Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu lý luận
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến các khái niệm về giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề, định hướng giá trị nghề công tác xã hội của nhân viên xã hội.
- Từ khung lý luận xác lập quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị nghề CTXH của NVXH.
2.1.2. Nội dung của nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước xung quanh vấn đề định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những vấn đề phương pháp luận có liên quan đến định hướng giá trị nghề của các tác giả trong nước và ngoài nước đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng Đồng bằng song Hồng, có 7 huyện và 1 thành phố. Diện tích đất tự nhiên 1.543,5km², dân số trung bình 1,8
36
triệu người, cơ cấu dân số trung bình; nam 47%, nữ 53%, thành thị 6,3%, nông thôn 93,7%. Những năm gần đây, Thái Bình có tốc độ tăng trưởng cao. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển và chiếm khoảng 80% giá trị tổng sản phẩm theo thực tế của tỉnh. Thái Bình đang tập trung phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung ngăn chặn suy giảm sản xuất công nghiệp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, từng chủng loại sản phẩm hàng hóa, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội; thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa - xã hội - khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả chính sách an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát huy hiệu quả bộ máy của Nhà nước.
Song nhìn tổng thể, Thái Bình là tỉnh còn nghèo và có nhiều đối tượng cần sự trợ giúp của xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 3.55%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 3.52%. Thu nhập bình quan đầu người: 16,8 triệu. Hiện nay, tỉnh Thái Bình không còn hộ đói tuy nhiên sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ và là vấn đề bức xúc toàn xã hội phải quan tâm. Bên cạnh đó, do hậu quả của chiến tranh và những nguyên nhân khác nhau nên Thái Bình có số người khuyết tật lớn: 96.280 người (trong đó người khuyết tật nặng là đối tượng bảo trợ xã hội có khoảng 64.420 người, người khuyết tật là đối tượng có công với cách mạng là 31.860 người), tỷ lệ người khuyết tật chiếm 5,1% dân số trong tỉnh. Do vậy, số đối tượng Bảo trợ xã hội chiếm tỷ lệ cao so với dân số, phần lớn đối tượng thuộc hộ nghèo, không tham gia lao động sản xuất mà chủ yếu sống phụ thuộc vào người thân trong gia đình, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra còn số lượng đáng kể những đối tượng như người nghiện ma túy, trẻ em lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa, người già cô đơn… cần sự trợ giúp của toàn xã hội.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số phiếu phát ra là 280 phiếu, thu về 255 phiếu trong đó có 5 phiếu không hợp lệ, số phiếu hợp lệ còn lại là 250 phiếu.
Khách thể nghiên cứu là những cán bộ đang làm công tác trợ giúp các đối tượng tại các Trung tâm hay tại cộng đồng trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại tỉnh Thái Bình.
37
Mô tả khách thể nghiên cứu:
Bảng 2.1. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng % Tổng Số lượng % Giới tính Nam 84 33.6 250 100 Nữ 166 66.4 Tuổi ≤30 tuổi, 95 38 250 100 Từ 30 tuổi → 40 tuổi 115 46 40 tuổi trở lên 40 16 Kinh nghiệm công tác Dưới 1 năm 36 14.4 250 100 1 năm → 5 năm 131 52.4
trên 5 năm → 10 năm, 75 31
Từ 10 năm trở lên 8 3.2 Trình độ chuyên môn Sơ cấp 12 4.8 250 100 Trung cấp 37 14.8 Cao đẳng 106 42.4 Đại học 95 38 Sau đại học 0 0 Chuyên môn được đào tạo Giáo dục 8 3.2 250 100 Tài chính 17 6.8 Y tế 47 18.8 Luật 32 12.8 Công tác xã hội 48 19.2 Xã hội học 32 12.8 Tâm lý học 21 8.4 Khác 45 18
38
2.2.3. Mô tả công cụ nghiên cứu
2.2.3.1. Cách thức xây dựng bảng hỏi
Để nghiên cứu định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình, chúng tôi thành lập bảng hỏi điều tra NVXH là những cán bộ đang làm công tác trợ giúp các đối tượng tại các Trung tâm hay tại cộng đồng trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại tỉnh Thái Bình. Đó là những người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp các cá nhân, gia đình tan vỡ, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, chăm sóc - trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảm nghèo và trợ giúp người già. Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở
Người nghiên cứu xác định định hướng giá trị nghề CTXH và nguyên nhân hình thành định hướng giá trị nghề CTXH của nhân viên xã hội thông qua việc tiếp xúc, trao đổi và có những cuộc trò chuyện với họ tại các trung tâm, các địa phương
họ đang công tác. Trên cơ sở đó, đưa ra 6 câu hỏi mở (xem phụ lục 1) và tiến hành
trò chuyện cá nhân, thảo luận nhóm.
- Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức:
Tổng hợp các ý kiến thu được qua phiếu thăm dò mở, đối chiếu những vấn đề lý luận để thiết lập hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò chính thức.
2.2.3.2. Mô tả bảng hỏi
* Nhóm câu khảo sát định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt quan điểm, niềm tin: Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6.
* Nhóm câu khảo sát định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt cảm xúc: Câu 7, câu 8, câu 9, câu 10.
39
* Nhóm câu khảo sát định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt hành vi và yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình: Câu 11, câu 12.
Những câu hỏi còn lại dùng để thu thập thôn tin bổ sung cho vấn đề nghiên cứu.
2.2.4. Cách thức thu và xử lý số liệu
2.2.4.1. Điều tra chính thức
Triển khai các khảo sát qua điều tra bảng hỏi, trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu, phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp, thảo luận nhóm.
Bước 1: Điều tra qua bảng hỏi và phiếu trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu:
- Mục đích: tìm hiểu đánh giá tổng quan về định hướng giá trị nghề CTXH của NVXH. Nội dung được điều tra theo như phiếu trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu và bảng hỏi phát ra (Phụ lục 2 và 3).
- Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi và trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu.
Bước 2: Phỏng vấn cá nhân
- Mục đích: thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
- Khách thể: 8 NVXH đang làm việc trực tiếp với đối tượng.
- Nội dung: Phỏng vấn về hiểu biết của cán bộ về nghề CTXH, về các yêu cầu đối với NVXH trong thực hành nghề, mức độ hài lòng của họ với công việc, những khó khăn vướng mắc trong công việc cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề CTXH của họ….
- Phương pháp: phỏng vấn sâu.
40
- Nguyên tắc: khách thể được trả lời tự do trên những câu hỏi mở, gợi ý. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ.
- Cách tiến hành: nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm. Sau đó, gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã chuẩn bị trước đó.
2.2.4.2. Phân tích kết quả điều tra
Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Windows phiên bản 13.0. Các thông số phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả:
- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và của từng nhân tố.
- Tần suất và chỉ số % của các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.
Phân tích thống kê suy luận:
Sử dụng phép thống kê phân tích so sánh: trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác xuất p<0.005.
41
Cách tính toán điểm số trong bảng hỏi như sau:
Mức độ Điểm Rất cần thiết Rất thích Rất quan trọng Rất hài lòng Rất thường xuyên Rất ảnh hưởng 5
Cần thiết Thích Quan trọng Hài lòng Thường xuyên Ảnh hưởng 4 Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường Thỉnh thoảng Bình thường 3 Ít cần thiết Không thích Ít quan trọng
Ít hài lòng Hiếm khi Ít ảnh hưởng 2 Không cần thiết Hoàn toàn không thích Không quan trọng Không hài lòng Chưa bao giờ Không ảnh hưởng 1
Trong các thang đo có 5 mức độ trên, chúng tôi sử dụng phương thức tính sự chênh lệch của mỗi thang đo như sau: chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 5, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8. Như vậy, các mức độ của thang đo được tính như sau:
+ ĐTB từ trên 4.2 đến 5: Mức độ rất cao
+ ĐTB từ trên 3.4 đến 4.2: Mức độ cao và khá cao + ĐTB từ trên 2.6 đến 3.4: Mức độ trung bình + ĐTB trong khoảng từ 1.6 – 2.6: Mức độ thấp + ĐTB dưới 1.6: Mức độ rất thấp
2.2.4.3. Xử lý kết quả điều tra định tính
- Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu:
42
Với câu hỏi để thiết kế hoàn toàn là câu hỏi đóng. Người được hỏi hoàn thiện câu bằng việc điền vào ô trống của từng nội dung được hỏi. Mỗi một loại câu hỏi cung cấp các nội dung cần biết cho vấn đề nghiên cứu.
