Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc phát triểnkinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện gia lộc (tỉnh hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 68 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc phát triểnkinh tế nông nghiệp

nghiệp(2010-2015)

2.2.1. Về nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Đại hội khẳng định cần phải nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đa dạng các hình thức đầu tư và khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Tập trung chỉ đạo mở rộng các hình thức đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết việc cho người lao động, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc đổi mới.Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công, chăm lo các đối tượng chính sách xã hội, đặc biệt người tàn tật và trẻ em khuyết tật. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động. Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm còn 2,5%.Tính đến năm 2007 dân số huyện Gia Lộc có 153.427 người với thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 là 23,3 triệu đồng (giá hiện hành) [6,Tr. 22]. Do vậy, huyện Gia Lộc đã có nguồn lao động dồi dào, là nguồn lao động chính góp phần vào duy trì và phát triển kinh tế nông nghiệp. Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc hơn. Làm tốt công tác dự tính, dự báo phòng trừ các loại sâu bệnh có hiệu quả.

2.2.2. Về trồng trọt

Với những chủ trương của Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV huyện Gia Lộc đã đề ra trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 đạt được những thành tựu đáng kể. Huyện đã từng bước vươn lên phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, trong

ngành nông nghiệp đã được Đảng bộ huyện ngày càng chú trọng và quan tâm hơn so với thời kỳ trước.

Thực hiện Đề án số 01/ĐA - HU năm 2011 của BCH Đảng bộ huyện khóa XXIV về "mở rộng và nâng cao hiệu quả vùng chuyên canh rau quả tập trung, vùng lúa chất lượng giai đoạn 2011 - 2015". Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án cụ thể như sau: Thông qua việc triển khai Đề án, Đảng bộ, chính quyền các địa phương đánh giá thực trạng sản xuất rau quả và lúa chất lượng của địa phương mình trong những năm qua. Trong đó, cần đi sâu đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án " Quy hoạch vùng chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao" của BCH Đảng bộ huyện lần thứ XXIII; đánh giá những ưu, nhược điểm trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo định hướng sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả, lúa chất lượng nói riêng của địa phương. Thống nhất hành động để xây dựng kế hoạch mở rộng và nâng cao hiệu quả vùng chuyên canh rau quả tập trung, vùng lúa chất lượng giai đoạn 2011 - 2015 của từng địa phương trên địa bàn huyện. Duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng vùng sản xuất chuyên canh quả tập trung. Trong đó có 4 vùng diện tích từ 20 ha trở lên, 35 vùng có diện tích từ 10 - 20 ha. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác của vùng chuyên canh rau quả đạt trên 230 triệu đồng. Phối hợp sản xuất vùng rau an toàn quy mô 20 ha trở lên ở xã Phạm Trấn. Phấn đấu 35 vùng lúa chất lượng với quy mô 20 ha/ vùng trở lên. Giá trị sản lượng bình quân 1 ha vùng lúa chất lượng đạt trên 80 triệu đồng[41, Tr. 3]. Đề án 01 đã chỉ rõ: sau khi đã xác định được vùng quy hoạch, ủy ban nhân dân xã cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn và giúp đỡ các tiểu ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch của thông, tiến hành thực hiện như cần xác định rõ diện tích của vùng, số hộ có diện tích sản xuất thuộc vùng, hộ. Và phân tích cụ thể khả năng tham gia sản xuất rau quả. Đắp bờ vùng nếu cần đến, nạo vét các kênh tiêu, và củng cố nâng cấp các kênh tưới tiêu trong vùng, xây dựng phương án sản xuất mùa vụ và xác định các giống cây trồng thích hợp hơn.

Riêng Diện tích lúa cả năm huyện Gia Lộc giai đoạn 2010 đến 2015 có xu hướng giảm nhẹ từ 10.206 ha xuống còn 9541 ha. Năng suất lúa giảm nhẹ từ 63,61 tạ/ha xuống còn 62,15 tạ /ha). Sản lượng lúa giảm từ 64.922 tấn còn 59.300 tấn. Sản lượng lúa mùa giảm từ 31.266 tấn xuống 26930 tấn. Đặc biệt sản lượng lúa xã Đoàn Thượng giảm mạnh từ 2.064 tấn xuống còn 1901 tấn. Và sản lượng láu cả năm tăng nhiều ở xã Yết Kiêu tăng từ 3.157 tấn/năm (2012) lên đến 3.170 tấn/năm (2014). Do vậy, Sản lượng lúa tuy giảm nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng ổn định đảm bảo và đáp ứng được lương thực thực phẩm cho người dân trong và ngoài huyện.

