Chính sách thu hút vốn đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hà tây cũ) (Trang 31)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Chính sách thu hút vốn đổi mới công nghệ

1.5.1. Khái niệm chính sách.

Thuật ngữ "chính sách" được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Hiểu một cách giản đơn, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Theo Từ điển tiếng Việt“chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” [19, tr.157]. Theo James Anderson: "Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm". Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của Chính phủ, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một DN …

Các tổ chức, các DN, các hiệp hội, đoàn thể… có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vị một tổ chức, DN, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy, chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế khái niệm "chính sách tư" hầu như không được sử dụng.

Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu các chính sách nói chung, nhưng tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các chính sách công nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem xét nó một cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng hạn như chính trị hay pháp quyền như nói ở trên.

Nếu nhìn nhận chính sách như một hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập thì chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách mà thôi.

Chính vì vậy, so với khái niệm pháp luật, chính sách được hiểu rộng hơn nhiều. Nếu xét nội hàm của khái niệm này trong mối quan hệ với chính trị và pháp quyền thì khái niệm chính sách cần được tìm hiểu ở một số khía cạnh sau đây:

- Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách.

- Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách. Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn tay công quyền”, tức là được ban hành bởi nhà nước theo một trình tự luật định.

- Như vậy, chính sách luôn gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy quyền lực công – nhà nước. Chúng ta vẫn thường nói đến một nguyên tắc của tổ chức thực thi quyền lực chính trị là “Đảng đề ra đường lối, chính sách, Nhà nước thể hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật”. Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò hoạch định chính sách của đảng cầm quyền. Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng chính sách là nhiệm vụ của Đảng, Đảng là người duy nhất có quyền đưa ra chính sách. Đúng. Đảng đề ra đường lối chính sách để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật nhưng việc xây dựng và ban hành pháp luật của Nhà nước cũng chính là Nhà nước xây dựng và ban hành chính sách (Điều này được phản ánh rất rõ trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, khi người của Đảng được giao nắm các trọng trách và vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước (trong thành phần của Quốc hội Khoá XII hiện nay số lượng đảng viên chiếm tới 93%; đối với Chính phủ thì 100% thành viên Chính phủ là đảng viên). Đường lối, chính sách của Đảng có thể được copy, được cụ thể hóa trong pháp luật nhưng nó cũng có thể được điều chỉnh, được hoàn thiện trong quá trình thể chế hóa để phù hợp với tư tưởng mới hay đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn xã hội. Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật là thể chế hóa chính sách của Đảng thành pháp luật nhưng cũng là một bước xây dựng và hoàn thiện chính sách. Và vì vậy, chính sách và pháp luật là hai phạm trù rất gần gũi và có những điểm giao nhau, là cơ sở tồn tại của nhau trong một chế độ nhà nước pháp quyền.

Có thể chỉ ra những đặc trưng và cũng là sự khác biệt giữa chính sách và pháp luật ở những điểm sau:

- Nếu chính sách là những tư tưởng, định hướng, những mong muốn chính trị được thể hiện trong các nghị quyết, các văn kiện của Đảng[2]

thì pháp luật được thể hiện bằng các quy tắc xử sự mang tính pháp lý, được ban hành bởi Nhà nước theo những trình tự và thủ tục nghiêm ngặt (hình thức, thẩm quyền, quy trình soạn thảo và ban hành);

- Nếu chính sách (khi chưa được luật pháp hóa) chỉ là những cái đích mà người ta cần hướng tới, chưa phải là những quy tắc xử sự có tính ràng buộc

chung hay tính bắt buộc phải thực hiện, thì pháp luật lại là những chuẩn mực có giá trị pháp lý bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước;

- Tuy nhiên, khi đã được thể chế hóa thì, vì chính sách là nội dung, pháp luật là hình thức nên chính sách có vai trò chi phối, quyết định đối với pháp luật. Khi tư tưởng chính sách thay đổi thì pháp luật phải thay đổi theo. Ngược lại, pháp luật lại là công cụ thực tiễn hóa chính sách. Chính sách muốn đi vào cuộc sống một cách thực sự hiệu quả thì phải đựợc luật pháp hoá, nếu không được thể chế hóa thành pháp luật thì rất có thể chính sách sẽ chỉ là một thứ “bánh vẽ” khó có thể đi vào và phát huy hiệu quả trong cuộc sống.

Tóm lại, chính sách xét từ góc độ nhà nước là tổng thể những nguyên tắc, biện pháp của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung trong đời sống kinh tế - xã hội nhằm đạt mục tiêu đề ra.

