh đạo thực hiện các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2001 – 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ Yên Khánh đã đề ra những chủ trƣơng thực hiện nhiệm vụ về mặt kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010. Đảng bộ đƣa ra mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010 là: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm tăng

12%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2010 phải đạt 6,5 triệu đồng/năm, gấp 2,2 lần so với năm 2005 [3, 21]. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 đƣợc chuyển dịch theo hƣớng hiện đại hóa, cụ thể là: nông lâm thủy sản giảm còn 43%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng lên 32%, dịch vụ tăng lên 25%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đến năm 2010 đạt 40 triệu đồng (giá hiện hành) [3, 21]. Phát triển mạnh cây vụ đông, “phấn đấu đƣa cây vụ đông thành vụ sản xuất chính với giá trị sản xuất chiếm 25% trở lên trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt” [3, 21].

Năm 2010, phấn đấu số hộ nghèo giảm còn dƣới 8% (tính theo tiêu chí năm 2005); 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 2.800 đến 3.000 lao động [3, 22]. Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, thì nhiệm vụ chủ yếu đƣợc Đảng bộ xác định là “tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả đầu tƣ và sức cạnh tranh, phát triển nông nghiệp toàn diện [3, 22]…Tạo sự chuyển biến nhanh hơn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, cung cấp cho Thị xã Ninh Bình, khu công nghiệp Ninh Phúc và các vùng lân cận” [3, 23]. Đảng bộ cũng chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế trang trại “giải phóng mặt bằng trong diện tích đất canh tác của 10 xã phía nam huyện để mỗi xã ít nhất xây dựng từ 1 – 2 trang trại sản xuất tập trung, quy mô từ 5 ha trở lên” [3, 23].

Đối với ngành công nghiệp, Đảng bộ chủ trƣơng: “đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, tạo sự chuyển biến nhanh về cơ cấu kinh tế” [3, 24]. Mục tiêu “đến năm 2010, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 276 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) gấp 2,6 lần năm 2005” [3, 25]. Để đạt mục tiêu này, Đảng bộ chủ trƣơng “tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn liên doanh, liên kết đầu tƣ phát triển, kêu gọi đầu tƣ từ bên ngoài” [3, 24].

Đối với thủ công nghiệp, thì phải “tập trung phát triển các ngành nghề: Hàng cói, nứa chắp, mây tre đan, làm đồ gỗ, chế biến lƣơng thực, thực phẩm; xây dựng, mở rộng các làng nghề truyền thống” [3, 25].

Đảng bộ chủ trƣơng phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống. Phát triển thƣơng mại ở các thành phần kinh tế; quy hoạch và xây dựng hệ thống thƣơng mại, dịch vụ đa dạng ở các khu vực trong huyện (Khánh Phú, Khánh Nhạc, Khánh Thiện, Khánh Trung..) [3, 25], hình thành các chợ nông thôn ở các điểm tập trung, giao lƣu kinh tế của xã, cụm xã, tổ chức quản lý chặt chẽ thị trƣờng, chống gian lận thƣơng mại; Khuyến khích các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái [3, 25]; Phát triển đa dạng các loại hình vận tải, bƣu chính viễn thông, điện lực…phấn đấu giá dịch vụ năm 2010 đạt 210 tỷ đồng (giá cố định) gấp 1,9 lần năm 2005.

Đối với các vấn đề xã hội, trong nhiệm kỳ 2005 – 2010 Đảng bộ nhấn mạnh: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo, không còn nhà tranh vách đất; chủ động mở các lớp dạy nghề, truyền nghề mới góp phần giải quyết việc làm cho nông dân” [3, 27]; phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục, các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ chính trị và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; tăng cƣờng đội ngũ cán bộ y tế [3, 17]; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, tăng cƣờng an ninh – quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội [3, 28].

Để đạt đƣợc những mục tiêu trên thì Đảng bộ Yên Khánh rất chú trọng việc chỉ đạo các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể củng cố tổ chức và tích cực hoạt động hơn nữa. Trong thời kỳ 2006 – 2010, hoạt động của HĐND, UBND các cấp, nhất là cấp huyện đã đạt đƣợc những thành tựu đáng

kể: “UBND huyện lãnh đạo, điều hành toàn diện, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân” [84, 10].

