Chủ trƣơng, giải pháp mới của Đảng bộ và quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 55 - 80)

dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta; lợi dụng việc thu hồi đất rừng bị xâm canh lấn chiếm trái phép, việc xử lý các sai phạm của tôn giáo ở địa phương để chống phá, vu khống chính quyền Bình Phước cướp đất của đồng bào dân tộc thiểu số, đàn áp tơn giáo...

Như vậy những thuận lợi, khó khăn trên đã và đang tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước và các địa phương, trong đó có Bình Phước. Tình hình đó đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Bình Phước phải có những chủ trương đúng đắn, phù hợp để lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng an ninh nói chung và đối với cơng tác tơn giáo nói riêng.

2.2 Chủ trƣơng, giải pháp mới của Đảng bộ và quá trình chỉ đạo thực hiện thực hiện

2.2.1 Chủ trương

Trong giai đoạn 2006 – 2010 công tác tơn giáo cuả Đảng bộ tỉnh Bình Phước có nhiều đổi mới và mang tính tồn diện. Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh (12/2005) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng (2006).

Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ về công tác tôn giáo trong thời kỳ này thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, Đảng bộ xác định cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng về tôn giáo

Trong Chương trình hành động số 19 (2003) về thực hiện Nghị quyết 25 – NQ/TW, Đảng bộ tỉnh đã xác định “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Tuy nhiên, q trình triển khai thực hiện cơng tác tơn giáo, thì cơng tác vận động quần chúng chưa được coi trọng, đặt đúng tầm, đúng vị trí, nên hiệu quả cơng tác tơn giáo chưa cao, còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên. Vì vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010, Đảng bộ tỉnh tiếp tục chú ý, nhấn mạnh, xác định rõ vai trị và tầm quan trọng của cơng tác vận động quần chúng trong công tác tơn giáo, để chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, Đảng bộ đã đề ra nhiệm vụ phải tăng cường lãnh đạo hoạt động của MTTQ và các đoàn thể. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ tỉnh (12/2005) khẳng định “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của MTTQ, các đoàn thể. Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên, tạo điều kiện để cán bộ MTTQ, các đoàn thể ở cơ sở phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân; nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS và vùng đồng bào có đạo”[24, tr.59-60].

Nội dung của cơng tác vận động quần chúng ở đây chính là vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tơn giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, các quy định của địa phương. Tham gia vào các phong trào thi đua do địa phương tổ chức phát động, đó là xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; các hoạt động xã hội từ thiện,… Hoạt động tôn giáo phải đúng theo quy định của pháp luật, theo đường hướng hành đạo của từng tôn giáo.

Để thực hiện tốt nội dung này, về phía hệ thống chính trị, MTTQ, các đồn thể, cơ quan thơng tin đại chúng cần phải thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước đến với người dân, đồng bào tôn giáo, để nhân dân nắm được và thực hiện. Các phong trào, các chương trình của Nhà nước, địa phương thực hiện cần phải tính đến hiệu quả, ý nghĩa thiết thực, tránh phơ trương, hình thức, … khi ấy việc tun truyền, vận động quần chúng tham gia mới đạt kết quả cao.

Trong xử lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo, chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, để chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ nắm được và tạo sự đồng thuận trong việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Cần có biện pháp xử lý khéo léo, tránh hành chính hóa, luật hóa vấn đề tơn giáo, quan điểm của Đảng bộ về xử lý vấn đề tôn giáo là “biến cái to thành cái nhỏ, cái nhỏ thành cái khơng có gì” và “Dễ làm trước, khó làm sau”, khơng nên áp dụng những biện pháp

mạnh, cứng nhắc khi chưa cần thiết. Điều này đã được chính quyền, các ban ngành tỉnh Bình Phước áp dụng và đem lại những kết quả thiết thực, tạo được sự đồng thuận của nhân dân khi xử lý các sai phạm trong hoạt động tôn giáo.

Công tác vận động quần chúng không chỉ tuyên truyền chủ trương, mà còn phải làm sao để các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tơn giáo hiểu được chủ trương của Nhà nước, thấy được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng bào có đạo. Từ đó nhận thức rõ vai trị trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với xây dựng quê hương Bình Phước. Đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản mà Đảng bộ đặt ra cho công tác vận động quần chúng đối với tôn giáo. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác tôn giáo.

