1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.3. Định hướng giá trị nghề
1.2.3.1. Khái niệm chung về Nghề
Theo từ điển tiếng Việt căn bản, “Nghề” là “công việc chuyên môn theo sở trường hoặc theo sự phân công của xã hội” [19, tr.654]. Như vậy, nghề là một hoạt
19
động đặc thù của con người nảy sinh khi xã hội có sự phân công lao động, hình thành cùng với sự phát triển của xã hội; là một lĩnh vực hoạt động trong đó con người đem sức lao động vật chất hay tinh thần tùy theo sự phân công lao động của xã hội để tạo ra những cái cần thiết cho xã hội, từ đó con người thỏa mãn nhu cầu của mình để tồn tại và phát triển.
Trong nhiều từ điển khác, “Nghề” được xem là một dạng hoạt động có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cho xã hội và bao gồm các hệ thống kiến thức với những tiêu chuẩn nhất định trong tuyển dụng và nhu cầu xã hội [18, tr.98]. Ngoài ra “Nghề” còn được xem như sự thực hiện một loạt hình dịch vụ đối với xã hội, đòi hỏi những điều kiện tiên quyết để cho việc thực hiện hoạt động đó như có chứng chỉ hành nghề do những cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì hoạt động thực hành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh của con người nên người thực thi nghề nghiệp đó cần phải có kiến thức tổng hợp, những kỹ năng chuyên môn được qua đào tạo và kinh nghiệm thực hiện.
Nghề trong xã hội rất đa dạng, xã hội càng phát triển cao thì càng phát triển nhiều nghề mới để đáp ứng nhu cầu của con người, của xã hội. Hiện nay ở nước ta có khoảng 33 nhóm nghề và mỗi nhóm lại chia thành nhiều nghề khác nhau. Dựa trên cách phân chia của tác giả E.A.Klimov chia các nghề trong xã hội thành 5 nhóm: 1) Nhóm nghề “Người - Tự nhiên”; 2) Nhóm nghề “Người - Kỹ thuật”; 3) Nhóm nghề “Người - Hệ thống kỹ thuật”; 4) Nhóm nghề “Người - Người”; 5) Nhóm nghề “Người - Nghệ thuật”. Nghề Công tác xã hội thuộc nhóm nghề “Người - Người” trong xã hội. Trong mọi xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại, con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi người phải lao động trong một nghề nhất định.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận định rằng, nghề là một dạng hoạt động lao động đặc thù của con người đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, có chuyên môn nhất định. Một lĩnh vực hoạt động chỉ được coi là một nghề khi nó có vai trò trong xã hội, có nền tảng khoa học, tham gia thúc đẩy phục vụ dịch vụ cho xã hội, có các loại hình đào tạo và có nguyên tắc, tôn chỉ nghề nghiệp và được xã hội thừa nhận.
20
1.2.3.2. Giá trị nghề và Định hướng giá trị nghề
a. Giá trị nghề
Giá trị của nghề chính là sự đánh giá của xã hội đối với nghề. Sự phát triển của xã hội đã làm cho thế giới nghề trở nên phong phú, đa dạng và cùng với nó giá trị nghề cũng được nâng cao. Nghề đóng một vai tṛò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước, nó phục vụ thiết thực cho đời sống của con người. Không chỉ do yếu tố khách quan đem lại giá trị nghề mà chính bản thân con người (với tư cách là chủ thể của hoạt động) cũng đã góp phần tạo nên giá trị nghề. Khi xã hội càng phát triển thì giá trị nghề cũng phát triển theo và làm thoả mãn nhu cầu, những mong muốn của con người nhằm phục vụ tích cực cho sự phát triển của con người cũng như sự phát triển xã hội.
Giá trị ngành nghề không tác khỏi giá trị xã hội mà nó chịu sự chi phối của các giá trị chuẩn mực xã hội. Xã hội đưa ra các điểm tựa như các văn bản công nhận tư cách pháp lý, các hỗ trợ về chính sách và tài chính cho các hoạt động chức năng của ngành. Giá trị của ngành nghề lại tác động đến cách nhìn nhận, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân trong ngành đó. Theo G.Egan (1994), giá trị không chỉ là những quan niệm mà còn là hệ thống tiêu chí và ảnh hưởng tới sự ra quyết định của con người [23, tr 32]. Do vậy, giá trị nghề cũng ảnh hưởng đến việc người trợ giúp sẽ thực thi nhiệm vụ của mình như thế nào.
