Chủ trương của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện gia lộc (tỉnh hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 40 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương phát triểnkinh tế của Đảng bộ

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010)

* Bối cảnh và yêu cầu đặt ra

Bối cảnh: Trong quá trình đất nước đang hòa chung với không khí hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó phát triển kinh tế đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn. Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản liên tục gia tăng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời tạo thêm việc làm, bảo đảm đời sống của nông dân và giữ vững ổn định xã hội.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, huyện Gia Lộc chưa thực sự tập trung vào phát triển kinh tế, bộ máy Đảng Bộ huyện chưa được ổn định. Huyện Gia Lộc là một huyện được tách ra từ huyên Tứ Lộc. Ngày 27/01/1996 Chính phủ đã ra Nghị định số 05/NĐ - CP " V/v chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập2 huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc".

Ngày 16/02/1996 Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Hưng ra Quyết định số 31/QĐ - TU "V/v thành lập Đảng bộ và chỉ định BCH Đảng bộ huyện Gia Lộc". Chính vì thay đổi đó đã khiến cho nhân dân luôn rơi vào tình cảnh hoang mang, lo lắng bởi thay đổi bất ổn định. Chia tách thành hai huyện khác nhau sẽ khiến cho Đảng bộ huyện bước đầu sẽ yếu kém kinh nghiệm. Hiệu quả kinh tế sẽ không cao [4. Tr 141]. Chính vì sự chia tách đó cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong ngành nông nghiệp. Bởi lẽ, chia tách thành hai huyện khác nhau và thành lập Đảng bộ khác nhau, sẽ dẫn tới các bộ máy trong Đảng bộ huyện non yếu, thiếu kinh nghiệm. Dẫn tới hiệu quả phát triển kinh tế sẽ không cao. Đặc biệt, ngành nông nghiệp lại là một trong những ngành cung cấp nguồn lương thực chính cho nhân dân, là nguồn duy trì sự sống của con người.

Yêu cầu đặt ra: Chính từ sự chia rẽ đó và thành lập Đảng bộ huyện mới non yếu thiếu kinhnghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cho sự phát triển ở giai đoạn đầu hình thành. Và trước năm 2005 huyện thực hiện nhiều kế hoạch nhằm phát triển vàthu được nhiều thắng lợi trên các mặt kinh tế nhưng vẫn còn manh mún, phát triển kinh tế không được như ý. Đồng thời vớiđó còn nhiều tồn tại những khó khăn trong nông nghiệp như diện tích đất ngày càng thu hẹp do xây dựng quá nhiều các công ty, tập đoàn. Từ đó, đặt ra những yêu câu cấp thiết để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là tập trung giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân; có những chính sách, chủ trương cụ thể, phù hợp cho từng vùng, từng xã trong huyện.

* Chủ trương của Đảng bộ huyện

Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, căn cứ vào bối cảnh và yêu cầu thực tế của địa phương. Đảng bộ huyện Gia Lộc đã chủ động trong việc hoạch định chủ trương, đường lối cụ thể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lộc. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXIII đã được diễn ra. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII diễn ra trong thời điểm công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo tiếp tục đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng bộ và nhân dân trên chặng đường phát triển mới, Đại hội XXIII Đảng bộ huyện có nhiệm vụ đánh giá những ưu, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo nhiệm kỳ qua, từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ tới.

Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc đề ra nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Tiếp tục xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về nông nghiêp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Tập trung chỉ đạo qui hoạch và mở rộng các vùng gieo cấy lúa lai, lúa chất lượng. Phấn đấu diện tích gieo trồng đạt 14.050 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm là 8.100 ha. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, lúa lai hàng năm đạt trên 60%, năng suất lúa đạt 135,2 tạ/ha/năm [5,Tr. 21].

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là những vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh

mương và phát triển thuỷ lợi, nâng cao năng lực tưới tiêu, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi, chú trọng nâng cao hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi. Thực hiện quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Xây dựng mới trạm bơm tiêu tại xã Đoàn Thượng và đầu tư, nâng cấp tuyến kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng.Khuyến khích phát triển các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, nhất là chế biến nông sản - thực phẩm. Đổi mới hoạt động các HTX dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích phát triển HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại; nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ HTX.