Thứ hai, tăng cường công tác tôn giáo gắn với chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Chủ trương thực hiện công tác tôn giáo gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng bộ tỉnh đề ra từ Đại hội VII (2001), sau 5 năm thực hiện tuy đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện công tác tôn giáo, trong phát triển kinh tế, xã hội, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (12/2005), đã thảo luận, xem xét, kiểm điểm đánh giá một cách nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII về công tác tôn giáo, về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó, Đảng bộ đã có những bổ sung và cụ thể hóa sâu hơn việc thực hiện quan điểm, chủ trương “thực hiện công tác tôn giáo gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội”, bằng việc “tăng cường công tác tôn giáo gắn với chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân”.

Như vậy, quan điểm xuyên suốt của Đảng bộ đó là gắn cơng tác tôn giáo với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt công tác tôn giáo để ổn định chính trị, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại phát

triển kinh tế - xã hội tác động trở lại để thực hiện tốt công tác tôn giáo. Đây là hai mặt của vấn đề có tác động qua lại, có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Mục tiêu tăng cường công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh là nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo trên tất cả các bình diện: cơng tác vận động quần chúng, công tác quản lý nhà nước, công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo; đồng thời, quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phải gắn kết các nội dung lại, gắn việc thực hiện công tác tôn giáo với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế với chăm lo nâng cao đời sống nhân dân.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo, suy cho cùng đều hướng đến xây dựng nước Việt Nam là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Vì thế, qn triệt tinh thần trên của Đảng, nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu “Nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo, chú trọng công tác vận động chức sắc, tín đồ …. Chăm lo tốt hơn nữa về đời sống, dân trí đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo. Đồng thời ngăn chặn các hoạt động mê tín, dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương”[24]. Đây là mục tiêu xuyên suốt mà Đảng bộ Bình Phước đề ra, địi hỏi các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Thứ ba, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để nâng cao hiệu quả cơng tác tơn giáo

Tín ngưỡng, tơn giáo có tác động hết sức phức tạp đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế Đảng bộ tỉnh Bình Phước xác định công tác tôn giáo là cơng tác chính trị đặc biệt, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị phải thực hiện. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo, chủ trương của Đảng bộ là phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó nịng cốt là các cơ quan chuyên trách như Ban Dân vận, Ban Tôn giáo, Công an tỉnh, UBMTTQ tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, chính quyền trong việc

thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tơn giáo. Các cơ quan khác có trách nhiệm thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong lĩnh vực chun mơn được giao, đồng thời tích cực phối hợp với cơ quan chuyên trách để đạt được mục đích cơng tác tơn giáo của Đảng bộ đề ra.

Trong q trình triển khai thực hiện cơng tác tơn giáo từ 2006 - 2010, Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan chuyên trách và hệ thống chính trị cần phối hợp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo, về công tác vận động quần chúng, về đấu tranh chống lợi dụng tơn giáo. Trong đó chú ý nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tơn giáo, vì đây là khâu cịn nhiều tồn tại hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục, hơn nữa là bộ phận trực tiếp giải quyết nhu cầu của công dân. Trong khi tình hình tơn giáo trong nước thời gian này xảy ra nhiều vụ việc tôn giáo phức tạp như: 42 Nhà Chung, 78 Nguyễn Lương Bằng thành phố Hà Nội; vụ loan lý của Thích Quảng Độ ở Huế; vụ Cồn Dầu – Đà Nẵng; chứng tích chiến tranh Tam Tịa – Quảng Bình; sự kiện Làng mai – Chùa Bát Nhã – Lâm Đồng,… Vì vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết, xử lý các nhu cầu tơn giáo chính đáng của nhân dân.

