CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ
1.3. Lý luận về nhân cách
1.3.1. Khái niệm nhân cách
Thuật ngữ ―nhân cách‖ bắt nguồn từ chữ ―persona‖ trong tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái mặt nạ của diễn viên sân khấu cổ đại, tiếp đến dùng để chỉ bản thân
ngƣời diễn viên và các vai mà ngƣời đó đóng. Sau đó nó dùng để chỉ vai trị thực sự của con ngƣời trong đời sống xã hội.
Nhân cách là một phạm trù cơ bản trong Tâm lý học. Hiện nay, tồn tại nhiều lý thuyết nhân cách khác nhau. Có thể khái quát thành bốn xu hƣớng cơ bản sau:
Xu hƣớng thứ nhất - nhấn mạnh khía cạnh tâm lý trong nguồn gốc, biểu hiện của nhân cách nhƣ các nhà Tâm lý học W. Wundt, W.Stern.
Theo W. Wundt, nguồn gốc tâm lý và nhân cách là do một hiện tƣợng tinh thần khác tự nó có ở trong não sinh ra, đó là ―ý thức‖, ―tổng giác‖. Mối quan hệ tâm lý nhân cách – ý thức, tổng giác là mối quan hệ khép kín trong não, khơng có quan hệ gì với thế giới khách quan bên ngồi.
W.Stern đã đƣa ra khái niệm ―person‖ để chỉ bất cứ thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển cả trong thế giới vô cơ lẫn hữu cơ. Ở trình độ con ngƣời thì những ―person‖ này có đƣợc những thuộc tính của nhân cách. Lý thuyết này là duy tâm vì đã đƣa vào bất cứ ―person‖ nào các thuộc tính nhân cách con ngƣời.
Xu hƣớng thứ hai - sinh vật hoá nhân cách nhƣ Phân tâm học của S.Freud, C.G Jung, E. Kretschmer… nhấn mạnh khía cạnh sinh học trong nguồn gốc, biểu hiện nhân cách của con ngƣời.
Theo S.Freud, nhân cách con ngƣời gồm ba bộ phận ―bản năng‖, ―ý thức‖ và ―siêu thức‖. Khối bản năng hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn, khối ý thức hoạt động theo nguyên tắc hiện thực và khối siêu thức hoạt động theo nguyên tắc kiểm soát, kiểm duyệt. Ba bộ phận này tồn tại khơng ơn hồ trong nhân cách con ngƣời, giữa chúng luôn mâu thuẫn đấu tranh với nhau và bao giờ bộ phận ―vơ thức‖ với các bản năng tình dục cũng chiến thắng và quyết định toàn bộ hành vi ứng xử, tâm lý của con ngƣời. Động lực cúa sự phát triển nhân cách xuất phát từ các nhu cầu động cơ mang tính sinh học - các nhu cầu cơ thể mà trƣớc hết và cơ bản là nhu cầu, bản năng tình dục là động lực chính. Nhƣ vậy, theo phân tâm
học, con ngƣời trong nhân cách tồn tại chủ yếu theo nguyên tắc thoả mãn bản năng và thích nghi với điều kiện xung quanh.
C.G Jung, E. Kretschmer nhìn nhận nhân cách con ngƣời đơn thuần ở các đặc điểm sinh học, thể tạng con ngƣời, đặc điểm của hệ thần kinh.
Xu hƣớng thứ ba - xã hội hoá nhân cách nhƣ các học thuyết hành vi của F.B. Watson, thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler, thuyết phát huy bản ngã của A. Maslow, thuyết tƣơng tác xã hội của G.H.Mead.
Khi bàn về nhân cách, cơ chế hình thành nhân cách, Tâm lý học hành vi đã tuyệt đối hoá vai trị của yếu tố mơi trƣờng xã hội bên ngồi đối với sự hình thành nhân cách, môi trƣờng nhƣ thế nào thì nhân cách đúng nhƣ thế và môi trƣờng ở đây không phải là môi trƣờng rộng lớn với nhiều mối quan hệ xã hội, mà mơi trƣờng này chỉ bó hẹp là tổng số các kích thích đƣợc tạo ra của mơi trƣờng bên ngồi.