Tuy vậy, “cải cách hành chính ở một số đơn vị hiệu quả thấp. Một số bộ phận cán bộ công chức yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu sâu sát, hiệu quả công tác chƣa cao. Nhiều đơn thƣ khiếu nại, tố cáo tuy đã đƣợc giải quyết nhƣng vẫn càn tái khiếu, tái tố, chƣa có nhiều biện pháp giáo dục thuyết phục đạt hiệu quả” [82, 9]. Cùng với các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện cũng có những hoạt động tích cực nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ Yên Khánh lần thứ XXI đề ra. Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện. Đồng thời tổ chức nhiều phong trào thi đua trong toàn huyện: “Nông dân Yên Khánh với an toàn giao thông”; “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”….[65, 6].

Với những chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp và sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ, trong 5 năm 2006 – 2010, tình hình kinh tế - xã hội Yên Khánh đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 18,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: nông lâm nghiệp thủy sản – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản – dịch vụ năm 2010 là 36% - 42% - 22% (năm 2005 là 55% - 22% - 23%) [4, 6]. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng 15,5 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 3,3% so với năm 2005) [4, 12]. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,6% năm, tăng 5,7% so với những năm 2001 – 2005. Giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) trên 1 ha đất canh tác năm 2005 đạt 27 triệu đồng thì đến năm 2010 đạt 85 triệu đồng. Yên Khánh là huyện luôn dẫn đầu toàn tỉnh

cả vềdiện tích và năng suất cây vụ đông [4, 6]. Hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp. Tổng số 36 Hợp tác xã, có 28 Hợp tác xã hoạt động khá, 8 Hợp tác xã hoạt động trung bình [4, 7]

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phát triển khá. Do thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tƣ vào địa bàn huyện, công tác giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp đƣợc thực hiện đồng bộ, hiệu quả khá tốt [4, 7]. Các doanh nghiệp tăng cả về số lƣợng và quy mô. Một số nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm, thêu, đan mây, tre, cói, nứa chắp tiếp tục đƣợc mở rộng, phát triển đƣợc 5 làng nghề. Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu trong 5 năm đạt 200 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (giá cố định) năm 2005 là 199 tỷ đồng, đến năm 2010 là 790 tỷ đồng, trong đó công nghiệp đạt 527 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hằng năm 31,7%, riêng công nghiệp tăng 45,5% [4, 7].

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có những bƣớc chuyển biến rõ nét. Các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đƣợc tập trung chỉ đạo, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm đƣợc thực hiện tích cực, có hiệu quả [4, 12]. Hằng năm tạo việc làm mới cho 3.000 lao động, xuất khẩu bình quân hằng năm 400 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 6,5% (năm 2005 là 12,6%). Trong 5 năm qua đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 303 căn nhà cho hộ chính sách và hộ nghèo khó khăn về nhà ở trị giá 8,5 tỷ đồng [3, 12]. Mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, kiện toàn, có 14/19 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, đến 2010 có 17/19 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Mức giảm sinh hằng năm là 0,25%o. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng hằng năm giảm, năm 2010 còn 17% (năm 2005 là 25%) [4, 10].

Qua 10 năm thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, 20 năm “xây dựng thôn, xóm, phố, gia đình văn hóa”, toàn

huyện đã có 201/267 thôn, xóm, phố có nhà văn hóa; 85% gia đình văn hóa; 192/267 thôn, xóm, phố văn hóa [84, 5]. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt mức cao, trong đó có trƣờng THPT Yên Khánh A đạt 100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ cao đẳng, đại học đạt 95,3%, là trƣờng đứng đầu hệ thống THPT khu vực nông thôn trong cả nƣớc [84, 6]. Các chính sách an sinh xã hội đƣợc quan tâm, nhất là đối với các gia đình có công với cách mạng. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe có bƣớc phát triển, thu hút nhiều ngƣời tham gia, hằng năm có 25% dân số tham gia luyện tập và hoạt động thể dục thể thao [4, 11]. Về an ninh chính trị trên địa bàn đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông đƣợc đảm bảo “thế trận an ninh nhân dân đƣợc củng cố. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy” [4, 13].

Đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Yên Khánh trong những năm 2006 – 2010, Văn kiện Đại hội đại biểu huyện lần thứ XXII nêu rõ: “Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban thƣờng vụ huyện ủy và các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp thành các chƣơng trình hành động phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phƣơng, đơn vị” [4, 20]. Để có đƣợc những thành quả đó một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là “có sự đoàn kết, thống nhất cao từ các tổ chức cơ sở Đảng, các địa phƣơng, đơn vị, của Ban chấp hành Đảng bộ và Ban thƣờng vụ huyện ủy” [4, 20]. Tuy nhiên, Đảng bộ cũng còn tồn tại một số vấn đề “việc tổ chức thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ƣơng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy có lĩnh vực hiệu quả còn hạn chế. Một số cán bộ từ huyện đến cơ sở chƣa đề cao trách nhiệm; năng lực chuyên môn yếu, còn hữu khuynh, né tránh, chƣa gƣơng mẫu trong công tác và thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc” [4, 22].

Thứ hai: Đảng bộ huyện Yên Khánh thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tư tưởng.

“Công tác tƣ tƣởng đƣợc chú trọng, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện” [4, 14]. Công tác xây dựng Đảng về mặt tƣ tƣởng gắn liền với những hoạt động của Ban tuyên giáo huyện ủy. Trọng tâm của công tác tuyên truyền năm 2006 là các đợt quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Năm 2006, 100% các TCCS Đảng thực hiện nghiêm túc tinh thần Chỉ thị số 11 – CT/TW về “mua, đọc báo, tạp chí của Đảng” và có thông báo nội bộ [50, 3]. Trong năm, Ban tuyên giáo cũng đã tổ chức đƣợc 1.547 buổi tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Hệ thống đài phát thanh từ huyện đến cơ sở cũng đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Năm 2006, đã tổ chức đƣợc 208 chƣơng trình phát sóng với mỗi chƣơng trình 30 phút và 1 tuần có 4 chƣơng trình đƣợc phát sóng; xây dựng đƣợc 156 chuyên mục, đƣa 6.200 tin và 76 bài nhằm tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc [53, 4 - 5]. Bên cạnh đó, Huyện ủy Yên Khánh cũng cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng thành các chƣơng trình hành động, trong đó có Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05 – NQ/TU của BTV Tỉnh ủy Ninh Bình về “tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng trong tình hình hiện nay”. Chƣơng trình đã xác định những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tƣ tƣởng, một trong những nhiệm vụ đƣợc Đảng bộ hết sức coi trọng là “tăng cƣờng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc…Coi trọng bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Nêu cao vai trò tiên phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên” [54, 1 - 2].

Sang năm 2007 là năm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đồng thời cũng là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hƣởng ứng sâu

rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, công tác tuyên giáo đã đƣợc triển khai sâu rộng, kịp thời bằng các hình thức phong phú, đa dạng [56, 3]. Trọng tâm của công tác tuyên truyền năm 2007 là tiếp tục tuyên truyền các Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền kết quả cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII thành công tốt đẹp [56, 3]; đặc biệt tổ chức triển khai các bƣớc cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức quán triệt Nghị quyết số 04 – NQ/TW trong toàn Đảng bộ, chỉ đạo các TCCS Đảng chuẩn bị xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện [56, 3].

Đảng bộ nhấn mạnh “tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác tƣ tƣởng trƣớc yêu cầu mới nhằm tăng cƣờng sự thống nhất về tƣ tƣởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị, tƣ tƣởng trong nhân dân, củng cố vững chắc nền tảng tƣ tƣởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” [55, 2]. Trong năm Ban tuyên giáo đã tổ chức đƣợc 894 buổi tuyên truyền, 258 chƣơng trình phát sóng, 177 chuyên mục, đƣa 6.500 tin và 89 bài [56, 4 - 5]. Tổ chức truyền thanh trực tiếp Hội thi “kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”. Đội ngũ báo cáo viên cũng đƣợc tăng cƣờng với 75 báo cáo viên trong toàn huyện [56, 5]. Đến ngày 15/6/2007, có 68/68 TCCS Đảng cơ bản hoàn thành các bƣớc thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” với 11.825 lƣợt quần chúng tham gia góp ý cho cán bộ, đảng viên [56, 8].

Những thảm họa thiên tai và khả năng dự báo, ứng phó với thiên tai trong đợt rét đậm kéo dài trong quý I/2008, đợt lũ lụt quý III, IV/2008; việc mở rộng các khu công nghiệp, thu hẹp diện tích trồng cây lƣơng thực, vấn đề việc làm, các tai, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp khiến không ít ngƣời dân hoang mang, lo lắng. Trƣớc tình hình đó, Huyện ủy Yên Khánh đã tích cực mở rộng tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đảng của đảng bộ huyện yên khánh ( ninh bình) từ năm 1996 đến năm 2010) (Trang 76 - 159)