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa qua các năm 2011 - 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích (ha) 10,053 9,871 9,717 9,509 9,541

Năng suất (tạ/ha) 64,48 63,97 60,57 61,03 62,15

Sản lƣợng (tấn) 64,817 63,144 58,852 58,033 59,300

(Nguồn: Bảng phân tích tổng hợp thống kê theo tài liệu phòng thống kê huyện Gia Lộc, niên giám thống kê qua các năm 2011 - 2015).

Diện tích Ngô của huyện ở giai đoạn 2010 đến 2015 giảm từ 919 ha xuống còn 509 ha. Tuy nhiên, năng suất ngô lại có sự tăng nhanh từ 43,28 tạ/ha lên đến 50,07 tạ/ha.Đã góp phần vào sự cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu cho nhân dân và cung cấp ra thị trường ngoài huyện.

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô qua các năm 2011 - 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích (ha) 652 643 740 637 509

Năng suất (tạ/ha) 42,80 46,60 47,88 49,12 50,07

Sản lƣợng (tấn) 2,790 2,996 3,543 3,129 2,549

(Nguồn: Bảng phân tích tổng hợp thống kê theo tài liệu phòng thống kê huyện Gia Lộc, niên giám thống kê qua các năm 2011 - 2015).

Cây rau vẫn là một trong những cây trồng có thế mạnh cũng khá nhiều.Đó cũng là một trong những cây góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống nhân dân và hình thành nên sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc, kinh tế nông nghiệp huyện ngày càng phát triển và đạt kết quả theo hướng tích cực như: Tổng giá trị sản xuất bình quân đạt 10,9%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nông thôn năm 2015: Nông nghiệp, thủy sản- Công nghiệp, Dịch vụ: 23,6% - 43,4%- 33%. Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản- công nghiệp, Dịch vụ: 32,9%- 43,2%- 23,9% . Sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường và khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng phát triển toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch và mở rộng các vùng chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao; vùng gieo cấy lúa lai, lúa chất lượng. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2015 ước đạt 226 triệu đồng. Hệ số sử dụng đất 2,9 lần. Lương thực bình quân năm 2015 đạt 431 kg/người. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thuỷ sản. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 55,6% (năm 2010) còn 49,4% (năm 2015); ngành chăn nuôi, thuỷ sản tăng từ 41,6% (năm 2010) lên 48,3% (năm 2015); dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,7% (năm 2010) lên 3,1% (năm 2015). Công tác quy hoạch, mở rộng các vùng sản xuất tập trung được quan tâm. Toàn huyện có 42 vùng lúa chất lượng với diện tích 1.115,95ha, tăng 24 vùng so với năm 2010; 26 vùng chuyên canh rau màu diện tích từ 10ha/vùng trở lên với tổng diện tích 511,35ha. Các vùng lúa chất lượng, vùng chuyên canh rau màu đem lại giá trị cao góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Hoạt động của

HTX dịch vụ nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực; cơ bản làm tốt các dịch vụ thủy nông, làm đất bằng máy, cung cấp phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật… Với Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng các công trình là 522.381 triệu đồng; trong đó nguồn kinh phí nhân dân đóng góp là 147.072 triệu đồng. Kết cấu hạ tầng ở nông thôn được chú trọng đầu tư. Nhiều địa phương đã xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, trường học, nhà văn hóa, sân vận động…Xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 250,5 km đường giao thông nông thôn. Quá trình thực hiện, nhân dân đã hiến 130.329m2

đất làm đường. Công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung được quan tâm thực hiện. Đến hết năm 2015, có 06 xã được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới [6, Tr. 1]. Kết quả xây dựng nông thôn mới đã góp phần đẩy mạnh nông nghiệp phát triển; kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực; tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt cao; cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường, điện nông thôn được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

Từ khi Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của trong những năm từ 2005 - 2015 và đến nay đã thúc đẩy cho kinh tế nông nghiệp huyện dần dần trở lên vững mạnh và chuyên nghiệp hơn trước. Đảm bảo được an sinh, xã hội, nhân dân trong huyện và tạo ra những sản phẩm chất lượng, sản xuất ra thị trường trong và ngoài nước.

