Nhóm giải pháp văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 86 - 89)

Thứ nhất, truyền thông thay đổi hành vi:

Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi là tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số/kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thơng tin với nội dung và hình thực phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ - chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, đặc biệt tập trung cho vùng cao, vùng khó khăn.

Đối với lớp trẻ: Đưa giáo dục dân số thành môn học trong nhà trường, giúp giới trẻ có ý thức và hành vi đúng đắn về giới và giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình phát triển bền vững gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống, tài nguyên, môi trường… ngay ở lứa tuổi đi học.

Tăng cường tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình: Đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm sinh vững chắc và giảm nhanh tỷ lệ nạo phá thai. Lựa chọn và triển khai những mơ hình cung ứng dịch vụ phù hợp với từng vùng và từng đối tượng.

Nâng cao chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em: Trang bị kiến thức cho bà mẹ về chế độ dinh dưỡng, tiêm chủng và phòng bệnh cho bà mẹ, tăng tỷ lệ ni con bằng sữa mẹ. Xây dựng và hồn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí cán bộ cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, để nhân dân các dân tộc ít người có đủ điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng mơ hình lưu động để thực hiện các chức năng khám chữa các bệnh xã hội, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.

Vận động khuyến khích nam giới tham gia chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình nên là một trong những chiến lược trong công tác dân số. Bởi khi nam giới tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, giảm bớt tình trạng nạo phá thai, hạn chế tình trạng gia tăng dân số; làm giảm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và lây nhiễm.

Mở rộng các hoạt động truyền thông lồng các vấn đề về giới, giới tính, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới với cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội một cách phong phú, đa dạng nhằm thu hút sự quan tâm của cả nam giới và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục; hạn

chế và tiến tới kiểm soát được tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu dân cư: Củng cố hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý chuyên ngành dân số đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, lập kế hoạch và chỉ đạo điều hành thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chương trình dân số từ tỉnh, huyện đến cơ sở.

Thứ hai, cơ chế chính sách xã hội: Xây dựng các chính sách nhằm tác

động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu mức giảm sinh. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách dân số gắn với phát triển, tạo cơ sở pháp lý và động lực thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện. Cùng với Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng có những chính sách “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” với các mơ hình, câu lạc bộ chuyên đề như: Câu lạc bộ vì hạnh phúc và sức khỏe của bạn, câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ khơng có người thân mắc các tệ nạn xã hội và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ “Đồng cảm”, “Phịng chống bn bán phụ nữ, trẻ em”… tại các

huyện thị.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành chính sách dân số: Chính sách cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số, chính sách cho đối tượng chấp nhận thực hiện kế hoạch hóa gia đình chính sách hỗ trợ triển khai mở rộng các hoạt động tuyên truyền vận động phù hợp với đặc thù của tỉnh. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy mô khen thưởng nhằm khuyến khích các địa phương, đơn vị, cộng đồng dân cư và các gia đình nhiều thế hệ chấp hành nghiêm túc qui định của Nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng và đánh giá việc triển khai thực hiện đưa chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình vào hương ước, qui ước của thơn, xóm, bản, làng.

Tỉnh cũng ban hành chính sách “Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ”: Cán bộ chuyên trách cấp tỉnh và huyện được đào tạo về kỹ năng phân tích hoạt động, đề xuất xây dựng chính sách, kiểm tra và giám sát các hoạt động, xây dựng kế hoạch, quản lý, điều hành, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 86 - 89)