Mỗi ngành nghề cũng có những giá trị hoạt động đặc thù xác định mục đích, ý nghĩa và phương hướng của ngành nghề đó. Các giá trị này đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của nhân viên trong ngành để đảm bảo tính hợp lý, đúng đắn của ngành. Giá trị nghề chính là sự đánh giá của xã hội đối với nghề. Một nghề được coi là có ý nghĩa với xã hội khi nó đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Theo cách tiếp cận của tác giả Mạc Văn Trang cho rằng: “Giá trị của nghề là ở tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thái độ phục vụ, đó cũng chính là cái làm nên giá trị của hàng hoá sức lao động” [32].
Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả: Gía trị nghề là những gì thực sự có ý nghĩa, đặc biệt là cần thiết, quan trọng đối với hoạt động nghề. Gía trị nghề bao gồm tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thái độ phục vụ tương ứng với nghề.
21
b. Định hướng giá trị nghề
Từ trước đến nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào về định hướng giá trị nghề. Dựa trên cơ sở những hiểu biết về giá trị và định hướng giá trị, chúng tôi đưa ra quan niệm về định hướng giá trị nghề nghiệp như sau:
Định hướng giá trị nghề là thái độ với nghề nghiệp, là hệ thống quan điểm, niềm tin, cảm xúc của cá nhân, xã hội đối với nghề nghiệp và được biểu hiện ra hành vi lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao nghề nghiệp và hoạt động lao động cụ thể trong quá trình thực hành nghề của cá nhân, xã hội.
Định hướng giá trị nghề của con người được thể hiện ở những cấp độ khác nhau:
Ở cấp độ quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị nghề chủ yếu phản ánh hệ chuẩn đánh giá của toàn xã hội hoặc của nhóm xã hội nhất định đối với nghề nghiệp nào đó. Dưới góc độ tâm lý học, những giá trị ở cấp độ quan điểm, niềm tin chưa chắc đã trở thành những động cơ, những lực có khả năng thúc đẩy chủ thể hành động.
Ở cấp độ cảm xúc, định hướng giá trị nghề thể hiện ở việc chủ thể thể hiện cảm xúc, xu hướng, hứng thú với nghề nghiệp. Ở cấp độ này, ngoài yếu tố quan điểm, niềm tin về các giá trị nghề nghiệp, cá nhân còn thấm đượm yếu tố cảm xúc của chủ thể đánh giá, thể hiện những mong muốn của chủ thể về nghề nghiệp nhất định. So với những giá trị ở cấp độ quan điểm, niềm tin về nghề thì những giá trị ở cấp độ thái độ, cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể mạnh hơn liên quan với nghề nghiệp. Song, không phải giá trị thái độ nào cũng đều được thể hiện ra trong hoạt động của chủ thể liên quan tới nghề nghiệp đó.
Ở cấp độ hành vi, khi cá nhân có những quan điểm, niềm tin và cảm xúc đúng đắn đối với nghề nghiệp đối với những giá trị nghề nghiệp sẽ hình thành ở cá nhân một định hướng giá trị nghề nghiệp. Sự định hướng này sẽ là cơ sở bên trong của hành vi, giúp cá nhân xác định được mục đích của hoạt động trên cơ sở đó giúp cá nhân vạch ra kế hoạch cho hoạt động để chiếm lĩnh giá trị đã định hướng.
Như vậy, nội dung định hướng giá trị nghề của con người rất phong phú, phản ánh những yếu tố liên quan đến nhu cầu của chủ thể về một nghề nhất định.
22
1.2.4 Nghề Công tác xã hội và định hướng giá trị nghề Công tác xã hội của nhân viên xã hội
1.2.4.1. Khái quát chung về nghề Công tác xã hội
a. Khái niệm công tác xã hội, nghề CTXH
Theo Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [8, tr.43].
Theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới: CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. CTXH giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân [8, tr.45].
Qua một số khái niệm về nghề CTXH trên chúng ta thấy CTXH được xem là một khoa học xã hội ứng dụng và đồng thời là một nghề nghiệp.
Mục đích của nghề CTXH là giúp các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng yếu thế, thiệt thòi, không đảm bảo được một hay một số chức năng xã hội có thể nhận thức, giải quyết “vấn đề” của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển. Về mặt bản chất, công tác xã hội cố gắng giúp các thân chủ của mình mạnh lên để có thể tự giúp mình.
Về mặt chức năng, nghề công tác xã hội có bốn chức năng cơ bản, đó là chức năng chữa trị, chức năng phòng ngừa, chức năng phục hồi và chức năng phát triển
Công tác xã hội làm việc với nhiều đối tượng thân chủ khác nhau và phạm vi tác động của nó khá rộng lớn, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi tổ chức, ngành nghề trong xã hội. Đó là có thể là một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng yếu thế trong xã hội, cần được sự trợ giúp để phát triển.
