Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 100)

2.3.1 .Giải pháp về nhận thức

2.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách tôn giáo đẩy mạnh sự phát triển của các tôn giáo trong sự phát triển của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay thì có những chính sách để củng cố nền hoà bình và thống nhất của dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách tôn giáo đó không phải không mắc những sai lầm, có những nơi đã mắc phải những sai lầm gây ra những hậu quả không hay đối với đồng bào tôn giáo.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đổi mới với những tôn giáo có mặt tại Việt Nam trong đó có Phật giáo. Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, có những chính sách tích cực trong công tác tư tưởng, tuyên truyền đối với tôn giáo. Chính điều đó làm cho công tác truyền bá và giáo lý của Phật giáo có những thay đổi đáng kể, nó góp phần củng cố thêm niềm tin của các tín đồ vào Phật giáo. Tại Hà Nội cũng như các thành phố khác trong cả nước các buổi thuyết giảng kinh Phật, cách thức tu tập, thực hiện nghi lễ của nhà Phật được diễn ra thường xuyên hơn, giúp cho các tín đồ cũng như những người có thiện cảm nắm vững hơn giáo lý của nhà Phật. Ở chùa Quán sứ còn có cả một thư viện mở cửa hàng ngày để bất cứ ai muốn tìm hiểu thêm về đạo Phật có thể đến đó tìm hiểu và nghiên cứu.

Trong những năm gần đây, Phật giáo luôn có những thay đổi chính sách của mình để phù hợp hơn với tình hình mới. Việc nhà nước có những chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người theo tôn giáo nói chung và những phật tử nói riêng là một quyết định đúng đắn. Hàng năm các nhà chùa vẫn được Nhà nước cung cấp kinh phí để tu sửa các công trình được công nhận là di tích văn hoá của đất nước. Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất cho các phật tử trong chùa nhà nước ta còn chăm lo về mảng tinh thần cho các phật tử. Trong những năm qua, Đảng, nhà nước ta đã có những đầu tư không nhỏ để phát triển kinh tế, xã hội trong vùng đồng bào có đạo nói chung, vùng có đông tín đồ Phật giáo nói riêng. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 135 của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa; Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn... đều được ưu tiên cho vùng đồng bào có đạo trong đó có vùng đồng bào Phật giáo.

Cùng với việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, Đảng, Nhà nước cần tổ phải tổ chức tốt lao động sản xuất và đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào tín đồ để họ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Chính trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào Phật giáo có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và các tri thức về đời sống xã hội, giúp họ dần hình thành nhận thức và lối sống mới.

Tăng cường mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với các chức sắc tôn giáo, trong đó có Phật giáo, phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo địa phương, đảm bảo cơ cấu trong các tổ chức tôn giáo. Duy trì việc có mặt của các tổ chức tôn giáo trong các công việc quan trong của địa phương cũng như của trung ương. Tạo cho những người theo tôn giáo thái độ bình đẳng trước

mọi quyền lợi và nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng có những hành động kịp thời động viên, khen thưởng, khuyến khích những tăng ni, phật tử có những đóng góp cho sự phát triển của xã hội và nhân dân. Việc làm này không những củng cố về mặt xã hội mà còn tạo ra những tấm gương người tốt việc tốt cho mọi người noi theo, tăng cường khối đại đoàn kêt dân tộc, cùng nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới.

Cho đến bây giờ Đảng và Nhà nước ta vẫn chưa có luật tôn giáo mà chỉ có những chính sách cho tôn giáo nên việc quản lý sự hoạt động và phát sinh của tôn giáo rất khó khăn, không có luật chung để có thể dựa vào đó làm quy chuẩn. Yêu cầu hiện nay là Nhà nước cần phải bổ sung các văn bản, chính sách để hướng dẫn và có những định hướng cho tôn giáo để phù hợp hơn trong tình hình mới. Nhà nước cần phải căn cứ vào luật để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Xác định xây dựng và củng cố Phật giáo là một nhiệm vụ lâu dài vì vậy mà vấn đề phát huy những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo càng được coi trọng hơn. Bên cạnh đó còn phải nâng cao tinh thần cảnh giác trước các phần tử lợi dụng tôn giáo để gây rối, phạm tội, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan trong nhân dân. Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch luôn lợi dụng những vấn đề tôn giáo để chống phá nhà nước ta, họ luôn rêu rao giọng điệu xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo

Việc cần làm hiện nay đối với Nhà nước là cùng với những người lãnh đạo của Giaó hội Phật giáo nghiên cứu và cho ra luật tôn giáo. Điều đó sẽ giúp những người theo đạo có cơ sở pháp lý để hoạt động cũng là biện pháp đẩy lùi những hình thức lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây bạo loạn, lật đổ Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)