1.5.2. Chính sách thu hút vốn đổi mới công nghệ.

Chính sách thu hút vốn ĐMCN là khái niệm chưa được định nghĩa chính thức ở góc độ thể chế. Trong các diễn đàn khoa học, chính sách thu hút vốn được đề cập ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Xét một cách tổng thể, chính sách thu hút vốn ĐMCN là tổng thể các nguyên tắc, định hướng, giải pháp thu hút các nguồn lực, tạo lập nguồn vốn đầu tư thúc đẩy ĐMCN, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Kết luận Chương 1.

- Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản được nghiên cứu trong Luận văn bao gồm: Công nghệ; đổi mới công nghệ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn đầu tư; chính sách thu hút vốn đổi mới công nghệ.

- Phân tích cơ sở lý luận về vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam; vai trò của ĐMCN trong công cuộc phát triển kinh tế; giới thiệu một số các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động ĐMCN, giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNVV. Đồng thời nêu lên một số các chính sách thu hút vốn ĐMCN làm cơ sở cho việc đưa vốn đầu tư cho các DNNVV ở Hà Tây cũ thực hiện ĐMCN tại các chương sau.

Chương 2

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU VỀ VỐN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ TÂY CŨ.

2.1. Tình hình phát triển và hoạt động của DNNVV của Hà Tây (cũ)

2.1.1. Tình hình phát triển các DNNVV ở Hà Tây (cũ).

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô rất nhỏ và nhỏ là đặc trưng nổi bật của khu vực DNNVV. Theo số liệu năm 2005, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo với 62,7%, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ với 29%.

Số liệu điều tra tổng thể tại Hà Tây năm 2007 cũng cho kết luận tương tự với trên 20 ngàn DN (chiếm 97,6% tổng số DN trên địa bàn), trong đó có 13 ngàn doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm 62% tổng số DN trên địa bàn), gần 5 ngàn doanh nghiệp nhỏ (chiếm 28%). Đối với tỉnh Hà Tây, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm tỉ lệ khá cao lần lượt là 59,2% và 33,9%. Tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ của tỉnh Hà Tây thấp hơn mức tỷ lệ chung của cả nước. Có thể khẳng định hơn 90% DNNVV của tỉnh Hà Tây là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước khi tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của nước ta khoảng gần 90%.

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp theo quy mô và địa điểm

Đơn vị tính: %

Địa điểm Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng Mới thành lập

Hà Nội 43,8 43,8 11,0 1,3 100,0 10,9 Phú Thọ 83,7 13,0 2,5 0,7 100,0 10,1 Hà Tây 59,2 33,9 6,6 0,3 100,0 14,4 Hải Phòng 56,9 30,9 10,80 1,5 100,0 7,4 Nghệ An 78,4 18,2 3,4 0,0 100,0 14,1 Quảng Nam 83,0 16,4 0,6 0,0 100,0 6,2 Khánh Hoà 60,0 33,0 7,0 0,0 100,0 3,7 Lâm Đồng 66,7 21,8 11,5 0,0 100,0 3,2 TP. HCM 49,6 37,2 12,3 0,9 100,0 25,3 Long An 76,0 19,4 4,7 0,0 100,0 4,7

Tổng 62,7 29,1 7,7 0,6 100,0 100,0

Mới thành lập 55,4 34,4 10,0 0,2 100,0

(Nguồn: Danida - 2007) Tình hình phát triển.

Từ năm 2004 đến tháng 8 năm 2008, trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) có 5.269 DN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất hàng may mặc, thêu ren; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất bánh kẹo; sản xuất hàng mây tre đan ... Số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Tính đến ngày 31/8/2008 trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) đã có 4.780 DNNVV đăng ký kinh doanh.

Bảng 2.2: Số DNNVV từ năm 2004 đến năm 2008

Năm 2004 2005 2006 2007 T8/2008

Số DN 1.886 2.324 3.131 3.835 4.780

Nguồn: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây.

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của DNNVV.

DNNVV của tỉnh Hà Tây hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, nhưng tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ và có một tỷ lệ đáng kể DNNVV hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng. Thực tế này cho thấy vai trò của chính sách trong việc khuyến khích DN phát triển theo định hướng còn hạn chế, hay cũng có thể nói ta chưa có các quy hoạch ngành một cách đồng bộ và chi tiết để có căn cứ cho việc tư vấn lựa chọn địa chỉ đầu tư của DN.

Theo kết quả điều tra ở năm 2005, số lượng DN ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ 53%, tiếp theo là các ngành xây dựng (18,4%), sản xuất công nghiệp khác (17%), trong khi DN hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 2,2% và chế biến nông, lâm, thủy sản 6,2%.

