Phân tích chính sách liên quan đến nguồn tài chính, thu hút vốn cho đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hà tây cũ) (Trang 56)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Phân tích chính sách liên quan đến nguồn tài chính, thu hút vốn cho đổ

cho ĐMCN.

DNNVV ở nước ta chiếm một tỷ lệ khá lớn về số lượng. Theo số liệu cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 1995, cả nước có 20.856 DNNVV, chiếm tới 88% trên tổng số 23.708 DN. Quá trình phát triển của khu vực này cũng khá chậm chạp. Cả chục năm sau khi Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ra đời, cả nước mới có gần 45 ngàn DN được đăng ký (tính đến hết năm 1999). Bước ngoặt của sự tăng trưởng về số lượng đã xuất hiện sau khi Luật doanh nghiệp 2000 ra đời với việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký và Luật doanh nghiệp 2005 theo tinh thần xóa bỏ sự phân biệt các thành phần kinh tế, số lượng DN đã tăng trưởng mạnh mẽ, đến giữa năm 2007 cả nước đã có 132.024 DN.

Lý do chủ yếu của thực trạng trên nằm ngay trong các chính sách. Quan điểm chủ đạo trong thập niên đầu của đổi mới là: về lâu dài, cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động nhưng không khuyến khích. Từ giữa những năm 1990, tính yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước bộc lộ rõ rệt khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nhập khẩu ngày càng gia tăng, kể cả nhập khẩu chính thức và không chính thức. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, và không đủ năng lực cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Trong khi ngân sách nhà nước không đủ để tiếp tục hỗ trợ

trực tiếp cho doanh nghiệp nhà nước, các ưu đãi về tín dụng cũng khó lòng cứu vãn tình trạng lỗ triền miên, nhiều DN đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán, thì khu vực tư tỏ ra có nhiều tiềm năng phát triển. Và vì thế, từ cuối những năm 1990, các chính sách đối với khu vực tư nhân đã có nhiều cải cách. Khu vực tư đã được khẳng định vị thế như một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Các văn bản pháp luật đã từng bước tạo sân chơi bình đẳng cho các DN thuộc khu vực này.

Sau khi có Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp DNNVV, trong đó xác định rõ khái niệm DNNVV ở Việt Nam, xây dựng khung pháp lý về trợ giúp DNNVV về tài chính, tín dụng, và các biện pháp khuyến khích khác, hàng loạt văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ đã ra đời nhằm cụ thể hóa và thực thi Nghị định.

Đáng chú ý là, ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, trong đó đã khẳng định lại quan điểm nhất quán của Chính phủ về khuyến khích phát triển DNNVV, đồng thời giao cho các Bộ nhiệm vụ soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện từng mảng công việc.

Khi các chính sách khuyến khích ĐMCN chưa có hoặc có nhưng chưa hoàn thiện thì với lý do tìm kiếm lợi nhuận và duy trì sự tồn tại mà DN vẫn có thể tiến hành ĐMCN. Tuy nhiên, để tiến hành ĐMCN thì DN phải tiến hành lựa chọn CN phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn cũng như phù hợp với khả năng kinh phí mà DN có thể có được, DN phải tiến hành phân tích chi phí hiệu quả dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò then chốt trong quyết định đầu tư của chủ DN ... đây là những khó khăn và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Khi có chính sách hỗ trợ của nhà nước thì tính rủi ro cũng sẽ được giảm bớt và DN có thể tích cực thực hiện những chính sách này và có quyết định đầu tư cho ĐMCN. Thái độ tích cực của DN thường phụ thuộc rất nhiều đến những chính sách khuyến khích, năng lực thực thi chính sách của các cơ quan quản lý, nguồn thông tin về chính sách, tính ổn định của chính sách cũng là một nhu cầu quan trọng trong quyết định của DN. Chỉ cần một trong những yếu tố trên không đảm

bảo sẽ gây nên những bất lợi cho việc thực thi những chính sách, DN sẽ thờ ơ và chính sách sẽ không đạt được mục tiêu.

