Khó khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.DOC (Trang 25 - 29)

Hoa kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn về thủy sản điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường này. Việt Nam 1 nước đang phát triển mới thâm nhập thực sự vào thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi đó các quốc gia khác đã hình thành mạng lưới bạn hàng phân phối khá bền chặt. Đây chính là thách thức lớn của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Với các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn ta rất nhiều, đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam cần có những bược đi đúng đắn vào thị trường. Tạo ra được sự tin cậy đối với các mặt hàng thủy sản chủ lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Việt Nam vốn là nước còn yếu kém trong khâu chế biến sản phẩm do điều kiện khoa học, vật chất còn thiếu thốn. Bởi vậy mà thủy sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu chưa nhiều sang Hoa Kỳ, chủ yếu mới ở dạng sơ chế cho nên giá trị xuất khẩu thấp. Cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác về công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam như đã làm với các đối tác khác.

Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ có cản trở rất lớn hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Chúng ta đã phải chịu tác động các loại thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ với mức độ cao từ 37% đến 64%. Hiện nay Mỹ đang tiến hành kiểm tra chất lượng thủy sản của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất lo ngại. Thêm vào đó là hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) đang được các nước nhập khẩu đẩy mạnh hơn, trong đó Hoa Kỳ không phải là nước ngoại lệ. Vấn đề về chất lượng và mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được xác định là có dư lượng hóa chất và kháng sinh cao. Điều này là một khó khăn khi tham gia vào xuất khẩu sang các nước chủ lực hiện nay.

Có thể nói thủy sản Việt Nam đã có rất nhiều sóng gió trên thị trường này .Ngày 1/1/2004 ,Ủy ban Tôm (VSC) của Hiệp Hội Chế biến va Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết :Đêm 31/12/2003 (giờ Việt Nam ) , Liên Minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm”lên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy Ban Thương Mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC).Với mức thuế yêu cầu đối với Việt Nam thừ 30- 99% .Sở dĩ Việt Nam bị kiện là do thủy sản Việt Nam bán trên thị trường Mỹ với giá thấp hơn ở Mỹ.Thêm vào đó việc áp dụng cách tính Zeroing của Mỹ đã khiến rất nhiều nước phải nằm trong tình trạng chống phá giá ,Việt Nam không ngoại lệ trong tình trạng này.Zeroing là 1 phép tính gây nhiều tranh cãi nhất.Trong một mặt hàng bị kiện bán phá giá ,Bộ Thương mại Mỹ sẽ lấy nhiều sản phẩm trong nhóm để so sánh với giá được coi là “chuẩn” .Nếu một sản phẩm bán với giá thấp hơn “chuẩn” ,biên độ phá giá là “dương” ,nhưng sản phẩm khác có giá cao hơn chuẩn ,biên độ phá giá không tính là “âm” mà bị quy về bằng 0 .Kết quả là một con số bình quân giữa “dương” và 0 được áp đặt trên tất cả các sản phẩm.Theo cách này không chỉ gây thiệt hại cho người bị kiện mà còn là động cơ để các doanh nghiệp Mỹ khởi kiện.Sản phẩm thủy sản Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường cũng một phần là do giá bán thấp hơn so với các nước khác.Nguyên nhân dẫn đến Việt Nam có giá tôm thấp và

sản lượng bán ngày càng tăng là do chí phí nhân công thấp ,môi trường nuôi trồng và điều kiện tự nhiên thuận lợi ,nông ngư dân và doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam không ngừng cải tiến công nghệ ,giảm chi phí ,hạ giá thành ,nên sản phẩm tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại tại các thị trường ngoài nước ,trong đó có thị trường Hoa Kỳ .Với lợi thế đó thủy sản Việt Nam đã phải đối mặt với cơn sóng gió vừa qua.Mặc dù hiện nay Mỹ đã xóa bỏ cách tính phi lý này song đối với thủy sản Việt Nam đây là bài học không thể quên.Các doanh nghiệp Việt Nam nên có những cân nhắc khi tham gia vào thị trương này.Cần tìm hiểu kỹ các quy định của thị trường này ,đồng thời không nên chỉ tính trên lợi nhuận thu được mà cần bắt kịp xu hướng của thị trường , nhất là thị trường có nhiều diễn biến phức tạp như thị trường Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động một cách độc lập theo cơ chế thị trường chấp nhận cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường nội địa và ở các thị trường xuất khẩu để tồn tại và phát triển.Họ không nhận bất cứ một sự tài trợ nào từ Chính Phủ Việt Nam ,hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và theo thông lệ luật pháp quốc tế ,tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo quy định của Chính Phủ ,không khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp ở các nước và Hoa Kỳ.Chính vì vậy việc thiệt hại này các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi đơn phương trên thương trường Mỹ.Do vậy Chính Phủ Việt Nam không nên đứng ngoài sự việc này vì nó liên quan đến kinh tế của nước nhà.Các cơ quan nhà nước cần đề ra các biện pháp đưa thủy sản Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng để tiếp tục đứng vững trên thị trường .Đồng thời chúng ta cần liên kết các doanh nghiệp thủy sản lại để tạo lên sức mạnh của cả cộng đồng cùng nhau đưa thủy sản Việt Nam sánh vai các cường quốc trên thế giới.

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức UC at sight không hủy ngang. Ngược lại nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc không quen với phương thức thanh toán này hoặc muốn các phương thức thanh toán khác( D/A, D/P…) thuận lợi, đỡ tốn kém và ít rủi

ro hơn cho họ. Bởi vì theo phương thức thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam thì người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền trước khi hàng đến, trong khi đó thực phẩm trước khi nhập khẩu phải được FDA kiểm tra cho phép mới được nhập vào. Do vậy họ rất sợ vì không đòi được tiền đối với hàng không được FDA cho phép nhập khẩu. Bất đồng trong phương thức thanh toán khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ái ngại khi chọn mặt hàng của Việt Nam.

Hoa Kỳ là 1 nước lớn nên sẽ có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp bậc nhất thế giới. Không có luật sư thì ngay cả người dân Mỹ cũng khó sống bình thường. Ngoài luật pháp liên bang còn có hệ thống luật pháp của các bang.

Với những thách thức và khó khăn trên đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Chính phủ và các doanh nghiệp chế biến cần xác định rõ mục tiêu, phương hướng xuất khẩu. Để có thể duy trì việc ổn đinh việc xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.DOC (Trang 25 - 29)