Nội dung và hình thức của phóng sự điều tra trên kênhTruyền hình Công an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phóng sự điều tra trên kênh truyền hình công an nhân dân (khảo sát chuyên mục camera giấu kínvà điều tra qua thư khán giảtừ tháng 12 2015 đến tháng 5 2016) (Trang 48 - 82)

an nhân dân

2.2.1. Nội dung phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân

2.2.1.1. Đề tài

Qua khảo sát 26 chuyên mục "Điều tra qua thư khán giả" và 155 chương trình "Camera giấu kín" trong 6 tháng từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016 có thể thấy các đề tài được thực hiện trong hai chuyên mục đều là những đề tài gắn liền với cuộc sống xã hội, phản ánh những vấn đề có tác động đến nhiều người, được dư luận quan tâm và gắn liền với những vấn đề thời sự nóng hổi. Trong đó, đa phần là những sự việc khuất tất, những hiện tượng tiêu cực đã gây hậu quả xấu trong đời sống xã hội cần được lên án và tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, qua khảo sát, đề tài của hai chuyên mục có sự khác biệt:

Đối với chuyên mục “Điều tra qua thư khán giả”, ngoài tác phẩm "Hiệu quả từ một chuyên mục" (phát sóng ngày 02/02/2016) được thực hiện nhằm tổng kết lại hành trình một năm qua của chuyên mục “Điều tra qua thư khán giả" để phát sóng vào dịp Tết thì 100% đề tài là những vấn đề tiêu cực trong xã hội. Trong đó, các đề tài được thực hiện khá rộng như: tham nhũng; kinh tế; vấn đề đất đai; vấn đề xây dựng; công tác quản lý của chính quyền cơ sở; môi trường; y tế; giáo dục; văn hóa;... Trong đó, nổi bật nhất là mảng đề tài về công tác quản lý của chính quyền cơ sở. Phóng sự “Bao giờ người dân mới có đất dịch vụ” (phát sóng ngày 22/12/2015) là câu chuyện chậm chễ trong thực hiện giao đất đền bù cho người dân của các cơ quan chức năng TP Hà Nội. Loạt hai phóng sự “Sai phạm trong đền bù, giải phóng mặt bằng mở rộng quốc lộ 18A” (phát sóng ngày 01/03/2016 và 10/05/2016) điều tra việc thiếu trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý đất đai. Việc quản lý đất đai lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã gây ra những bất cập trong giải quyết tranh chấp đất đai đặc biệt là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A khiến cho nhiều người dân có đất bị thu hồi nhưng không được đền bù thỏa đáng.

Theo khảo sát thì trong 26 chương trình “Điều tra qua thư khán giả” phát sóng trong 6 tháng thì có tới 18 phóng sự điều tra chiếm 69,23% số phóng sự có đề tài về công tác quản lý của chính quyền cơ sở liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện xây dựng nông thôn mới, thực hiện các quyền lợi của người dân,...

Bên cạnh đó, cũng có nhiều phóng sự điều tra hướng về các đề tài như: kinh tế: “Bát nháo chung cư giá rẻ” (phát sóng ngày 19/01/2016) điều tra về những sai phạm của đơn vị doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án chung cư giá rẻ trong việc thực hiện các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy,... Hoặc các đề tài mang tính xã hội như: “Đằng sau những tin đồn thất thiệt” (phát sóng ngày 29/03/2016) phản ánh mặt trái và hệ lụy của những tin đồn trên Internet, “Lật tẩy những nhà ngoại cảm giả” (phát sóng ngày 19/04/2016) điều tra những chiêu trò, cách thức lừa đảo của những nhà ngoại cảm giả,…

Nguồn đề tài chính của chuyên mục “Điều tra qua thư khán giả” là từ những phản ánh, đơn thư của người dân, doanh nghiệp gửi đến Truyền hình Công an nhân dân. Qua những phản ánh đó, phóng viên tiến hành nghiên cứu, lựa chọn, tiếp cận đề tài và tiến hành điều tra. Địa bàn thực hiện các phóng sự điều tra trong chương trình khá rộng, trải dài ở khắp các tỉnh trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk,... Trong 26 phóng sự điều tra được nghiên cứu thì 100% tác phẩm đều điều tra và phân tích, tìm ra được nguyên nhân của vấn đề từ đó đề xuất biện pháp ngăn ngừa hoặc giải quyết.

