Biểu đồ thể loại báo chí sử dụng trên báo Tuổi trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam (Trang 68)

Bảng 2 .3 Biểu đồ thể loại báo chí được sử dụng trên báo Tiền phong

Bảng 2.4 Biểu đồ thể loại báo chí sử dụng trên báo Tuổi trẻ

( Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015)

- Cách đặt tít:

Tít là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc xác minh mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc. Tít là dòng tiêu đề đầu tiên của một bài báo. Nó là hình ảnh độc giả quan tâm đầu tiên khi tiếp

xúc với mỗi bài báo. Hiện nay công chúng ít có thời gian để đọc hết tờ báo nên cách đặt tít lôi cuốn, ấn tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tít đạt yêu cầu là tít đảm bảo 4 yếu tố chính xác, ngắn gọn, hấp dẫn và dễ hiểu. Trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã có được những tít bài ấn tượng như: “Một bất ngờ thú vị về hưởng thụ âm nhạc” (viết về nhạc sĩ Dương Thụ- Báo Tuổi trẻ Chủ nhật ngày 16/11/2014); “Biến quà chúa đảo thành vườn ươm tài năng” (bài viết về Giáo sư Ngô Bảo Châu- Báo Tiền phong Chủ nhật ngày 11/1/2015); “Người ghi ký ức Hà Nội bằng ảnh” (bài viết về nhà nhiếp ảnh Nguyễn Quang Phùng - Báo Tuổi trẻ ngày 9/10/2014); “ Nụ cười chứng nhân” (viết về nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán- Báo Tiền phong Xuân Ất Mùi); “ Quốc Anh về với mẹ đêm giao thừa” (viết về nghệ sĩ chèo Quốc Anh –Báo Tienf phong Tết Ất Mùi); “Bông hoa nhỏ kiên cường” (viết về Nhật Thủy- quán quân Việt Nam ldol- Báo Tuổi trẻ ngày 12/5/2014)…

Qua khảo sát, tít tin, bài và ảnh của nhân vật nổi tiếng được nhấn mạnh trên trang nhất báo Tiền phong chiếm tỷ lệ 20,9%, báo Tuổi trẻ chiếm 17,3%. Tỷ lệ này cho thấy NNT chiếm vai trò và vị trí khá quan trọng trên hai tờ báo dành cho giới trẻ, cách nhấn mạnh này vừa tạo được sự hấp dẫn, vừa tạo được sự quan tâm của độc giả.

- Cách sử dụng ảnh nhân vật

Qua bảng thống kê cho thấy, báo Tuổi trẻ và Tiền phong chủ yếu sử dụng một ảnh và ảnh nhỏ để minh họa cho bài viết về NNT (Sử dụng 1 ảnh: Tiền phong: chiếm 82,3%; Tuổi trẻ: chiếm 73,3%....) Do số lượng trang báo có hạn, các bài viết sử dụng chùm ảnh hạn chế hơn so với một ảnh. Với các số báo ra cuối tuần (Tiền phong Chủ nhật, Tuổi trẻ Chủ nhật) số lượng sử dụng ảnh to, ảnh chân dung của nhân vật khá nhiều.

Bảng 2.5: Biểu đồ ảnh nhân vật đƣợc sử dụng

(Đơn vị: %)

( Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015) - Cách sử dụng box: Trong xu thế báo chí hiện đại hiện nay, việc sử dụng box trong tác phẩm báo chí đã trở nên phổ biến, nhất là các bài viết về chân dung nhân vật. Báo Tuổi trẻ và Tiền phong đã sử dụng phương pháp này để phản ánh về các nhân vật nổi tiếng. Theo bảng thống kê, có đến 90/278 bài, chiếm tỷ lệ 32,4%; có 48 bài (chiếm tỷ lệ 17,3%) sử dụng box trích dẫn phát biểu của nhân vật, trong khi đó chỉ có 19/278 bài (chiếm tỷ lệ 6,8%) sử dụng box trích dẫn lời người khác nói về nhân vật. Điều này cho thấy, khi viết về NNT, nhà báo đã không tìm được tiếng nói khách quan, công bằng (ví dụ của bạn bè, đồng nghiệp, khán giả...) để đánh giá và nhận xét nhân vật. Điều này cũng thể hiện tính chủ quan của nhà báo, thiếu sự phong phú, đa dạng cho bài viết. Phần lớn các tác phẩm báo chí viết về NNT đều dùng lời nói của nhân vật làm box.