Người thực hiện nghề CTXH là những NVXH. Đó là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống
23
xã hội, góp phần tích cực vào cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Các lĩnh vực hoạt động của nghề CTXH hiện nay là: Công tác xã hội gia đình và bảo vệ trẻ em; Phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo; Phòng ngừa tội phạm và giải quyết các tệ nạn xã hội; Công tác xã hội trong học đường, bệnh viện; Công tác xã hội với người khuyết tật; Công tác xã hội với người già neo đơn; Công tác xã hội với người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, người có HIV/AIDS.
b. Sự cần thiết của nghề công tác xã hội
Ở thế giới cũng như ở Việt Nam, xã hội càng hiện đại, phát triển thì đồng thời cũng tồn tại nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế. Cùng với các vấn đề xã hội còn có các vấn đề về sức khoẻ mà con người gặp phải khi đời sống trở nên giàu có và xã hội công nghiệp đang trở thành vấn đề bức xúc. Việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đó còn nhiều bất cập, thiếu tính bền vững và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Cán bộ làm CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản cả ở khâu hoạch định chính sách cũng như khâu tác nghiệp cụ thể, nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng. Đặc biệt đội ngũ những người làm CTXH chưa hiểu và chưa được đào tạo về CTXH, tổ chức bộ máy cung cấp dịch vụ CTXH ở cộng đồng gần như chưa có ở tất cả các địa phuơng.
Từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp, ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu chính là: Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam; Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; Đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Văn kiện này là một chính sách tất yếu nhằm đáp ững nhu cầu ngày càng lớn về nhân lực chuyên ngành CTXH tại Việt Nam hiện nay.
c. Giá trị nghề Công tác xã hội
Như đã đề cập, nghề CTXH luôn tồn tại và có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội, là một nghề không thể thiếu trong xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay, khi hàng loạt những vấn đề xã hội nảy sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội.
24
Chính vì thế mà nghề CTXH có những giá trị được xã hội thừa nhận. Có thể hệ thống giá trị nghề CTXH theo những nhóm sau:
* Các giá trị về con người.
Những giá trị chung của nghề nghiệp phản ánh các ý tưởng cơ bản của các nhân viên xã hội về bản chất của nhân loại và bản chất của sự thay đổi – “các giá trị cốt lõi của dịch vụ, công bằng xã hội, phẩm giá và giá trị của con người, tầm quan trọng của các mối quan hệ, tính nguyên vẹn và năng lực của con người”. Đánh giá phẩm giá và giá trị của tất cả mọi người bất kể ở giai đoạn nào trong cuộc đời, di sản văn hóa, lối sống và những sự tín ngưỡng của họ là điều cần thiết khi thực hiện công tác xã hội. Các nhân viên xã hội ủng hộ các quyền tiếp cận các dịch vụ và tham gia đưa ra quyết định của các thân chủ. Họ kết hợp các nguyên tắc tự quyết định, không phán xét, đảm bảo tính bí mật trong khi làm việc với các thân chủ.
* Các giá trị mối quan hệ với xã hội.
Các nhân viên xã hội đấu tranh cho công bằng xã hội và đánh giá quá trình dân chủ. Các nhân viên xã hội đảm đương trách nhiệm chiến đấu với sự không công bằng và bất công xã hội. Họ phải cam kết thực hiện theo đúng nghề nghiệp của mình để làm cho các tổ chức xã hội trở nên nhân đạo hơn và đáp lại được nhiều hơn các nhu cầu của con người. Nâng cao các chương trình xã hội và cải tiến các chính sách xã hội phản ánh lại cam kết của những nhân viên hoạt động xã hội nhằm nâng cao các điều kiện xã hội để thực hiện công bằng xã hội.
* Các giá trị về ứng xử chuyên môn.
Các giá trị hướng các hoạt động chuyên môn của các nhân viên xã hội theo các nỗ lực của họ với các hệ thống thân chủ. Các nhân viên xã hội đánh giá sức mạnh và năng lực và công việc cộng tác với các thân chủ để phát triển các giải pháp sáng tạo. Các nhân viên xã hội cũng đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời cần liên tục kiểm nghiệm lại hiệu quả hoạt động của mình. Thêm vào đó, NVXH cũng chịu trách nhiệm về những hành vi đạo đức và luôn có ý thức phát triển chuyên môn.
d. Nhân viên xã hội
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, trong tiếng Anh chỉ có một thuật ngữ “Social worker” nhưng ở Việt Nam, người làm CTXH được gọi với những tên gọi
25
khác nhau như: Nhân viên xã hội, cán sự xã hội, cán bộ xã hội, nhân viên CTXH, cán bộ làm CTXH... Dù cách gọi tên khác nhau như thế nào thì người làm CTXH