.Giải pháp về phía Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 115)

Bên cạnh việc Nhà nước có những hình thức tuyên tuyền, phổ biến những điều hay về Phật giáo thì bản thân các tăng ni phật tử chức sắc Phật giáo cũng đã có những cố gắng trong việc hoàn thiện mình. Góp phần làm cho cộng đồng tin và làm theo những điều Phật răn dạy. Các nhà sư, những người liên quan đến Phật giáo cũng có những cố gắng trong việc hoàn thiện kinh, sách nhà Phật để người không theo đạo Phật có thể đọc được sách Phật. Nhà chùa hàng năm vẫn tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để giúp những người muốn tìm hiểu thêm về đạo Phật có thể đến học, tổ chức các buổi nói chuyện, đi đến từng hộ gia đình để khuyên giải những gia đình có con em sa ngã, cưu mang những đứa trẻ không có gia đình đến sống nương nhờ của Phật. Các nhà chức sắc trong giới Phật giáo nên có những biện pháp mạnh hơn để răn đe những trường hợp làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nhà Phật.

Các tín đồ Phật giáo đặc biệt là những người đi tu hành là những người được trực tiếp tiếp xúc với kinh sách nhà Phật, họ am hiểu được những mục đích cũng như giáo lý nhà Phật. Những tín đồ Phật giáo này đều nhận thức rất rõ ràng đời là bề khổ nên họ luôn tâm niệm trong đầu là làm sao thoát khỏi bề khổ đó. Những vị sư trụ trì là những người am hiểu giáo pháp nên họ thực sự gương mẫu trong việc thực hiện giáo luật. Chính họ là những người đi đầu trong việc giải thoát, không những cho mình mà còn cho mọi người. Việc nâng cao đạo đức, phẩm hạnh của các tăng ni, trình độ học vấn cũng như trình độ về Phật học của họ cũng được nâng cao lên rất nhiều. Các nhà sư được học các môn thuộc khối ngành khoa học xã hội nhân văn. Sự giác ngộ, thái độ học tập chuyên sâu nâng cao kiến thức của các nhà sư được xã hội ngày càng lấy đó làm tấm gương cho mọi người noi theo. Dù có là tăng ni nhưng việc học tập của con người trong cuộc đời là không ngừng.

Những nhà sư, nhà tu hành luôn là những người có nếp sống đạm bạc, giản dị, đức hạnh, không theo đuổi cuộc sống vật chất tầm thường. Họ là những người có lòng nhân từ, bao dung, sẵn sàng làm việc thiện, chữa bệnh cho mọi người bằng những loại thuốc nam có sẵn ở trong chùa, cưu mang những tấm thân không nơi nương tựa, dạy học cho dân. Nhiều ngôi chùa đã tổ chức nuôi dưỡng trẻ mồ côi với số lượng lớn, cứu trợ những người tàn tật. Những hành vi nhân ái, quên mình vì mọi người đó không những nêu gương tốt cho mọi người mà có sức lan tỏa tới mọi tầng lớp trong xã hội. Làm thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn là một bộ phận hợp thành tư tưởng và hành vi đạo đức Phật giáo. Đạo Phật xuất phát từ mục đích cao cả đó là cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh và xây dựng một xã hội tốt đẹp mà trong đó con người được bình đẳng, hạnh phúc, điều đó rất phù hợp với lòng mong muốn của tất cả mọi người. Đó là những hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân đã có từ ngày xưa và Phật giáo cần phát huy hơn nữa những hình ảnh tốt đẹp đó.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, đạo đức của giới tu hành cũng đang bị cuốn theo dòng chảy chung của xã hội. Nhiều hình ảnh của nhà Phật đã làm mất đi sức ảnh hưởng tích cực đối với mọi người. Có rất nhiều người nói rằng nhà sư bây giờ rất giàu có, và đi tu bây giờ đã thành một nghề. Họ hành nghề này rất nhiều tiền. Điều đó dụng ý rằng có gì đó rất mờ ám trong việc đi tu. Có hình ảnh nhà tu có những hành động nơi công cộng không đúng với thuần phhong mỹ tục cũng như giáo lý nhà Phật. Trên thực tế có nhiều nhà sư bị biến chất, thoái hóa , bị cuốn vào vòng xoáy của kinh tế thị trường, có nhiều trường hợp nhà sư bị tố giác là ăn thịt, uống rượu, quan hệ nam nữ bất chính… những hình ảnh không đẹp đó ảnh hưởng rất lớn đối với mọi người. Điều này buộc những nhà có chức trách và bản thân Phật giáo nên có những giải pháp nâng cao việc học tập lại giáo lý đối với những đối tượng vi phạm. Cần phải dạy cho những người muốn theo nghiệp tu hành

một cách bài bản những điều đã ghi trong giáo lý, tránh những sai lầm do chính sư tăng gây ra.

