MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam (Trang 30 - 35)

GỬI VIỆT NAM.

1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.

• Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi theo đúng quy định, trình tự, hàng kỳ nộp phí và các báo cáo có liên quan đúng thời hạn và đầy đủ, hướng dẫn các tổ chức tham gia thuộc diên giải thể về trình tự thực hiện, kê khai hồ sơ chi trả, thanh lý giải thể, xử lý các khoản nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi.

• Kiến nghị với ngân hàng nhà nước cần phải cương quyết hơn trong việc xử lý các tổ chức tín dụng làm ăn không có hiệu quả gây ảnh hưởng tới hệ thống và niềm tin của nhân dân.

• Ngân hàng nhà nước phải giúp đỡ và phối hợp với tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt nam kiểm tra giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm và phối hợp chi trả tiền bảo hiểm.

• Cần phải có văn bản hướng dẫn viêc xử lý các vấn đề sau thanh lý tổ chức tín dụng bị giải thể và làm rõ căn cứ xác định thứ tự ưu tiên của bảo hiểm tiền gửi trong việc phân bổ nguồn vốn thu hồi.

• Cần nới rộng các quy định về bảo hiểm tiền gửi .

- Về đối tượng được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng và phải là đồng VN thế thì tiền gửi là đồng Việt Nam của các pháp nhân thì giải quyết thế nào? Hiện nay các ngân hàng thương mại có quan hệ với các pháp nhân rất lớn do đó nếu không được bảo hiểm thì sẽ hạn chế việc gửi tiền của các pháp nhân.

- Chỉ bảo hiểm tiền gửi là đồng VN còn tiền gửi là ngoại tệ, vàng không được bảo hiểm nhưng trong thực tế tiền gửi băng ngoại tệ và vàng rất lớn mà nhu cầu ngoại tệ của ta cũng rất lớn do đó trong thời gian tới bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần nghiên cứu bổ sung việc bảo hiểm cả tiền gửi là ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho thị trường.

- Số tiền bảo hiểm được chi trả cho một cá nhân tối đa không quá 30 triệu, còn lại phải chờ được chi trả sau khi thanh lý. Với giới hạn này sẽ làm ảnh hưởng tới việc gửi tiền của các gia đình trong xã hội vì số gia đình có thu nhập để dành trên 30 triệu/năm ở nước ta cũng không nhỏ. Do đó với mức trách nhiệm này vẫn chưa làm cho người dân an tâm gửi tiền với hàng trăm triệu nên bảo hiểm tiền gửi cần phải tăng mức giới hạn trách nhiệm lên để khuyến khích người dân.

• Về phí bảo hiểm tiền gửi .

- Áp dụng mức phi 0.15%/ năm cho tất cả các tổ chức tín dụng có phần tác động tiêu cực tới tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Trong thực tế có sự phân hoá giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng khác nhau thì có mức độ rủi ro khác nhau, quy mô khác nhau. Do đó trong thời gian tới bảo hiểm tiền gửi cần nghiên cứu để đưa ra các mức phí phù hợp với mỗi loại tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo tính cạnh tranh.

- Mức phí 0,15%/năm hay 0,0125%/ tháng là hơi thấp so với lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, mà lãi suất cho vay lại luôn được điều chỉnh vì thế phí bảo hiểm có cần được điều chỉnh theo ?

• Trong công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ.

- để kiểm tra giám sát và hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đạt hiệu quả cao thì việc phối hợp giữa tổ chức bảo hiểm với ngân hàng nhà nước là rất quan trọng và cần thiết. Việc phối hợp này phải được cụ thể hoá bằng các văn bản như xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt

động bhtg, trong việc triển khai các nội dung kiểm tra và chương trình kế hoạch kiểm tra.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải tổ chức một hệ thống kiểm tra giám sát tốt từ trung ương đến cơ sở và phải kiểm tra thường xuyên trực tiếp. - Cần có các hình thức xử phạt thích đáng đối với các tổ chức tín dụng vi

phạm luật bảo hiểm tiền gửi nhưng cũng phải có các hình thức thưởng đối với các tổ chức tham gia thực hiện tốt đầy đủ.

Bên cạnh đó cần phải tăng cường nghiệp vụ cho cán bộ bảo hiểm tiền gửi và cần phải thành lập các chi nhánh ở các tỉnh hoặc khu vực để đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Cần có các biện pháp đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi sao cho có hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho những cam kết.

3. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi .

Cần phải thực hiện hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó tham gia bảo hiểm tiền gửi và hàng kỳ nộp phí các loại báo cáo đúng thời gian và đầy đủ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Cần lập phương án cho vay huy động vốn đúng đối tượng và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Sau thời gian ngắn đi vào hoạt động mặc dù vẫn còn có những thiếu sót nhưng bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã khẳng định được vai trò va vị trí của mình trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã góp phần củng cố lòng tin của công chúng đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng. Hoạt động của bảo hiểm tiền gửi cũng góp phần vàp việc quản lý tiền tệ và hoạt động của ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn lành mạnh, giúp ngân hàng nhà nước thực hiện tốt chính sách tiền tệ từ đó góp phần to lớn trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, để đạt được các mục tiêu trong chính sách kinh tế chính trị xã hội của đảng và nhà nước đã đặt ra. Và qua thời gian nghiên cứu bản thân em đã rút ra được nhiều điều bổ ích phục vụ cho việc học tập của mình cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Giáo trình bảo hiểm _ NXB Thống kê 2000. 2. Nghị định số : 89/1999/NĐ_CP ngày 01/09/1999 3. Thông tư số : 03/ 2000/TT_NHNN5 ngày 10/03/2000. 4. Tạp chí kinh tế bảo hiểm.

5. Thời báo ngân hàng.

6. tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. 7. Tạp chí ngân hàng.

8. Một số báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt nam.

Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam (35 trang) BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM

Lời mở đầu Chương 1 Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi I. Sự cần thiết của bảo hiểm tiền gửi

1. Chức năng của tín dụng

2. Vai trò của hoạt động tín dụng

3. Sự cần thiết của bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w