2.2.3. Về chăn nuôi

Trong 5 năm (2011 - 2015) ngành trồng trọt tuy giảm nhưng lại tăng ngành chăn nuôi, thuỷ sản tăng từ 41,6% (năm 2010) lên 48,3% (năm 2015). Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc và sự cần cù chịu khó của người dân trong huyện đã góp phần làm tăng năng suất ngành chăn nuôi. Mặc dù, dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng... đang hoành hành các huyện

lân cận nhưng đối với huyện Gia Lộc đã được Đảng bộ huyện nắm bắt kịp thời tình hình thực tế của địa phương trong gia đoạn đó. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tuy giảm 0,5%/năm nhưng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thuỷ sản tăng bình quân 0,6%/năm. [6, Tr. 1].

Số lượng đàn súc, đàn gia cầm, diện tích nuôi thả cá và sản lượng thịt, cá các loại được duy trì ổn định, tăng cao từ 663 nghìn con (2011) lên đến 969 nghìn con (2015). Đàn lợn có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ từ 31.068 con (2011) lên 37.252 nghìn (2015). Bên cạnh đàn gia súc gia cầm tăng thì số lượng bò năm 2011 giảm, giảm từ 3.859 conxuống 3.032 con. Đàn trâu giảm từ 191 con xuống 121 con [56, tr 134 - 137]. Diện tích nuôi thả cá 1.227 ha. Giá trị sản xuất bình quân /ha, nuôi trồng thủy sản đạt 301 triệu đồng, đạt 103,1%. Kinh tế trang trại tiếp tục được duy trì và phát triển, toàn huyện có 340 trang trại, tăng 70 trang trại so với năm 2010, thu nhập bình quân 65,7 triệu đồng/trang trại/năm. Giá trị dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 2,2%/năm[6]. Nhìn chung, số lượng ngành chăn nuôi trong toàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015 thì huyện Gia Lộc có sự phát triển ổn định và có xu hướng tăng. Sau những giai đoạn yếu kém trước đó thì Đảng bộ huyện đã rút ra những kinh nghiệm và chỉ đạo kịp thời có những phương án, chiến lược mới cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng 2.3. Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm qua cácnăm 2011 - 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Đàn lợn (Con) 31,068 32,460 34,009 35,482 37,252 Đàn bò (Con) 3,859 3,882 3,551 3,143 3,032

Đàn trâu (Con) 191 177 130 142 121

Gia cầm (Nghìn con) 663 736 773 966 969

(Nguồn: Bảng phân tích tổng hợp thống kê theo tài liệu phòng thống kê huyện Gia Lộc, niên giám thống kê qua các năm 2011 - 2015).

Như vậy, kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lộc bên cạnh gặt hái được nhiều thành công lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế như một số chỉ tiêu chưa đạt được kết quả như Đại hội đề ra như năng suất lúa cả năm giảm, một số chỉ tiêu nông thôn mới còn thấp, nhận định về dự báo thời tiết chưa kịp thời dẫn đến mưa bão, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa cho cả năm. Nếu như Đảng bộ huyện chỉ đạo và phối hợp với Tổng cụ khí tượng thủy văn để nắm bắt được thời tiết trong từng giai đoạn và chỉ đạo cho cấy giống lúa phù hợp với giai đoạn đó, sẽ tránh được lũ lụt làm thiệt hại cây trồng.

Tiểu kết Chương 2

Nét nổi bật của giai đoạn 2010 - 2015 so với giai đoạn 2005 - 2010 về phát triển kinh tế nông nghiệp đó là: Tận dụng tối đa nội lực và ngoại lực, tiếp thu những tiến bộ của các huyện phát triển lân cận. Đặc biệt, chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với cuộc vận động nông thôn mới. Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc ở giai đoạn này đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu ở giai đoạn trước và đề ra những chủ trương, nhiệm vụ kịp thời giúp nhân dân phát triển bền vững và tiến bộ hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã vượt qua mọi khó khăn thách thức giành được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường.Và Sự thắng lợi làm lên kỳ tích đó phần lớn là sự nỗ lực cố gắng của nhân dân trong huyện đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tạo ra những sản phẩm chất lượng. Với đức tính cần cù, chịu khó và lòng nhiệt huyết của nhân dân trong huyện đã xây dựng lên một nền nông nghiệp giàu mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện gia lộc (tỉnh hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 68 - 76)