Bảng 2.6: Biểu đồ cách sử dụng box trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

( Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015) Qua khảo sát cho thấy, bước đầu, báo Tiền phong và Tuổi trẻ đã có nhiều đổi mới trong việc sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí để phản ánh hình ảnh NNT. Các thể loại báo chí đó đều phát huy tác dụng trong việc truyền tải thông tin một cách đa dạng, phong phú, tạo độ tin cậy cho người đọc. Tuy nhiên, ở một số thể loại báo chí thể hiện được sâu sắc và toàn diện hình ảnh NNT như phỏng vấn, phóng sự thì báo Tuổi trẻ và Tiền phong lại sử dụng với tỷ lệ thấp. Đặc biệt với báo Tiền phong, việc sử dụng tỷ lệ tin quá nhiều đã không phản ánh được đầy đủ chân dung NNT, thông tin phản ánh mang nặng tính chất giải trí.

2.2. Ảnh hƣởng của thông điệp hình ảnh ngƣời nổi tiếng đối với sự hình thành hệ giá trị cho giới trẻ

2.2.1. Thực trạng việc tiếp nhận tác phẩm báo chí viết về người nổi tiếng của giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong

Trong phạm vị nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khảo sát ý kiến công chúng bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi anket đối với 376 công chúng từ 16 đến 30 tuổi. Trong đó. Hà Nội thu được 245 phiếu, chiếm 65,2%, Nam Định thu được 131 phiếu, chiếm 34,8%. Phân chia nhóm tuổi giới trẻ theo 3 giai đoạn: nhóm 1 (từ 16 đến 18 tuổi) thu được 80 phiếu- chiếm 21,3%; nhóm 2 (từ 19 đến 25 tuổi) thu được 126 phiếu- chiếm 33,5%; nhóm 3 (từ 26 đến 30 tuổi) thu được 115- chiếm 30,6%.

Về trình độ học vấn, bảng khảo sát chia làm hai nhóm: nhóm 1 (học sinh PTTH) thu được 110 phiếu- chiếm 29,3%; nhóm 2 (đại học, trên đại học) thu được 202 phiếu- chiếm 53,7 %

Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, khi các phương tiện kỹ thuật hiện đại lên ngôi, mạng internet được truy cập miễn phí, rất nhiều người lo ngại và dự đoán cái chết của báo in. Khảo sát trên 376 phiếu cho các bạn trẻ từ 16-30 tuổi thuộc 12 nhóm đối tượng khác nhau trên hai địa bàn Hà Nội và Nam Định, kết quả cho thấy chỉ có 129 người thường xuyên đọc báo Tiền phong mức độ như sau: Hàng ngày: có 42 người, chiếm tỷ lệ 11,2%; hàng tuần: 27 người, chiếm tỷ lệ 7,2%; hàng tháng : 60 người, chiếm tỷ lệ 16%.

Có 123 người thường xuyên đọc báo Tuổi trẻ, mức độ như sau: hàng ngày: 38 người (chiếm 10,1%); hàng tuần: 27 người (chiếm 7,2%); hàng tháng: 58 người (chiếm 15,4%)

Số công chúng còn lại tìm thông tin chủ yếu trên truyền hình (chiếm 28,2%); báo mạng điện tử (16%); internet (32,4%). Còn lại thông tin từ các nguồn tin khác.

Kết quả khảo sát về vấn đề các bạn trẻ thường tìm hiểu thông tin về nhân vật nổi tiếng bằng các kênh thông nào, cho thấy: Báo in chiếm (1,1%), báo mạng (34,8%), truyền hình (25,5%).