Quan hệ giữa tăng ni với quần chúng nhân dân cũng là một điều đáng lưu ý. Thời đại kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất của nhân dân được tăng lên thì đời sống tinh thần của con người cũng được cải thiện. Nhà chùa được người dân đến nhờ những việc không thuộc phạm vi của nhà chùa cũng như trong giáo lý nói là người tu hành có thể làm được như cầu siêu, dâng sao giải hạn, tôn nhang bản mệnh… Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với quan niệm của người Trung Quốc trần sao âm vậy, thời phong kiến nhưng nhà quý tộc dòng dõi Trung Quốc trong nhà có người chết thì khi đem chon cất thường đem theo những vật dụng mà khi sống con người dùng và những người hầu thân cận bên cạnh. Về sau, để hạn chế việc đem đồ đạc đi chôn cất và tốn kém người ta đã cho làm những vật dụng bằng giấy giống như vật thật để thay thế và có cả người giấy (hình nhân thế mạng) để chôn theo người chết. Và từ đó tục đốt vàng mã ra đời. Theo thời gian, tục lệ này đã có sức lan rộng và ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam. Người dân đến chùa nhưng những hình ảnh nơi cửa chùa thật không được đẹp mắt cho lắm như người dân bán hương, vàng mã, tiền giả ngay cửa chùa, thậm chí nhiều nơi có cả bùa, sớ, thầy bói. Những việc này không đúng với tôn chỉ của nhà Phật. Việc này làm vui lòng nhân dân nhưng không đúng với giáo lý nhà Phật. Trong bối cảnh hiện nay, với tâm lý thực dụng, vụ lợi của những người đi lễ chùa, Phật giáo đã bị lợi dụng để trở thành môi trường cho mê tín dị đoan phát triển. Thực trạng này đã gây ra những khó khăn cho công tác quản lý văn hóa của các cấp có thẩm quyền và làm tăng thêm hoạt động mê tín dị đoan trong xã hội. Phật giáo và Nhà nước cần có những biện pháp quyết liệt và khéo léo trong việc hạn chế những mê tín dị đoan mà Phật giáo đang giúp dân bình an nơi tâm hồn như hiện nay.

Với quá trình du nhập, tồn tại và phát triển ở Việt Nam những người trong giới Phật giáo hiểu hơn ai hết những mong muốn trong tinh thần của con người Việt Nam. Ngoài việc nâng cao hơn nữa những kiến thức cơ bản trong giáo lý của mình cho những tăng ni Phật tử của mình, Phật giáo cần phải có những biện pháp tích cực đối với những hành vi xấu ảnh hưởng đến niềm tin Phật giáo trong nhân dân. Hành vi đạo đức tốt đẹp của Phật tử sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Điều đó góp phần làm cho đạo đức của Việt Nam duy trì, ổn định, hòa nhập và không hòa tan với quá trình toàn cầu hóa của thế giới.

Phật giáo muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội mới, muốn quảng bá đức tin cùng tính nhân văn, nhân đạo của mình, không có con đường nào khác hơn là phải đồng hành cùng lợi ích dân tộc. Để các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo được xã hội thừa nhận và ủng hộ cần phải có sự cố gắng nỗ lực Giáo hội Phật giáo, của chính bản thân mỗi chức sắc, tín đồ Phật giáo vì cùng một mục tiêu “tốt đời đẹp đạo”. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hướng dẫn tín đồ trong sinh hoạt tín ngưỡng

Tiểu kết chương 2

Việc phân tích những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay trong phạm vi của luận văn, đã khẳng định một lần nữa những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với đạo đức xã hội. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và có sức ảnh hưởng lan rộng đến các quốc gia. Tư tưởng của Phật giáo mà đặc biệt là nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần giáo dục thế hệ trẻ của đất nước hiện nay. Đạo đức Phật giáo đã góp phần xây dựng đạo đức cá nhân trong gia đình và

đạo đức xã hội, việc khuyến khích xây dựng những “gia đình phật tử” trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và quan trọng.

Để góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều cần thiết bây giờ là phải quan tâm đến những giá trị văn hóa đạo đức, tinh thần của dân tộc Việt Nam trong quá khứ, trong lịch sử.

Những sinh hoạt Phật giáo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tôn chỉ, mục đích mà Giáo hội Phật giáo đã đề ra cần được tạo điều kiện tối đa để chúng được diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đông đảo quần chúng tín đồ. Mặt khác, những hành vi lợi dụng Phật giáo hoặc những hoạt động không tuân thủ quy định của luật pháp, không đúng với tôn chỉ, mục đích hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, góp phần lành mạnh hóa sinh hoạt Phật giáo, đảm bảo cho đồng bào tín đồ được sống tốt đời, đẹp đạo.