DNNVV ở đô thị lớn có cơ cấu ngành nghiêng về dịch vụ thương mại nhiều hơn mức bình quân chung. Hà Tây năm 2007 có tới 75,3% số DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ, 15% trong các ngành công nghiệp, 9,5% trong xây dựng và chỉ có 0,2% là doanh nghiệp nông nghiệp.

Biểu số 2.3 dưới đây cho thấy cơ cấu DN theo ngành ở tỉnh Hà Tây theo số liệu điều tra tổng thể năm 2007.

Bảng 2.3 Doanh nghiệp phân bố theo ngành ở Hà Tây (2007)

STT Ngành Số doanh nghiệp Tỷ trọng theo ngành

(% so tổng số) 1 Ngành công nghiệp 3.725 14,88 2 Ngành xây dựng 2.342 9,35 3 Ngành thương mại 10.821 43,22 4 Ngành dịch vụ 8.086 32,30 5 Ngành nông nghiệp 61 0,25 Tổng cộng 25.035 100,00

(Nguồn: Tổng điều tra 2007 của Hà Tây)

Trong công nghiệp, DNNVV hoạt động chủ yếu trong công nghiệp in ấn, sản xuất các sản phẩm phi kim loại, lắp ráp, sản xuất hàng may mặc, giầy dép. Đó là những ngành không có hàm lượng công nghệ cao, không cần vốn lớn, dễ di chuyển vốn, dễ tuyển dụng lao động phổ thông, có thị trường tiêu thụ cấp thấp lớn.

Biểu 2.4 dưới đây cho thấy DN hoạt động trong các ngành chế biến phân bố theo ngành và quy mô theo số liệu điều tra mẫu năm 2005

Bảng 2.4. Doanh nghiệp chế biến theo ngành và quy mô

Đơn vị tính: Doanh nghiệp, (Số phần trăm nhóm in nghiêng)

ngành Ngành Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng % Mới thành lập % 15 Thực phẩm 607 113 31 2 753 27,5 184 22,5 17 Dệt 41 45 13 0 99 3,6 36 4,4 18 Trang phục 30 42 26 4 101 3,7 45 5,5 19 Da 39 14 1 1 55 2,0 24 2,9 20 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 143 61 23 1 228 8,3 44 5,4

21 Giấy và sản phẩm 18 43 13 1 75 2,7 28 3,4

22 Xuất bản, In ấn 22 34 4 0 60 2,2 26 3,2

23 Dầu tinh chế 9 2 0 0 11 0,4 2 0,2

24 SP từ hoá chất 14 21 6 0 41 1,5 11 1,3

25 SP cao su, nhựa 59 65 21 1 146 5,3 60 7,3

26 SP phi kim loại 92 88 16 0 196 7,2 59 7,2

27 Kim loại cơ bản 3 10 3 1 17 0,6 7 0,9

28 Sản phẩm từ kloại 354 90 18 0 462 16,9 148 18,1 29 Máy, thiết bị 28 25 2 0 55 2,0 24 2,9 30 Máy văn phòng 1 0 1 0 2 0,1 0 0,0 31 Thiết bị điện 12 21 5 1 39 1,4 17 2,1 32 Radio, ti vi 5 3 2 0 10 0,4 2 0,2 33 Thiết bị y tế 1 1 1 0 3 0,1 2 0,2 34 Xe 8 7 4 1 20 0,7 8 1,0 35 Thiết bị vận tải 5 8 4 1 18 0,7 2 0,2 36 Nội thất 222 103 16 2 343 12,5 89 10,9 37 Tái chế 3 2 0 0 5 0,2 0 0,0 Tổng % 1.716 62,7 797 29,1 210 7,7 16 0,6 2.739 100,0 100,0 818 100,0 Mới thành lập % 453 55,4 281 34,4 82 10,0 2 0,2 818 100,0 (Nguồn Danida - 2007)

Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, DNNVV có năng lực cạnh tranh thấp và do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNNVV tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút được nhiều lao động từ khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cùng với sự nỗ lực của các DN và chính sách khuyến khích về hoạt động xuất khẩu của nhà nước, nhiều DN đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu như: Chế biến hàng nông, lâm sản; hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ ... làm cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú.

DNNVV cũng là lực lượng quan trọng đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Tây. Đó chính là điều kiện để tỉnh thực hiện các mục tiêu đầu tư, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bảng 2.5 dưới đây cho thấy số nộp Ngân sách nhà nước của các DNNVV Hà Tây từ năm 2004 đến tháng 8 năm 2008.

Bảng 2.5. Số nộp Ngân sách nhà nước (năm 2004-T8/2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hà tây cũ) (Trang 31)