Xây dựng nội quy lớp học trên tinh thần dân chủ

Một phần của tài liệu “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ để HÌNH THÀNH VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM ở TRƯỜNG THPT” (Trang 25 - 26)

II. Một số biện pháp GDTM để hình thành văn hóa ứng xử cho HS lớp chủ

1.2.Xây dựng nội quy lớp học trên tinh thần dân chủ

1. Xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc để hình thành một số quy tắc ứng xử

1.2.Xây dựng nội quy lớp học trên tinh thần dân chủ

Để đảm bảo công bằng trong công tác xếp loại hạnh kiểm cho học sinh cũng như tạo động lực phấn đấu cho các em thì GVCN phải xây dựng được nội quy riêng của lớp mình. Tuy nhiên nếu mọi quy định trong lớp đều do GVCN đặt ra yêu cầu các em thực hiện thì sẽ làm cho các em cảm thấy bị ép buộc và không tự nguyện thực hiện. Thay vào đó chúng ta nên xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm là định hướng - Cán bộ lớp sẽ là người triển khai, phân tích - Các thành viên của lớp sẽ thảo luận để đi đến thống nhất nội dung – Cuối cùng cả lớp sẽ cùng nhau thực hiện. Trong quá trình thực hiện sẽ có những bất cập, khó khăn thì cả lớp sẽ cùng nhau sửa đổi và hoàn thiện. Đầu tiên, GVCN sẽ định hướng cho học sinh xây dựng các nội dung cần thực hiện của học sinh khi đến lớp, những mong muốn của các em khi thực hiện công việc chung của lớp, ..., nếu vi phạm nội quy thì hình

22 thức phạt sẽ như thế nào. GV sẽ hướng dẫn cho các em xây dựng các hình phạt tích cực chẳng hạn, khi học sinh không học bài cũ thì phạt bằng cách trình bày lại nội dung bài học trong giờ sinh hoạt lớp hoặc là đọc một cuốn sách cho cả lớp nghe. Khi học sinh đi học muộn nhiều lần sẽ phải đi sớm làm trực nhật 1 tuần. Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ sẽ phải tìm ra những hậu quả của việc sử dụng điện thoại không đúng cách để trình bày trước lớp... Việc xây dựng hình thức phạt sẽ do cả lớp cùng thống nhất nên khi học sinh vi phạm các em sẽ tự giác nhận lỗi và lựa chọn hình phạt cho mình để thực hiện.

Một phần của tài liệu “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ để HÌNH THÀNH VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM ở TRƯỜNG THPT” (Trang 25 - 26)