Trả lời cho câu hỏi vì sau bạn không đọc báo in, có 83 bạn (chiếm 22,1%) trả lời do không có thời gian đọc báo; 19 bạn (chiếm 5,1%) trả lời do không thích đọc báo; 58 bạn (chiếm 15,4%) trả lời do không thuận tiện trong việc mua báo hoặc đặt báo; 39 bạn (10,4%) trả lời báo thì phải mua còn các nguồn khác thì miễn phí.

Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng có quá nhiều sự lựa chọn các món ăn tinh thần, họ dành sự ưu tiên cho các loại hình báo chí hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đó là internet và báo mạng. Những con số trên cho thấy công chúng đọc báo in ngày càng giảm, vì vậy sự tác động, ảnh hưởng của các tác phẩm báo chí trên báo in đối với công chúng có nhiều hạn chế.

Như vậy, số lượng công chúng trẻ đọc báo in là rất thấp. Điều này phù hợp với xu thế thời đại, khi mạng internet phát triển, giới trẻ cập nhật các phương tiện truyền thông hiện đại, bỏ dần thói quen đọc báo giấy. Các tác phẩm báo chí viết về NNT trên báo giấy ít được quan tâm hơn so với báo mạng.

Đánh giá về chất lượng các tác phẩm báo chí viết về NNT trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong, có 46 ý kiến đánh giá tốt, chiếm tỷ lệ 12,2%; 93 ý kiến đánh giá khá, chiếm tỷ lệ 24,7%, 26 ý kiến đánh giá trung bình, chiếm tỷ lệ 6,9%; 7 ý kiến đánh giá yếu, chiếm tỷ lệ 1,9%.

So với báo mạng, báo giấy có sự kiểm định chặt chẽ và độ tin cậy cao hơn báo mạng, thông tin về nhân vật trên báo giấy được quản lý tốt hơn, sự lựa chọn nhân vật đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn. Con số trên khẳng định tuy số lượng quan tâm của độc giả đối với báo giấy ngày càng giảm nhưng báo giấy vẫn không ngừng nâng cao chất lượng tin, bài, thay đổi hình thức phù hợp với thị hiếu.

2.2.2. Nội dung và mức độ ảnh hưởng của hình ảnh người nổi tiếng với việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ.

Khảo sát ý kiến của công chúng về quan niệm của bạn về NNT như thế nào, kết quả cho thấy có 71 ý kiến (chiếm 18,9%) cho rằng “Người nổi tiếng là tên tuổi, thương hiệu cá nhân được nhiều người biết đến, có sức hút đối với truyền thông đại chúng”; có 63 ý kiến (chiếm 16,8%) cho rằng “Phải là người có ảnh hưởng và sức ảnh hưởng vượt qua phạm vi cá nhân và gia đình, vươn tới cộng đồng xã hội”.

Cũng theo khảo sát này, chỉ có 10 ý kiến (chiếm 2,7%) cho rằng “Người nổi tiếng phải là thần tượng của giới trẻ, được giới trẻ hâm mộ, suy tôn”; 14 ý kiến (chiếm 3,7%) cho rằng “Người nổi tiếng là người quen mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng” và 13 ý kiến (chiếm 3,5%) cho rằng “Người nổi tiếng phải là người khác biệt, làm những điều vĩ đại”.

Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt lớn về quan điểm, nhận thức về NNT của giới trẻ. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ cao, có 97 ý kiến (chiếm 25,8%) cho rằng “Người nổi tiếng phải là người giỏi toàn diện, có tâm, có đức, có nhiều hoạt động có ý nghĩa, mang lại lợi ích cho xã hội”. Như vậy số đông các bạn trẻ đã có quan niệm đúng đắn về NNT. Họ đã không chạy theo trào lưu hiện nay khi đánh đồng quan niệm nổi tiếng với tai tiếng. Từ nhận thức đúng đắn về NNT, quyết định đến nhận thức và hành vi của giới trẻ, bồi đắp, nuôi dưỡng và giúp các bạn trẻ nhận ra được những giá trị cốt lõi, chân chính, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Theo bảng khảo sát, nhân vật được quan tâm nhiều nhất là nhà toán học Ngô Bảo Châu (chiếm 7,4%); tiếp đến là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (6,6%); Ca sỹ Hồng Nhung (chiếm tỷ lệ 4,5%); Người mẫu Ngọc Trinh (chiếm 3,5%); Ca sĩ Uyên Linh (chiếm 3,2%), các nhân vật nổi tiếng khác chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả trên cho thấy có hai bộ phận giới trẻ quan tâm đến NNT theo hai chiều hướng khác nhau. Bộ phận giới trẻ thứ nhất thường đọc những nhân vật chính trị gia, những NNT có uy tín, có nhiều cống hiến cho xã hội, các ca sĩ nổi tiếng có đời sống không scadal; bộ phận giới trẻ thứ hai quan tâm đến nhân vật giải trí với nhiều phát ngôn, quan điểm sống gây sok, lối sống phản cảm.