2.4.1. Một số biện pháp chủ yếu trong chính sách tài chính, thu hút vốn ĐMCN cho DNNVV ở nước ta hiện nay. ĐMCN cho DNNVV ở nước ta hiện nay.

2.4.1.1. Các chương trình trợ giúp DNNVV.

Các chương trình trợ giúp DNNVV được coi là một bộ phận trong kế hoạch 5 năm và hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Ví dụ, trong Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 về phê duyệt, có đưa ra 7 nhóm giải pháp và giao cho các Bộ xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp này. Quyết định này cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 là đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hợp với quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ.

2.4.1.2. Các chính sách hỗ trợ DNNVV gồm có:

- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa

học và công nghệ theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP. Các chính sách ưu đãi này

bao gồm các hỗ trợ về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, các ưu đãi về mặt bằng, tín dụng, đất đai, cơ chế đầu tư tối đa 30% kinh phí cho các nghiên cứu, triển khai của doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ;

- Chính sách khuyến khích đầu tư: Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua

biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DN, khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn và các chủ thể khác góp vốn với DNNVV.

- Chính sách hỗ trợ tín dụng: Khó khăn lớn nhất và đầu tiên của DN là thiếu vốn. Trong thời gian qua, để giúp DN giải quyết một phần khó khăn này, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp quy có liên quan đến khía cạnh tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 (quỹ hỗ trợ phát triển), Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 quy định về bảo đảm tiền vay, Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 phát triển hình thức thuê bao tài chính; ngày 20/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV.

Nguồn vốn cho Quỹ này được cấp từ:

1- Ngân sách nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối đa không quá 30% vốn điều lệ và không dưới 30 tỷ đồng;

2 - Vốn góp của các tổ chức tín dụng; 3 - Vốn góp của các doanh nghiệp;

4 - Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

5 - Vốn tài trợ hợp pháp cho mục tiêu phát triển DNNVV, các hợp tác xã, các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Hoạt động chủ yếu của Quỹ này là bảo lãnh cho một số đối tượng trong đó có DNNVV khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín dụng. Theo quy định của văn bản này, mức bảo lãnh tối đa là 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại tổ chức tín dụng và mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Do việc thực hiện có nhiều khó khăn, nên Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg đã được bổ sung, sửa đổi bằng Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ra các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác này.

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất.

Đây là khó khăn rất lớn của DN, vì vậy, Nghị định quy định trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh phải tạo điều kiện cho các DN có mặt bằng để sản xuất, các DNNVV được hưởng chính sách ưu đãi về thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ về thị trường và khả năng cạnh tranh:

Giao cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, trợ giúp DNNVV mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Các địa phương có trách nhiệm:

+ Trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của các DNNVV để tạo điều kiện mở rộng thị trường;

+ Tham gia cung ứng sản phẩm dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng ngân sách nhà nước;

+ Khuyến khích phát triển hình thức nhà thầu phụ công nghiệp; + Tăng cường liên kết giữa các DNNVV.

- Hỗ trợ các DNNVV xúc tiến xuất khẩu:

Với chủ trương khuyến khích các DN này tăng cường xuất khẩu, Chính phủ có các chương trình trợ giúp một phần chi phí cho DN để khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài.

Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, Bộ Thương mại ban hành văn bản về hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu. Ngày 27/9/2002, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 86/2002/TT-BTC về hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Ngày 24/1/2003, Bộ trưởng Bộ thương

mại cũng ra Quyết định số 104/2003/QĐ-BTM ban hành Quy định thành lập và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Đây thực sự là những văn bản mở ra cho DN những cơ hội mới trong công tác xuất khẩu.

- Hỗ trợ thông tin, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực, gồm:

Một là, hỗ trợ thông tin cần thiết qua các ấn phẩm, qua mạng;

Hai là, thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển DNNVV) phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp DNNVV;

Ba là, Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV thông qua chương trình trợ giúp đào tạo,

Bốn là, khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp về thông tin, hỗ trợ về đào tạo.