Huy động sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, từng bước xây dựng huyện Gia Lộc ngày càng phát triển, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm tiếp theo ( 2006 - 2010 ). Toàn thể nhân dân huyện Gia Lộc luôn luôn phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn tác động đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân trong huyện tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và giành được thành tích trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường.

Về mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế nông nghiệp được Đại hội nêu ra: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm trở lên. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 3%; công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 25,4%, dịch vụ 16%. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng ; cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng , dịch vụ: năm 2010 là 33,7% – 33,7% – 32,6%). Một số chỉ

tiêu bình quân đầu người/năm, như: Lương thực bình quân năm 2010 là 486kg/người. Giá trị sản xuất bình quân năm 2010 (ước): 12,8 triệu. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 54,4 triệu đồng. Hệ số sử dụng đất năm 2010 ước 2,9 lần [5, Tr. 1].

Những mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra đã thúc đẩy phát triểnkinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Và những nhiệm vụ Đại hội đề ra gần như đã đạt và thậm chí vượt chỉ tiêu tuy nhiên một số lĩnh vực vẫn còn giảm nhưng giảm mức độ nhẹ.

Kết quả đạt được là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 1,7%/năm; công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng 25,8%/năm, dịch vụ tăng 15,6%/năm . Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng ; cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng , dịch vụ: năm 2005 là 48,3% – 22,5% – 29, 2%, đến năm 2010 ước đạt: 35,8% – 34,6% – 29,6% . Một số chỉ tiêu bình quân đầu người/năm đạt cao, như: Lương thực bình quân năm 2010 (ước): 530kg/người, đạt 109% . Giá trị sản xuất bình quân năm 2010 (ước): 13 triệu đồng/người, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 2005. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 54,4 triệu đồng (giá cố định); 127,3 triệu đồng (giá hiện hành), đạt 98,9% (mục tiêu Đại hội là 54,8 triệu đồng). Hệ số sử dụng đất năm 2010 ước đạt 3,0 lần [8].

Tiếp tục sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường.Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc còn nhấn mạnh xác định sản xuất nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường, tiếp tục xây dựng nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển

toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (giá cố định) ước năm 2010 đạt 592.803 triệu đồng, tăng bình quân 1,7%/năm (mục tiên Đại hội tăng 3%). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.Tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng từ 29,9% (năm 2005) lên 41,6% (năm 2010); ngành trồng trọt giảm từ 65,7% (năm 2005) xuống còn 55,6% (năm 2010). Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định) năm 2010 ước đạt 357.632 triệu đồng, giảm bình quân 0,4%/năm (mục tiêu tăng 1,2%). Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 ước đạt 17.162 ha, đạt 104% (mục tiêu 16.450 ha). Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 71.441 tấn, đạt 105% (mục tiêu 67.875 tấn). [5, Tr. 2]

Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã đề ra đề án 01/ ĐA - HU về " Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao" được BCH Đảng bộ huyện khóa XXIII duyệt và ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006. Đã chỉ đạo xây dựng và hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các xã xây dựng các vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh rau quả tập trung; đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.Diện tích lúa năm 2010 là 10.159 ha, giảm 773 ha so với năm 2005 nhưng luôn giữ được năng suất tương đối cao, bình quân 1 vụ đạt 64,1tạ/ha (mục tiêu 67,6 tạ/ha). Năm 2010, diện tích gieo cấy giống lúa lai, lúa chất lượng chiếm 60% tổng diện tích gieo cấy, tăng 28% so với năm 2005. Đã có 53 vùng rau quả tập trung với tổng diện tích 571,16 ha, trong đó, có 5 vùng với quy mô từ 10 ha trở lên tại 5 xã với tổng diện tích là 73,07 ha. Giá trị sản xuất bình quân 01 ha cây rau màu so với năm 2005 đạt cao: vụ đông 65,3 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 32,1 triệu đồng; vụ xuân đạt 64,5 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 29,3 triệu đồng; vụ hè, hè thu đạt 62,1 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 25,6 triệu đồng"[5, Tr. 2].

Đã có một số cánh đồng đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ ha (giá hiện hành) ở xã Gia Xuyên, Đoàn Thượng, Thống Kênh, Hoàng Diệu, Lê Lợi, Nhật Tân...