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần tỉnh lần VIII, năm 2008, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 23, 24, 25 của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa IX) “Về phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc, về cơng tác dân tộc, công tác tôn giáo”; 5 năm thực hiện Thông báo 160 –

TB/TW (2004) của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương công tác đối với đạo

Tin lành”. Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiệm vụ phải tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác vận động quần chúng, tăng cường hơn nữa trong việc lãnh đạo thực hiện cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Điều đó phản ánh quyết tâm chính trị của Đảng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tơn giáo, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng, địi hỏi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải thực hiện.

Thứ tư, chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán trong vùng đồng bào dân tộc - tôn giáo

Cùng với việc tăng cường bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp, Đảng bộ tỉnh đặc biệt chú ý đến xây dựng lực lượng nịng cốt trong vùng đồng bào DTTS, đồng bào tơn giáo. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh nêu rõ: “Xây dựng lực lượng nịng cốt của Đảng, Chính quyền trong các tôn giáo, hướng các tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật và pháp lệnh tôn giáo”[24, tr.60]. Việc xây dựng lực lượng nịng cốt của Đảng, chính quyền trong cơng tác tôn giáo ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng, là hệ thống mắt xích quan trọng, cánh tay nối dài của Đảng, chính quyền trong các phong trào, các đợt tuyên truyền vận động, cũng như trong đấu tranh xử lý đối với các vấn đề hoạt động tôn giáo ở địa phương.

Các đồn thể chính trị - xã hội cũng chăm lo, bồi dưỡng và phát triển, đoàn viên, hội viên, xây dựng những đoàn viên, hội viên nòng cốt, cốt cán trong các phong trào. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ đối với lực lượng nòng cốt, cốt cán phong trào, xây dựng những lực lượng nòng cốt, cốt cán là người DTTS, đồng bào có đạo.

2.2.2 Giải pháp

Từ năm 2006 đến 2010, thực hiện chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã đề ra một số giải pháp thực hiện như sau:

Một là, chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về tôn

giáo và công tác tôn giáo

Thực hiện chính sách dân tộc và tơn giáo ở Bình Phước trong mọi giai đoạn phải luôn lấy mục tiêu giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ và vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân. Phải trên cơ sở xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá

khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Trong thực tế ở Bình Phước, việc giải quyết vấn đề tơn giáo cịn nhiều bất cập, nhất là đối với đạo Tin lành. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do cán bộ, đảng viên chưa hiểu biết đầy đủ về tôn giáo và chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước; giữa các cấp, các ngành có lúc chưa có sự thống nhất trong nhận thức, hành động khi xử lý, giải quyết một số vụ việc tôn giáo, lúng túng trước diễn biến của hoạt động tôn giáo, trong khi các thế lực bên ngoài đang gia tăng đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hịa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để chống phá Nhà nước ta. Vì vậy, giải pháp của Đảng bộ là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, học tập nghị quyết, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác tôn giáo, để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cơ sở cần nhận thức lại thế nào là tơn giáo, tơn giáo có vai trị, ảnh hưởng gì đối với đời sống chính trị, xã hội, nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng đối với tôn giáo, công tác tôn giáo.

Mặt khác, khắc phục những định kiến đối với tôn giáo, định kiến cho Tin lành là Fulro nên cần loại bỏ; hoặc nghĩ rằng làm công tác tôn giáo đồng nghĩa với việc ngăn chặn, kiềm chế tôn giáo phát triển. Đành rằng trong q khứ của một số tơn giáo, có nhiều điều phải lên án, song đó khơng phải là mặt bản chất của tơn giáo. Bản chất của tơn giáo là tính thiện, các giá trị nhân văn, đạo đức tơn giáo phù hợp với giá trị đạo đức xã hội. Vì vậy, cần phải nhìn nhận tơn giáo một cách khách quan, khoa học, toàn diện, phải chú ý cả mặt tích cực và tiêu cực, để khai thác phát huy cái tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, tránh tuyên truyền đối lập với mặt có lợi và trái quy luật, làm mất lịng dân.

Bên cạnh đó, cần nhận thức rõ âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo. Ý đồ và phương thức của địch là gắn liền tôn giáo với dân tộc, thông qua tôn giáo để nắm dân tộc, biến mâu thuẫn từ vấn đề tôn giáo thành vấn đề dân tộc. Trong khi đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, lại rất nhạy cảm với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 55 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)