tạo, doanh nghiệp Việt Nam lại vừa mới trưởng thành do vậy cần xác định được thế mạnh chủ yếu của mình để tiến hành thâm nhập vào thị trường Mỹ. Hiện nay Việt Nam gia nhập WTO các hàng rào về thuế dần dần sẽ xóa bỏ, do đó rất khó khăn cho thủy sản Việt Nam vào các trị trường lớn như Mỹ.
2.3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Mỹ:
Từ đầu năm đến nay xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có sự đảo chiều về cơ cấu thị phần. Một số thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị mất do thủy sản bị phát hiện là nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm. Vừa qua Mỹ đã tiến hành kiểm tra chất lượng thủy sản của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đây là lời cảnh báo cho thủy sản Việt Nam cần quan tâm triệt để đến chất lượng. Tại thị trường Mỹ đã dựng lên hàng rào VSATTP đối với hàng thủy sản nhập khẩu. Nhưng các doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn VSATTP của thị trường Mỹ. Chúng ta tiến hành kiểm tra và phát hiện các hóa chất kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu như Chloramphenicol, AOZ, SEM… đây là những hóa chất bị cấm đối với mặt hàng xuất khẩu. Trước đây việc kiểm tra VSATTP là không bắt buộc chỉ khi doanh nghiệp yêu cầu và doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Hiện nay việc kiểm tra chất lượng do tổ chức VSATTP kiểm tra, không chỉ liên quan đến chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành thủy sản. Mặt hàng thiếu kém về chất lượng sẽ làm giảm uy tín trên thị trường, sẽ bị trả lại ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của toàn bộ ngành thủy sản nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Hiện nay tôm sú và cá da trơn đang là 2 sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta sang thị trường Mỹ. Nhưng cá da trơn gặp rào cản về thương mại khi xuất khẩu sang thị trường này. Mặt khác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nơi chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước ta hiện đang không ổn định. Đó là tình trạng tôm, cá chết có
chiều hướng ngày càng tăng do chất lượng con giống chưa đảm bảo, môi trường ao bị ô nhiễm. Người dân một phần do ý thức, một phần do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng thức ăn, thuốc thú y có nhiễm chất kháng sinh, nhưng tỷ lệ này rất ít, vì diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện nay chưa đến 10% tổng diện tích nuôi tôm cả nước. Người dân chủ yếu nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến.
Vừa qua hiện tượng chích tạp chất vào tôm nguyên chất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có lúc đã xảy ra. Mặc dù bộ thủy sản đã nhiều lần ngăn chặn nhưng hiện tượng này vẫn tiếp diễn nhất là trong thời điểm thiếu nguyên liệu chế biến. Một số doanh nghiệp do thiếu hiểu biết đã sử dụng hóa chất, kháng sinh bị cấm để vệ sinh, sát trùng chân tay bảo hộ lao động.
Từ những thiếu sót trong khâu nuôi trồng, chế biến nêu trên. Hơn nữa thị trường Mỹ là thị trường có nhiều khắt khe, hệ thống pháp luật phong phú, chặt chẽ, phức tạp. Là nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ mạnh. Đòi hỏi Việt Nam có những biện pháp thích hợp.
a.Qui hoạch vùng sản xuất chế biến thủy sản:
Nhà nước và các địa phương cần có cơ chế, chính sách để người dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, qui hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có sự quản lý chặt chẽ theo mô hình quản lý cộng đồng từ sản xuất con giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xuất khẩu thủy sản. Trong xu thế công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay thì việc qui hoạch này là hết sức cần thiết. Nó cho phép khai thác hợp lý lợi thế so sánh để sản xuất thủy sản, cho phép tạo ra nguồn nguyên liệu tốt cho các doanh nghiệp chế biến, nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến với giá cả cao cho các doanh nghiệp đồng thời định hướng cho phát triển nuôi trồng chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường Mỹ. Cũng nhờ vào việc qui hoạch mà các hoạt động sản xuất,chế biến, bảo quản, vận chuyển sẽ có sự phối hợp đồng bộ từ đó giảm được chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng chính là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu xuất khẩu.
Trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư xây dựng hệ thống ao hồ phù hợp với diện tích nuôi trồng thuận lợi cho cá tôm phát triển. Đối với khu nuôi trồng trên diện tích sẵn có từ trước cần phát triển nâng cao hệ thống thủy lợi đồng bộ, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi xảy ra nhiều lũ lụt nhất. Đồng thời phải thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết để có những biện pháp đối phó hạn hán, lũ lụt xảy ra.
_ Trong chế biến: đây là khâu quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Đầu tư để mua sắm dây chuyền chế biến hiện đại đồng thời đầu tư vùng nguyên liệu, liên kết người nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch phục vụ chế biến. Xây dựng các dự án hỗ trợ trong giai đoạn đầu cho các nhà máy chế biến, nâng cấp trang thiết bị và dây chuyền chế biến thủy sản. Đầu tư vào các dự án phát triển dây chuyền sản xuất, các sản phẩm có giá trị gia tăng, hệ thống xử lý nước và rác thải chế biến thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường hiện nay.
_ Trong công tác chọn giống nuôi trồng thủy sản: khu vực thực hiện công đoạn này đòi hỏi phải được đầu tư chọn lọc kỹ lưỡng, lựa chọn loại giống có chất lượng cao và theo nhu cầu thị trường. Tập trung vào kỹ thuật sinh sản nhân tạo đối với các loại tôm sú, phát triển công nghệ sản xuất giống. Ngoài ra còn đầu tư trong việc chọn thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sinh sản.
b.Đẩy mạnh cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến:
Bộ thủy sản vẫn xác định Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta và bằng mọi cách phải giữ vững. Để làm được điều này, cần có sự liên kết ngang ( doanh nghiệp chế biến_ người nuôi thủy sản), liên kết dọc ( nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản). Sự liên kết trong cơ cấu này sẽ tạo ra các sản phẩm thủy sản sạch, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản “ từ ao nuôi đến bàn ăn” dễ dàng hơn. Đẩy mạnh nuôi trồng
thủy sản, triển khai các biện pháp để quản lý vùng nuôi và chất lượng sản phẩm.
c.Phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định;
Nguyên liệu được sử dụng cho chế biến hiện nay vẫn chưa ổn định đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm đang diễn ra. Cần đẩy mạnh hơn nữa, mở rộng và triển khai các mô hình nuôi thủy sản sạch tại một số nơi như Bến Tre, Cam Lập ( Khánh Hòa), Vĩnh Hậu ( Bạc Liêu). Qui hoạch vùng thủy sản phát triển ổn định cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ cho các doanh nghiệp chế biến. Đồng thời tiết kiệm nguyên liệu,chi phí sản xuất, tổ chức lại các đội tàu khai thác theo hướng sử dụng hợp lý.
Bên cạnh các giải pháp trên, trong tình hình hội nhập và khó khăn, nguy cơ hiện nay của ngành thủy sản đòi hỏi nhà nước phải hỗ trợ xúc tiến thương mại, duy trì, mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn tại thị trường Mỹ. Ngoài ra đối với mặt hàng cá tra, cá basa phải mở rộng hơn nữa thị trường nội địa, sản xuất ra nhiều mặt hàng chế biến đưa vào các hệ thống siêu thị hiện nay. Do tôm là mặt hàng vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ với giá trị ngày càng cao do đó cần phải giữ vững được vùng tôm nguyên liệu từ Bình Thuận trở vào vì hiện nay tôm sú không còn nhiều quốc gia nuôi được, trong đó có đối thủ cạnh tranh với Việt Nam là Thái Lan.