Đối với chuyên mục “Camera giấu kín” thì đề tài hẹp hơn, tập trung vào các đề tài mang tính xã hội như: gia đình, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội, hành vi ứng xử, thái độ của con người,.... Trong đó mảng đề tài được thực hiện nhiều nhất là đề tài về hành vi ứng xử của con người như: "Khi thấy trẻ em uống rượu" (phát sóng ngày 17/03/2016), "Nhặt được tiền rơi không trả người đánh mất" (phát sóng ngày 14/01/2016), "Khi nhìn thấy móc túi" (phát sóng ngày 23/01/2016),... Trong đó, khán giả được đặt vào các tình huống có vấn đề, nảy sinh trong cuộc sống đời

thường để thể hiện thái độ, hành vi của mình. Trong 155 chương trình được nghiên cứu thì có tới 84 chương trình chiếm 54,19% là thuộc mảng đề tài này.

Bên cạnh mảng đề tài chính này, cũng có một số mảng đề tài khác như đề tài về gia đình:“Mẹ ơi đừng bán con” (phát sóng ngày 03/12/2015), “Người mẹ vô lương tâm” (phát sóng ngày 09/12/2015),... chiếm 12,25% tổng số chương trình được nghiên cứu. Về đề tài nghề nghiệp có 16 chương trình như: "Trung thực nghề vá xe" (phát sóng ngày 07/12/2015), hay loạt hai chương trình "Rủi ro người mưu sinh đường phố" (phát sóng ngày 18/12/2015 và ngày 19/12/2015),... Ngoài ra có 26 chương trình có đề tài về cảnh báo xã hội như: "Nguy hiểm khi tạt đầu ô tô"

(phát sóng ngày 27/02/2016), "Cảnh báo lợi dụng kết bạn trên Facebook" (phát sóng ngày 28/01/2016),... Ở chuyên mục Camera giấu kín có xuất hiện các tác phẩm điều tra biểu dương, trong đó có hai tác phẩm biểu dương về lực lượng công an là

"Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (phát sóng ngày 08/02/2016), "Vì dân phục vụ"

(phát sóng ngày 08/02/2016) hay “Xuân về chia sẻ yêu thương” (phát sóng ngày 04/02/2016),... Những tác phẩm điều tra biểu dương kể trên đều tập trung phát sóng vào dịp Tết Nguyên đán.

Đôi khi cùng một đề tài, chương trình được thực hiện ở những địa điểm khác nhau, để tìm ra những kết quả điều tra khác nhau. Ví dụ như “Tây ba lô bán hàng rong” được thực hiện ở Hà Nội và Bắc Ninh, hay “Khi phát hiện kẻ gian” được thực hiện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, "Cứu người sắp chết đuối" (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh),... Đối với các tác phẩm của chuyên mục “Camera giấu kín”, kết quả cuối cùng thường chỉ dừng ở mức phát hiện và nêu ra những vấn đề đang tồn tại trong xã hội để khán giả cùng nhìn nhận.

Có thể thấy, mảng đề tài của “Camera giấu kín” có sự hạn chế hơn so với chuyên mục “Điều tra qua thư khán giả”. Bên cạnh đó, kết quả mà phóng sự điều tra hướng tới cũng khác nhau: một chuyên mục thì chỉ hướng đến việc phát hiện, nêu vấn đề còn chuyên mục còn lại thì không chỉ nêu ra vấn đề mà còn tìm ra được nguyên nhân sâu xa để đề xuất hướng giải quyết. Tuy nhiên qua khảo sát có thể khẳng định những đề tài này đều là những "trạng thái hoàn cảnh có vấn đề" và là

những hoàn cảnh thích hợp để thực hiện phóng sự điều tra. Không những thế, đây đều là những đề tài nóng hổi, mang tính thời sự. Ví dụ như phóng sự điều tra

“Trách nhiệm của ngành đường sắt đến đâu” (phát sóng ngày 26/04/2016), từ vụ việc ngôi biệt thự cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội bị sập gây thiệt hại nghiêm trọng 2 người tử vong và 62 hộ dân khác mất nhà, phóng viên đã tiến hành điều tra, làm rõ trách nhiệm của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam – đơn vị chịu trách nhiệm với khu tập thể này trong việc đảm bảo quyền lợi cho 62 hộ dân vốn là những người đã có nhiều năm đóng góp cho đơn vị… Trong suốt gần một năm sau khi xảy ra vụ việc sập tòa nhà này, câu chuyện về nơi sinh sống ổn định cho 62 gia đình này vẫn là một đề tài nóng được nhiều báo chí khai thác.