Cơ chế hình thành tâm lý, nhân cách là cơ chế ―thử và sai‖, cơ chế thụ động đáp lại kích thích ngoại giới của chủ thể nhƣ một cái ―máy vật lý‖ (kích thích - phản ứng) chứ khơng thấy đƣợc nhân cách vừa là khách thể vừa là chủ thể của thế giới bên ngồi, khơng thấy đƣợc vai trò của hoạt động cá nhân con ngƣời trong việc tạo lập và hình thành nhân cách con ngƣời.
Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred Adler cho rằng, không phải bản năng tự nhiên trong con ngƣời là cơ bản, cốt lõi mà có một thứ đóng vai trị quan trọng hơn, đó là ―tình cảm xã hội‖ đƣợc gọi là ―tình cảm chung‖. Đây đƣợc coi là ―năng lực tâm hồn‖ sinh ra cùng con ngƣời và đƣợc phát triển bởi xã hội. A.Adler khẳng định cái quyết định sự phát triển nhân cách chính là mong muốn ―siêu đẳng‖ con ngƣời hƣớng tới sự siêu đẳng, nhƣng mong muốn này có thể khơng thực hiện đƣợc do những khiếm khuyết cơ thể khi mới sinh ra hoặc do những điều kiện sống không thuận lợi…Do vậy con ngƣời xuất hiện cảm giác thiếu hồn thiện. Để khắc phục cảm giác đó con ngƣời tìm tới phƣơng thức ―bù trừ‖. Sự ―bù trừ‖ này có nhiều mức độ khác nhau, tạo ra những phong cách sống
khác nhau. Khi con ngƣời cố gắng hoàn thiện bản thân thì nó cũng đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội.
Xu hƣớng thứ tƣ – Tâm lý học hoạt động về nhân cách, đại diện là các nhà Tâm lý học Xô Viết A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstein, L.X.Vƣgotxki.
Dựa trên tƣ tƣởng triết học Mác – Lênin về con ngƣời và nhân cách con ngƣời, các nhà Tâm lý học hoạt động cho rằng:
- Bản chất nhân cách là giá trị xã hội - lịch sử. - Nhân cách tồn tại trong con ngƣời có ý thức.
- Hoạt động của con ngƣời sáng tạo ra nhân cách con ngƣời.
- Điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách là mơi trƣờng xã hội với các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế và quan hệ liên nhân cách. Với tƣ tƣởng nhƣ trên, các nhà Tâm lý học Macxit khi bàn đến nhân cách không phủ nhận các yếu tố sinh học trong cơ thể ngƣời đối với nhân cách, khơng tuyệt đối hố yếu tố môi trƣờng với nhân cách, mà thừa nhận vai trò của tất cả các yếu tố, nhƣng bản chất nhân cách phải là bản chất xã hội - lịch sử và do yếu tố hoạt động của chính chủ thể con ngƣời tạo nên. Những tƣ tƣởng trên về nhân cách đã đƣợc A.N.Leonchiev thể hiện trong tác phẩm ―Hoạt động - ý thức - nhân cách‖: ―nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới đƣợc hình thành trong những quan hệ sống của cá nhân, do kết quả hoạt động cải tạo của ngƣời đó‖ [6, tr.130-141].
Ở Việt Nam vấn đề nhân cách đƣợc nhiều nhà Tâm lý học nghiên cứu. Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ đƣa ra định nghĩa ―Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ‖ [20, tr.42]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn nhấn mạnh ―nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con ngƣời‖ [21, tr.197]
Nguyễn Ngọc Phú coi ―nhân cách là tổng hoà các phẩm chất xã hội, đƣợc cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân đó trong cộng đồng‖ [21, tr.40]
Nhìn chung các nhà Tâm lý học Việt Nam nghiên cứu nhân cách tuy có nhiều điểm khác nhau nhƣng những quan điểm cơ bản của họ tƣơng đối thống nhất ở những điểm sau:
- Nhân cách là một phạm trù xã hội - lịch sử.
- Nhân cách thuộc về một con ngƣời cụ thể bao gồm các đặc điểm, các thuộc tính tâm lý cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của họ. - Nhân cách thƣờng đƣợc xác định nhƣ là một hệ thống các quan hệ của
con ngƣời với thế giới xung quanh và với bản thân. - Nhân cách sinh thành là do hoạt động và giao tiếp.
Trên cơ sở phân tích và kế thừa các quan niệm trên, chúng tơi đồng ý với quan niệm của các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ cho rằng: ―Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ‖.