Đặc biệt, với đề án số 01/ĐA - HU về "quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao" đã được BCH Đảng bộ huyện khóa XXIII phê duyệt và ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006. Và thực hiện chọn vùng quy hoạch như số lượng vùng quy hoạch. Đến tháng 03 năm 2009, toàn huyện có 15/23 xã, thị trấn chọn được 38 vùng với tổng diện tích là 433,66 ha đạt 111,2 % mục tiêu đề án. Tổng số hộ trong 38 vùng, ở 32 thôn quy hoạch sản xuất chuyên canh rau quả trước khi chưa quy hoạch là 6.868 hộ, bình quân 1 hộ có diện tích là 631 m2. Sau khi quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh đã được quy hoạch vùng có 8 xã: Lê Lợi, Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Hoàng Diệu, Gia Lương, Gia Xuyên, Quang Minh, Phạm Trấn, .... đã thực hiện đổi ruộng cho nhau. Các vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh rau quả bước đầu đã thực hiện các công thức luận canh có hiệu quả như: Cần tây, tỏi tây từ 2 đến 3 vụ rau; Dưa hấu, cải bắp; lúa. Từ thực tế sản xuất của các vùng với các công thức luân canh cụ thể cho thấy với tổng diện tích 356,06 ha, với hệ số quay vòng đất đạt 4,19 lần đã cho sản lượng rau quả 38.100 tấn, chiếm 17,4 % tổng sản lượng rau quả năm 2007. Giá trị sản xuất đạt 63.235 triệu đồng, chiếm 11,1 % giá trị sản xuất ngành trồng trọt, bình quân 1 ha canh tác đạt 177,6 triệu đồng, tăng 57,6 triệu đồng so với mục tiêu đề án, tăng 65 - 70 triệu so với diện tích chỉ cấy 2 vụ lúa 1 vụ đông. Mặt khác từ việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, đã tạo điều kiện thuận lợi để các công ty, doanh nghiệp, trạm trại đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân: Viện cây lương thực - thực phẩm phối hợp sản xuất rau an toàn vụ đông tại xã Lê Lợi với diện tích 10 ha; công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương thu mua trên 1000 tấn bắp cải của Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Phạm Trấn, Đoàn Thượng để xuất khẩu sang Đài Loan; Công ty Phương Lam thu mua trên 300 tấn khoai tây giống tại Nhật Tân và Đoàn Thượng [ 38 tr 2,3]... Do vậy, kinh tế nông nghiệp huyện có rất nhiều thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp đi lên theo chiều hướng tốt hơn.

Chăn nuôi, thủy sản tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 6,3%/năm (mục tiêu 6,7%/năm). Duy trì và tạo điều kiện để phát triển lĩnh vực chăn nuôi tại các trang trại và vùng chuyển đổi theo hướng công nghiệp. "Khai thác có hiệu quả 1.230 ha diện tích nuôi thuỷ sản (mục tiêu 1.124ha), sản lượng cá: 6.880 tấn, đạt 106% (mục tiêu: 6.500 tấn)".[5, Tr. 2]

Phát triển kinh tế chăn nuôi, thủy sản theo mô hình trang trại được quan tâm. Toàn huyện có 270 trang trại (tăng 182 trang trại so với năm 2005) với diện tích 179,28 ha, thu hút 3.256 lao động, thu nhập bình quân 56,07 triệu đồng/trang trại/năm. Ngoài ra, còn có 3.252 hộ chăn nuôi, thả cá theo hướng gia trại.

Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 1,3%/năm, các hoạt động dịch vụ như tưới tiêu, làm đất, giống cây trồng, vật tư, phân bón đã đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. "Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi xuất tiền vay, các hộ nông dân trong huyện đã đầu tư cơ giới hóa, mua 297 máy làm đất công suất 4.990 mã lực, diện tích đất được làm bằng máy đạt 15.920 ha, chiếm 93% diện tích gieo trồng". [5, Tr. 3].

Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc đã luôn xác định được sản xuất nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện. Và thể hiện được rõ nhất thông qua những kết quả đạt được trong những năm qua.

1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010)1.2.1. Về nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện gia lộc (tỉnh hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 40 - 47)