Nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệp định TRIPS.WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)

Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác đều có thể được bảo hộ theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền ngăn chặn tất cả các bên thứ ba sử dụng trái phép trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ đã được đăng ký nhãn hiệu của mình nếu việc sử dụng này có nguy cơ gây nhầm lẫn. Điều 16 của Hiệp định TRIPS quy định các Thành viên WTO phải tuân thủ Điều 6bis Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Điều 17 của Hiệp định TRIPS cho phép các Thành viên WTO áp dụng một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền liên quan đến một nhãn hiệu, chẳng hạn như sử dụng các thuật ngữ mang tính mơ tả với mục đích lành mạnh, với điều kiện những ngoại lệ này không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Các Thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng và chuyển nhượng nhãn hiệu, trong đó khơng được quy định việc cấp li-xăng không tự nguyện và chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu đó có hoặc khơng kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu đó.

Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu là khơng dưới 7 năm và có thể được gia hạn với số lần không hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệp định TRIPS.WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)