d.Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng VSATTP:
Đây có thể coi là vấn đề cấp bách hiện nay, khi mà mặt hàng thủy sản đang bị các thị trường từ chối. Trong khi đó Mỹ đang tiến hành kiểm tra chất lượng thủy sản Trung Quốc. Do vậy cần đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm ở các địa phương tạo điều kiện để áp dụng qui trình phân tích dư lượng các chất kháng sinh và hóa chất. Hiện nay khi đã phát hiện ra các lô hàng thủy sản có dung lượng kháng sinh và hóa chất bị cấm thì phải kiên quyết loại bỏ, làm rõ doanh nghiệp nào làm tốt, làm xấu để có chính sách khen thưởng và xử lý kịp thời. Tại các vùng nuôi tôm sú, cá da trơn phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất con giống, thả nuôi, thức ăn, thuốc thú y đến thu hoạch, bảo
quản và chế biến xuất khẩu. Tăng cường các biện pháp giám sát việc nhập khẩu, lưu thông sử dụng kháng sinh cấm trên thị trường, tích cực kiểm tra tàu cá, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cố tình sử dụng kháng sinh cấm trên thủy sản. Cần có cơ chế, qui chế, qui trình kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu, kiên quyết loại bỏ các doanh nghiệp vi phạm qui định về VSATTP. Có xử lý nghiêm minh mới có thể giải quyết được tình trạng hiện nay.
e.Đào tạo đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực thủy sản:
Đầu tiên phải tuyên truyền để những người nuôi thủy sản biết được kế hoạch của nhà nước. Có ý thức hơn nữa trong việc sử dụng các loại hóa chất và chất kháng sinh. Giúp họ thực hiện đúng qui trình chăm sóc thủy sản theo hướng dẫn của Hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đối với các doanh nghiệp còn có ý thức hơn nữa trong việc chê biến, sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động hợp lý, tránh dùng hóa chất trong quá trình chế biến ảnh hưởng đến chất lượng.
Tiến hành xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo chính qui, tập huấn ngắn ngày, dài ngày, tham quan khảo sát. Những hoạt động này sẽ góp phần đào tạo ngành thủy sản Việt Nam một đội ngũ cán bộ và chuyên gia giỏi. Tổ chức liên kết đào tạo nước ngoài về các nội dung chuyên môn và quản lý, tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo với chuyên gia, tham quan, chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của thủy sản hiện nay.
Trên đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường lớn, trong đó có thị trường Mỹ. Đây là thị trường có yêu cầu cao về số lượng cũng như chất lượng. Do vậy để có thể giữ vững thị trường này đòi hỏi ngành thủy sản thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường Mỹ, nắm bắt được nhu cầu của người dân nước này từ đó đề ra các mục tiêu, chiến lược cụ thể cho xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Cùng với những thành tựu to lớn của kinh tế Việt Nam, trong thời gian hiện qua, ngành thủy sản thu được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn từ 1986 đến 2004, giá trị xuất khẩu của cả nước tăng gần 23,5 lần, riêng năm 2005, xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,739 tỷ USD. Ngành thủy sản thu hút được113 dự án FDT với tổng giá trị 250 triệu USD và 13 dự án ODA với tổng giá trị 89,8 triệu USD. Riêng năm 2005 ngành đã tiếp nhận 7 dự án với số vốn 14,35 triệu USD.
Trong chặng đường dài ngành thủy sản đã sớm chủ động và tích cực mở rộng các quốc tế và hội nhập kinh tế và quốc tế đã tranh thủ được một số dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA song phương và đa phương, một số dự án đầu tư trực tiếp. Đồng thời hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực và cac nước.
Bên cạnh những thành tựu, thủy sản Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại. Với chất lượng không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu thị trường. Các hàng rào thương mại Mỹ đã cản trở xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đòi hỏi khắt khe đối với thủy sản Việt Nam. Đây là vấn đề mà ngành thủy sản cần tìm cách tháo gỡ để đứng vững.
Bài viết này đưa ra một số giải pháp để thủy sản Việt Nam có thể giảm được khó khăn hiện nay. Đó là qui hoạch lại vùng sản xuất tập trung được cùng nguyên liệu. Đặc biệt hơn nữa là cần xây dựng phòng thí nghiệm, kiểm tra hóa chất và chất kháng sinh. Đồng thời đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đảng và nhà nước cần nhanh chóng thực hiện góp phần đưa thủy sản Việt Nam đứng vững trên thị trường.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Thương Mại – GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO & GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂN.
2. Báo nghiên cứu kinh tế. 3. Tạp chí kinh tế và phát triển. 4. Tạp chí Cộng Sản.
5. Thời báo kinh tế Việt Nam. 6. Tạp chí thủy sản.
7. Trung tâm tin học – Bộ thủy sản. 8. Trang web:fistennet.gov.vn.