- Xử lý kết quả phỏng vấn sâu:
Từ các câu hỏi được đặt ra cho các khách thể thu được các thông tin từ phỏng vấn sâu phản ánh những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, thái độ được biểu hiện khi NVXH thể hiện định hướng giá trị nghề CTXH của mình và cách đánh giá của cán bộ trong quá trình thực hành nghề hay mức độ hài lòng với nghề nghiệp.
Tiểu kết chương 2
Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp phân tích tài liệu, phân tích chuyên gia, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học). Việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ bổ trợ cho nhau để thông tin thu được mang tính chính xác và tin cậy.
Các thông tin thu thập được xử lý và phân tích bằng nhiều kỹ thuật đa dạng (phân tích thống kê mô tả, phân tích thống kê suy luận) cho phép những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.
Bằng cách tiến hành như trên, nghiên cứu đã nhận được những kết quả khách quan và mang tính khoa học.
43
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH
Trong phạm vi đề tài này, để tìm hiểu định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình chúng tôi tập trung làm rõ một số vấn đề như: định hướng giá trị nghề CTXH của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình thể hiện trên các mặt quan điểm, niềm tin, cảm xúc và hành vi được cán bộ lựa chọn, thực hiện để tạo nên giá trị nghề; đồng thời, bước đầu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên xã hội, làm cơ sở để giáo dục, rèn luyện cho họ có định hướng giá trị nghề đúng đắn, phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội tại địa phương.
3.1. Thực trạng định hướng giá trị nghề công tác xã hội của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình.
3.1.1. Định hướng giá trị nghề công tác xã hội của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt quan điểm, niềm tin.
Để tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề công tác xã hội của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình trước hết chúng tôi nghiên cứu định hướng giá trị nghề thể hiện ở mặt quan điểm, niềm tin. Cụ thể, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu các vấn đề về quan điểm của đội ngũ nhân viên xã hội về mức độ cần thiết của nghề CTXH trong xã hội ngày nay, quan điểm của nhân viên xã hội về tầm quan trọng của các vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nghề công tác xã hội, quan điểm về tầm quan trọng của tri thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cũng như những phẩm chất đạo đức nghề công tác xã hội trong làm việc với các nhóm đối tượng, đồng thời, cũng trong phần này chúng tôi sẽ tìm quan điểnm, niềm ti của đội ngũ nhân viên xã hội về ý nghĩa xã hội của nghề CTXH.
3.1.1.1. Quan điểm về mức độ cần thiết của nghề công tác xã hội trong xã hội ngày nay của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình
Việc ý thức được nghề nghệp của mình có cần thiết hay không sẽ ảnh hưởng, chi phối không nhỏ đến việc hình thành các giá trị nghề nghiệp cũng như từ đó có
44
những hành vi tương ứng thể hiện định hướng giá trị nghề nghiệp của mình. Kết quả nghiên cứu thực tiễn như sau:
Bảng 3.1: Quan điểm về mức độ cần thiết của nghề CTXH trong với xã hội ngày nay của đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình
STT Mức độ cần thiết Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 77 30.8 2 Cần thiết 124 49.6 3 Bình thường 30 12