Vậy từ sự quan tâm này, những bài học, giá trị giáo dục các bạn trẻ rút ra từ các nhân vật nổi tiếng là gì?

Bảng 2.7: Bảng thống kê các mặt ảnh hƣởng của hình ảnh ngƣời nổi tiếng đối với giới trẻ

STT Các mặt ảnh hƣởng Tỷ lệ (%) STT Các mặt ảnh hƣởng Tỷ lệ (%)

1 Tính cách 6,1 8 Quan niệm sống 10,4 2 Đạo đức 8,2 9 Lý tưởng 5,6 3 Lối sống 12 10 Cách ứng xử 8,5 4 Sự lao động, cống hiến 12,2 11 Lòng nhân hậu 2,4 5 Tính nhân văn 4,5 12 Ý thức vì cộng đồng 7,2 6 Gu thẩm mỹ 6,9 13 Lòng yêu nước 4,8 7 Văn hóa 6,1

( Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả Luận văn năm 2015) Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với các bạn trẻ là sự lao động cống hiến (chiếm 12,2%), tiếp theo là quan điểm sống (chiếm 10,4%); cách ứng xử (chiếm 8,5%)... Bảng thống kê cho thấy có sự chênh lệch không nhiều giữa các mặt tác động, ảnh hưởng của hình ảnh NNT đến các bạn trẻ. Vấn đề tác động đến các bạn mạnh mẽ nhất là sự lao động, cống hiến của những người làm nghệ thuật trong giới showbiz, những nhà khoa học, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhà thiết kế, kiện tượng cờ vua, cầu thủ... Cuộc đời lao động nghệ thuật và sự cống hiến của họ đã được cộng đồng ghi nhận, tôn vinh.

Mặt ảnh hưởng đến giới trẻ thấp nhất là lòng nhân hậu (chiếm 2,4%). Ở khía cạnh này, hình ảnh NNT chưa có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với các bạn trẻ. Theo kết quả của bảng mã phân tích nội dung tác phẩm báo chí, có đến 20,5% bài viết khai thác khía cạnh đời tư, có 25,2% bài viết đề cập đến chuyện tai tiếng, scandal của NNT nhưng chỉ có 8,6% bài viết phản ánh về lòng nhân hậu và không có một bài viết nào về hình ảnh NNT gắn liền với câu chuyện vị tha, nhân ái.

Rõ ràng, báo chí chúng ta đang có sự chênh lệch các khía cạnh thuộc về con người khi phản ánh nhân vật nổi tiếng. Chúng ta thừa những câu chuyện tai tiếng, gắn với scadal nhưng lại thiếu đi câu chuyện của lòng vị tha, nhân hậu.

2.2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các tác phẩm báo chí viết về người nổi tiếng

