Cơng tác dân số và kế hoạch hố gia đìn hở Cao Bằng trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 50 - 54)

những năm vừa qua

2.1.2.1. Kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Chương trình dân số 12/CT-TU ngày 26/4/1993 của Tỉnh ủy Cao Bằng về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã thu được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Các chính sách về dân số được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và thực sự đã đi vào cuộc sống của mỗi người dân tạo ra phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình được tồn xã hội hưởng ứng và tham gia tích cực. Bộ máy tổ chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được kiện tồn, nguồn kinh phí được quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả. Những thành công cụ thể của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2000-2010 là:

Thứ nhất, Nhận thức và hành động của toàn xã hội về dân số - kế hoạch hóa gia đình được nâng lên rõ rệt

Đại bộ phận các đảng viên, quần chúng nhân dân có nhận thức đúng và đồng tình ủng hộ các mục tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Cơng tác

dân số - kế hoạch hóa gia đình được coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đông đảo nhân dân đã hiểu rằng: Kế hoạch hóa gia đình là góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc. Quan niệm về hơn nhân, gia đình và sinh đẻ đã chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người chấp nhận quy mơ gia đình nhỏ, nâng cao tuổi kết hơn, đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít con để ni con khỏe, dạy con ngoan.

Từ chuyển biến về nhận thức đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong nhân dân. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai đã tăng 5,4% vượt kế hoạch đề ra là tăng mỗi năm từ 1,5 - 2%. Từ năm 2000 đến năm 2010: tỷ lệ sử dụng bao cao su tăng từ 2,46% lên 5,51%, tỷ lệ sử dụng biện pháp đình sản nữ tăng từ 1,75% lên 5,51%, tỷ lệ sử dụng viên uống tránh thai tăng từ 1,87% lên 4,56%.

Thứ hai, hệ thống tổ chức làm cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được kiện tồn

Hệ thống tổ chức được kiện toàn theo Quyết định số 229/QĐ-UB ngày 29/11/1991 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Quá trình hoạt động, tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình các cấp khơng ngừng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, hoàn thiện về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động, làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, triển khai có hiệu quả công tác chuyên môn của ngành. Mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thơn xóm, bản làng, cụm dân cư với 2.465 cộng tác viên.

Cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh năm 2000 có 13 cán bộ, đến năm 2009 có 18 cán bộ với 3 phòng ban chuyên môn, số cán bộ có trình độ đại học chiếm 63,4%. Mỗi huyện có từ 2 - 3 cán bộ, số có trình độ đại học 23,9%.

Thứ ba, công tác thông tin, giáo dục truyền thông

Hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông được coi trọng và luôn đi đầu trong các hoạt động, đã huy động được đông đảo các lực lượng xã hội và

cá nhân tham gia vào tuyên truyền, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình dưới nhiều hình thức như: Truyền thông đại chúng, truyền thông vận động trực tiếp của đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Các mơ hình truyền thơng dân số - kế hoạch hóa gia đình được xây dựng tiếp cận với từng nhóm đối tượng. Tạp chí thơng tin dân số được duy trì qua các năm. Các sản phẩm truyền thông đã đa dạng và phong phú hơn. Giáo dục dân số trong nhà trường bước đầu được thực hiện.

Thứ tư, hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản được đáp ứng

Quá trình hoạt động, hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã khơng ngừng được củng cố và lựa chọn loại hình cho phù hợp. Để khắc phục tình trạng thiếu cơ sở làm dịch vụ, thiếu cán bộ kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh, loại hình cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình từ mơ hình “tĩnh” đã được chuyển sang mơ hình “lưu động” triển khai đến các xã, phiên chợ ở các địa phương. Hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân, các đơn vị y tế Trung ương đóng tại địa phương được huy động tích cực tham gia vào cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Cao Bằng là một trong tám tỉnh, thành trong cả nước vận dụng việc ký kết hợp đồng trách nhiệm với nhiều đầu mối, nhằm mục đích đưa dịch vụ đến với dân.

Thứ năm, thực hiện chế độ chính sách có hiệu quả

Các chính sách do Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phù hợp với thực tế và được thống nhất triển khai từ tỉnh đến cơ sở, khuyến khích lợi ích trực tiếp cho các đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình và những người cung cấp dịch vụ đã thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân vào chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, làm tăng nhanh số người chấp nhận các biện pháp tránh thai, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, chấp nhận quy mơ gia đình nhỏ. Nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác, chính sách ưu

tiên phát triển các xã đặc biệt khó khăn đã tạo mơi trường thuận lợi và tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Thứ sáu, kết quả thực hiện mục tiêu giảm sinh

Mục tiêu của Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2000-2010 là: “giảm nhanh tỷ lệ sinh để đến năm 2010 con số bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt mức 3,9 con và quy mô dân số khoảng 610.000 người”. Kết quả, tỷ suất sinh đã giảm 13,71%, số con của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm 1,96 con, quy mô dân số 490.335 người.

Do mức sinh giảm nhanh, bình quân mỗi năm giảm 1,37% (mục tiêu của chiến lược mỗi năm 0,6-0,8‰) nên 10 năm qua, số trẻ tránh sinh gần 50.000 trẻ tương đương với một huyện đông dân của tỉnh. Với các kết quả trên, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh về cơ bản đã được khống chế và khả năng bùng phát mức sinh cao khó có thể xảy ra, nhờ đó đã giảm bớt áp lực về quy mô dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho ăn, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, tạo việc làm.

2.1.2.2. Hạn chế cịn tồn tại

Trong cơng tác chỉ đạo, điều hành một số nơi các cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đầy đủ, thiếu quyết tâm tạo cơ chế chính sách sát thực hơn để giải quyết các vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình. Việc phân cơng trách nhiệm giữa cơ quan thường trực và các ngành thành viên có lúc chưa hợp lý, rõ ràng và chưa tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong công tác chỉ đạo và cơ chế ngân sách cho hoạt động. Kỹ năng và năng lực quản lý điều hành trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cấp tỉnh, cấp huyện, thị còn yếu.

Các giải pháp của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình cịn có một số nội dung chưa thích hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. So với mức bình qn của cả tỉnh, tỷ suất sinh ở một số huyện cao hơn rất nhiều, như: Bảo Lạc 28,07%, Ngun Bình 28,31%, Thơng Nơng 27,54%,

trong đó có huyện Bảo Lâm vượt cao hơn hẳn 38,31% (cả tỉnh 23,69%); các chỉ số về trẻ em suy dinh dưỡng, chết trẻ sơ sinh, viêm nhiễm đường sinh sản ở phụ nữ đều ở mức cao; công tác thông tin, giáo dục truyền thông chưa đáp ứng kịp thời; hệ thống cung ứng dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình một số nơi chưa thuận tiện, an toàn và chất lượng.

Do quá bức xúc về sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân nên chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình thời gian qua đã có sự mất cân đối, việc chỉ tập trung vào mức giảm sinh thơng qua kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế tốc độ gia tăng dân số, chưa chú trọng nhiều đến khía cạnh khác như chất lượng, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư, các nội dung khác của chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm thích đáng.

2.2. Thành tựu và những hạn chế của việc thực hiện bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hố gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 50 - 54)