Bên cạnh việc giáo dục đạo đức cho mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức thì bản thân những người trong Phật giáo cũng phải có những chính kiến của mình, kiên định lập trường tư tưởng. Tìm cách nâng cao những hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phát huy những hơn nữa những ảnh hưởng tích cực và nhanh chóng phát hiện những đối tượng có tư tưởng quấ rôi, lôi kéo, xúi giục người dân làm phá hỏng trật tự cũng như gây mất trật tự an ninh quốc gia.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức XHCN. Những điều răn cấm hay những giáo lý Phật giáo thật sự cần thiết cho việc xây dựng những con người Việt Nam mới đủ sức, đủ tài. Có thể khẳng định rằng, đạo đức Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng một nền đạo đức xã hội lành mạnh, gìn giữ đoàn kết dân tộc và góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa của nước nhà.

KẾT LUẬN

Với quá trình du nhập và phát triển lâu dài ở Việt Nam, đạo Phật đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa, đạo đức nước ta. Với tính cách là một ý thức xã hội, Phật giáo chịu ảnh hưởng quyết định của những điều kiện kinh tế - xã hội. Ngày nay, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, một bộ phận dân cư tìm đến với đạo Phật bằng nhiều hình thức khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau chính vì sức cuốn hút của quan niện nhân sinh sống thiện, từ bi hỷ xả của nhà Phật. Họ đã tìm thấy ở đó một nơi gửi gắm niềm tin, một niềm an ủi tinh thần chở che cho họ trước những "bão táp" khó tránh khỏi của cuộc đời mà họ phải đối mặt. Văn hóa tinh thần luôn lấy Chân – Thiện – Mỹ làm thước đo giá trị đạo đức của con người. Phật giáo cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc luôn đề cao những giá trị tốt đẹp, lòng nhân ái, tình yêu thương con người và sống cân bằng bình đẳng với xã hội và tự nhiên. Phật giáo với những tư tưởng lấy con người làm trọng tâm, thấu hiểu được nỗi khổ của con người và tìm cách để cho con người có thể giải thoát khỏi những khó khăn, uất ức của cuộc sống để đi tới một tương lai hạnh phúc hơn. Phật giáo hướng con người tới một lối sống biết cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, dạy con người biết sống vì người khác, tiến tới xây dựng một xã hội có cuộc sống lành mạnh.

Phật giáo đã đi cùng dân tộc Việt Nam từ khi còn giặc ngoại xâm, cùng đất nước chống lại sự áp bức bóc lột của các quốc gia trên thế giới. Hòa bình lặp lại, đất nước trọn niềm vui xum họp, Phật giáo lại cùng với dân tộc, cùng với nhân dân tạo nên một sức mạnh mới trong khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở mọi miền Tổ quốc theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức, lối sống con người trong giai đoạn hiện nay là một việc cần thiết. Khi mà Việt Nam mở cửa thông thương với

những nền văn hóa ngoại lai xâm nhập. Sự xâm nhập đó bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Việc nghiên cứu này tạo cho chúng ta những cái nhìn khách quan, sắp xếp những chuẩn mực phù hợp với dân tộc và quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, những giá trị đạo đức của con người có phần bị coi thường, những giá trị đạo đức tốt đẹp đang dần bị mai một ở một số người.

Có thể nói, Phật giáo là một phương thức thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người Việt Nam không chỉ trong lịch sử mà còn cả trong hiện tại. Phương thức đó còn có thể tồn tại lâu dài chừng nào xã hội chưa tạo ra được những điều kiện vật chất làm thay đổi chất lượng cuộc sống và chưa tạo ra được một phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao hơn để thỏa mãn nhu cầu sống của con người. Những giá trị tinh túy của đạo Phật đã được người Việt Nam tiếp nhận, tiếp thu và biến thành một trong những nguồn sinh lực văn hóa của dân tộc. Trong tương lai, cùng với sự biến chuyển của thế giới và con người, đạo Phật có thể sẽ mất đi, như mọi hiện tượng vô thường, nhưng tinh thần nhân đạo, cao đẹp của đạo Phật đã trở thành cái đẹp của người Việt Nam thì chắc chắn sẽ trường tồn cùng thời gian.

Chúng ta đang xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa, vậy nên bên cạnh những giải pháp tăng trưởng kinh tế chúng ta cũng cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, nâng cao những giá trị đạo đức truyền thống. Với quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam, triết lý nhân sinh quan của Phật giáo đã kết hợp với những yếu tố bản địa, dần hình thành nên lối sống, tính cách con người Việt Nam. Đạo Phật với tư cách là một trong những tôn giáo lớn được du nhập vào dân tộc, đã đồng hành và ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của đất nước. Trong thời đại ngày nay, đạo Phật cần được quan tâm và phát huy hơn nữa những ảnh hưởng tích cực, đóng góp nhiều hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá thông tin.

2. Lê Ngọc Anh (2002) Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, số 1 tr 17 – 22.

3. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề tôn giáo và

chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá Phật giáo và lối sống của người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)