Bảng thống kê về mức độ tác động của hình ảnh NNT đối với giới trẻ cho thấy (phụ lục 6), không phải tất cả các khía cạnh được phản ánh đều có sự ảnh hưởng và định hướng đối với giới trẻ. Tùy theo mục đích, động cơ tiếp nhận, tìm hiểu thông tin của công chúng mà họ tự rút bài học kinh nghiệm và những giá trị thực tiễn áp dụng vào cuộc sống của họ. Không có sự chênh lệch quá lớn giữa các mặt tác động nhưng có thể nhận thấy giới trẻ đang có cái nhìn thiên về các lĩnh vực sau đây: Về văn hóa (tác động tốt: chiếm 18,9%); cách ứng xử (tác động tốt: chiếm 17,3%); quan niệm về hạnh phúc (tác động tốt: chiếm 18,9%); Quan niệm về lối sống (tác động tốt chiếm 19,1%); vấn đề học tập (tác động tốt chiếm 18,4%); Lòng nhân hậu (tác động tốt, chiếm 17,8%); tình yêu (tác động tốt: chiếm 15,2%)…

Đó là những con số phản ánh được tác dụng, hiệu quả của báo chí, góp phần định hướng giá trị đạo đức, tư tưởng, niềm tin, ý nghĩa cuộc sống cho giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những mặt tác động xấu mà do chạy theo thị hiếu công chúng, báo Tiền phong đã vô tình tạo ra sự ảnh hưởng không tốt cho công chúng. Báo đã dành thời lượng để nói về các phát ngôn gây sok, các vụ scan dal, khai thác các khía cạnh đời tư, miêu tả kỹ lối sống phô trương của nhân vật… gây nên tác động xấu đến giới trẻ. Theo bảng thống kê, gây tác động xấu về phát ngôn gây sok (chiếm 9%); về scandal (chiếm 6,6%); về lối sống khác biệt (chiếm 9,3%); quan niệm về tiền bạc (chiếm 11,2%); gu thẩm mỹ (5,9%), tình yêu (7,7%); cách ứng xử (5,9%)….

Ví dụ nói về ca sĩ Hương Tràm, báo Tiền phong đã lặp lại hình ảnh này đến 7 lần với các thông tin: “Hương Tràm: vẫn đang nóng. Cô nghĩ tên tuổi minh đang hot với quan niệm: Mà kệ thôi, còn bàn tán thì còn có nghĩa là sức nóng của tên tuổi mình vẫn còn” (Tiền phong Chủ nhật ngày 28/9/2014) hay như tin: “Hương Tràm: cái giá của một bước lên sao”: Trong cuộc đôi co với thí sinh The Voice, Hương Tràm đã để lộ sự đanh đá có nghề: Xin lỗi bạn là hình tượng của tôi chỉ có thể do tôi làm đổi vì muốn xây hình tượng mới thôi. Chứ bạn đừng có vênh vênh váo váo mà tưởng mình là nhà báo”.. .(Tiền phong Chủ nhật- ngày 19/10/2014)

Hoặc kiểu tin như: “Hương Tràm tiếp bước cùng Long Nhật- Chuyện Lam Trường và vợ cũ tố cáo nhau trong việc quan tâm đến con riêng đã kích thích sự quan tâm của Hương Tràm, thậm chí cô còn có những bình luận nhạy cảm”... (Tiền phong Chủ nhật ngày 26/10/2014)...

Xuất hiện liên tục trên mặt báo nhưng những thông tin về ca sỹ Hương Tràm không có gì ngoài những câu chuyện vô nghĩa, chẳng liên quan gì đến sự nghiệp ca hát của một ca sỹ.

Nữ hoàng dao kéo Phi Thanh Vân cũng là trường hợp tương tự. Liên tiếp trong nhiều số báo liền, báo Tiền phong chỉ khai thác cô ở khía cạnh: “Phi Thanh Vân lại khoe chuyện kín- Phi Thanh Vân rao giảng: con người ai cũng nghĩ rằng mình là động vật cao cấp. Ăn ngon, đi xe xịn, du lịch hoành tráng, yêu thì phải yêu trai đẹp gái xinh nhưng con người lại quên mất một điều rất quan trong đó là sự hòa hợp và hoàn hảo trong tình dục mới là quan trọng. Cô khoe: Tôi cùng anh ấy yêu nhau và giữ được mặn nồng cho tới bây giờ, 70% cũng là do nhờ sự hòa hợp chăn gối...” (Tiền phong Chủ nhật- ngày 21/7/2014)

Về tần suất xuất hiện các bài viết về NNT trên báo Tiền phong và Tuổi trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)