Từ những đề tài nóng trong xã hội, các phóng sự điều tra đều tập trung điều tra những vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Trong đó, có cả những vụ việc tại thời điểm thực hiện phóng sự vẫn chưa được khám phá như phóng sự điều tra “Nghi án sản xuất phân bón giả” (phát sóng ngày 08/12/2015) phản ánh về thực trạng sản xuất, buôn bán phân bón giả đang gây thiệt hại lớn cho người nông dân trong sản xuất cũng như đem lại những hậu quả khó lường về thoái hóa đất, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong đó, vụ việc Công ty Thuận Phong, tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón sau thời gian dài thụ lý vẫn chưa có kết quả cuối cùng, quyết định xử lý hành chính hay xử lý hình sự vẫn gây băn khoăn, tranh cãi cho hàng chục bộ, ban ngành và gây phẫn nộ trong dư luận xã hội. Phóng sự này được thực hiện khi mà sau gần 8 tháng điều tra, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra đáp án cũng như cách xử lý vụ việc. Phóng viên đã thực hiện điều tra độc lập, phân tích những dấu hiệu vi phạm, những vấn đề khuất tất trong hoạt động của công ty này để đưa ra kiến nghị với cơ quan chức năng.Bên cạnh đó, cũng có những vụ việc đã được khám phá những vẫn còn gây nghi ngờ như phóng sự “Tồn đọng thi hành án dân sự, ai phải chịu trách nhiệm” (phát sóng ngày 01/12/2015) phản ánh về việc tồn đọng thi hành án dân sự. Hai vụ việc được đưa ra trong phóng sự này đều là những vụ việc đã được điều tra, có kết luận của cơ quan chức năng nhưng kết quả vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

Như vậy, phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an nhân dân đã đề cập đến nhiều đề tài nóng trong xã hội, điều tra những vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bên cạnh đó, qua khảo sát các tác phẩm cũng đều đảm bảo tính định hướng, không đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và thực hiện điều tra vì lợi ích chung. Qua phỏng vấn Giám đốc sản xuất chuyên mục "Camera giấu kín" và các phóng viên trực tiếp sản xuất chuyên mục "Điều tra qua thư khán giả" đều khẳng định trong quá trình điều tra, nếu phát hiện ra vấn đề điều tra có thể gây bất lợi cho số đông người dân, hoặc gây ra sự bất ổn định tại địa phương thì phóng viên đều có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Với những trường hợp này, có thể tiếp tục phản ánh nhưng đặt lợi ích chung lên trên, tránh gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở các địa phương. Bên cạnh đó, quá trình tiến hành điều tra không được gây kích động mà có sự phối hợp tuyên truyền vận động người dân cùng hợp tác với chính quyền để giải quyết vấn đề.

Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy, các phóng sự điều tra trên Truyền hình Công an nhân dân thiếu hẳn mảng đề tài về những tiêu cực trong ngành công an – một mảng đề tài được nhiều người quan tâm cũng là đề tài của không ít đơn vị truyền hình khác (chuyên mục "Camera giấu kín" có đề cập nhưng là điều tra biểu dương). Thực tế, với vai trò là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, Truyền hình Công an nhân dân cũng có chức năng nhiệm vụ xây dựng lực lượng của ngành, đây chính là lý do tại sao hầu hết các phóng sự điều tra trên báo ngành Công an nói chung đều thiếu đi những đề tài này.

2.2.1.2. Tính khách quan, chính xác của thông tin

Thông tin trong các phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân luôn đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Tính chính xác này được thể hiện qua các bằng chứng rõ ràng với những nguồn tin tin cậy.

Thông tin về sự kiện trong các phóng sự điều tra của chuyên mục "Điều tra qua thư khán giả" luôn được đưa ra một cách chi tiết, rõ ràng về thời gian, địa điểm, có các nhân chứng đảm bảo tính chính xác. Ví dụ như thông tin sau đây được đưa ra trong tác phẩm "Bát nháo chung cư giá rẻ" (phát sóng ngày 19/01/2016):

"Khoảng 11h ngày 16 tháng 9 năm 2015 một vụ cháy xả ra tại chung cư HH4A khu đô thị Linh Đàm trên đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nguyên nhân được xác định là do sự cố hộp kỹ thuật tầng 17... Lúc 19h23 ngày 11 tháng 10 năm 2015 tại chung cư CT4 khu đô thị Xa La Hà Đông đã xảy ra cháy nổ. Nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ tầng hầm của tòa nhà kèm theo khói đen dày đặc. Sự việc không gây thiệt hại về người nhưng làm hư hỏng hàng trăm xe máy, 45 xe đạp và một ô tô. Hàng trăm hộ dân phải sơ tán khỏi nhà để đảm bảo an toàn..."

Để tăng cường tính xác thực cho thông tin, tác giả cũng đã đưa ra nhân chứng là Đại tá Đoàn Hữu Thắng - Phó Cục trưởng Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an:

"Cách đây khoảng nửa tháng chúng tôi đã cảnh báo có khả năng, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn ở đây vì còn nhiều điều còn mất an toàn về phòng cháy chữa cháy, nhiều hạng mục chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn và Luật phòng cháy chữa cháy."

Cùng với đó, các thông tin được đưa ra đều có dẫn chứng cụ thể thông qua các văn bản, báo cáo, quyết định, chứng từ,... có giá trị về mặt pháp lý đảm bảo tính xác thực:

"Trong kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm như sai phạm về mật độ xây dựng; xây dựng hoặc chuyển đổi mục đích trái quy định, phần xây thêm sai quy hoạch chia thành các căn hộ để bán. Đơn cử chỉ với một dự án như VP6 tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đã xây trái phép 10 tầng cắt giảm một tầng kỹ thuật và hai tầng hầm so với quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư đã có thể thu về hàng chục tỷ đồng. Với nhiều sai phạm như vậy nhưng đơn vị này cũng chỉ bị Thanh tra Bộ Xây dựng phạt 1 tỷ 095 triệu đồng."

Tính chính xác cũng được thể hiện thông qua các nguồn tin cung cấp thông tin tin cậy. Trong tác phẩm "Đằng sau những tin đồn thất thiệt" (phát sóng ngày 29/03/2016), trước những thông tin tràn lan trên mạng xã hội về vụ việc sư trụ trì chùa Cao Linh tại phường Bắc Sơn, huyện An Dương, TP Hải Phòng buôn bán ma

túy, tàng trữ vũ khí, phóng viên đã cung cấp cho khản giả những thông tin chính xác thông qua những nguồn tin tin cậy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông Nguyễn Đức Thịnh (số 30 Ngành Hàn, quận Kiến An, TP Hải Phòng): "Tôi đến với phật pháp được 4 năm nay rồi cũng do cái tin đồn thất thiệt ở trên mang mà tôi đến được với thầy. Khi thấy tin đồn tôi cũng đến đây tìm hiểu và thấy không phải như thế. Tôi thấy ở đây không hề như dư luận nói."

Đại úy Bùi Viết Giang (Đội An ninh, Công an huyện An Dương, TP Hải Phòng): "Qua xác minh những nguồn tin đó là những nguồn tin không có thật. Từ trước đến nay, các hoạt động của chùa luôn báo về cho cơ quan an ninh nắm và cũng thuần túy về tôn giáo chứ không hề phát hiện gì như tin đồn mà một số thông tin báo chí đưa tin, đó là không có".

Ông Lê Văn Thụy (Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, huyện An Dương, TP Hải Phòng): "Trong thời gian gần đây nó nổi lên một số vấn đề, dư luận trên các thông tin nhất là báo mạng nói về việc sư trụ trì chùa Cao Linh vi phạm Pháp luật tức là buôn bán, tàng trữ ma túy rồi bị lực lượng công an truy bắt. Đối với địa phương thì chúng tôi thấy việc đó hoàn toàn không có thực. Đây là một thông tin bịa đặt gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà tu hành".

Thông qua phỏng vấn của những cá nhân có danh tính xác thực tác giả đã cung cấp cho khán giả những thông tin về sự thật đang diễn ra tại chùa Cao Linh, TP Hải Phòng.

Bên cạnh tính chính xác, thông tin trong các phóng sự điều tra được khảo sát đều đảm bảo tính khách quan. Để đưa ra thông tin, tác giả không chỉ dựa trên thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phóng sự điều tra trên kênh truyền hình công an nhân dân (khảo sát chuyên mục camera giấu kínvà điều tra qua thư khán giảtừ tháng 12 2015 đến tháng 5 2016) (Trang 48 - 82)