2.4.2. Đánh giá tác động của các chính sách tài chính, thu hút vốn ĐMCN. ĐMCN.

2.4.2.1. Những kết quả đạt được.

Có thể nói các chính sách tài chính giúp DNNVV thu hút vốn ĐMCN được xây dựng và triển khai đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với cộng đồng DN quan trọng này. Những chính sách này là sự mở đường cho các DNNVV có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính trong bối cảnh nguồn lực của loại hình DN này còn nhiều hạn chế.

Kết quả khảo sát về tác động của các chính sách đến hoạt động ĐMCN của DNNVV, các ý kiến đánh giá các chính sách này đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn cho DN trong vấn đề ĐMCN. Các DN thường xuyên cập nhật các định hướng đổi mới về chính sách của nhà nước có thể tiếp cận được cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo ra những nền tảng cho hoạt động ĐMCN.

Một khía cạnh khác của các chính sách là tạo ra định hướng tư duy mới cho các DNNVV. Các DNNVV thấy được yêu cầu cần phải chú ý đến vấn đề ĐMCN, từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích về tài chính theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP được xem như “khoán 10” trong khoa học, thúc đẩy cộng

đồng DN trong đó có các DNNVV nỗ lực hơn trong ĐMCN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực DN này.

2.4.2.2. Những hạn chế trong quá trình thực thi chính sách.

a. Chính sách hỗ trợ cho khu vực này còn ít và chưa hiệu quả

Tổ chức và hoạt động của DNNVV hiện đang được điều chỉnh bởi các văn bản chung cho tất cả các loại hình DN, mặc dù có các quy định về hỗ trợ, nhưng rất ít ỏi. Với những điều kiện đó, doanh nghiệp nhỏ thực sự gặp khó khăn. Hãy lấy ví dụ thực tế về những ưu đãi vay vốn và cho thuê đất trong các chương trình trợ giúp DNNVV của chúng ta. Đây thực sự là con dao hai lưỡi. Về cơ chế hỗ trợ vốn theo quy định, mặc dù giúp DN giải quyết khó khăn về vốn, nhưng do chỉ quy định về mức hỗ trợ chung chung, không quy định điều kiện, tiêu chuẩn được hỗ trợ, mục đích vay vốn, và còn nhiều vấn đề về thẩm tra tính trung thực và hiệu quả sử dụng vốn, nên hậu quả đưa đến là: 1 - hỗ trợ mang tính dàn trải, mức hỗ trợ không đáp ứng yêu cầu của DN, nhất là đối với các dự án đầu tư cần nhiều vốn và trong dài hạn; 2 - nhiều DN làm ăn không hiệu quả cũng được vay nên không thanh toán được nợ, tỷ lệ thất bại tín dụng cho thấy điều đó; 3 - DN lợi dụng cơ chế hỗ trợ này do quan niệm vay là “được”, và những DN không trả nợ đó sẽ “biến mất”; và 4 - phát sinh tiêu cực từ việc cho vay, những con số về hối lộ quan chức ngân hàng ở trên là minh chứng cho kết luận này.

- Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ có thể xem là văn bản quan trọng nhất đối với việc hỗ trợ ĐMCN cho các DN trong đó có DNNVV. Một vấn đề cần quan tâm là Nghị định này được ban hành ngày 18 tháng 9 năm 1999 với những quy định mang tính chất định hướng chung cần được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính. Tuy nhiên, phải đến hơn một năm sau, Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường cùng Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC để hướng dẫn Nghị định 119/1999/NĐ-CP. Điều này làm cho những quy định của Nghị định chậm đi vào cuộc sống bởi các tỉnh chưa có cơ chế rõ ràng để giải quyết nhu cầu của

DNNVV về ĐMCN. Sự chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn làm giảm hiệu quả của chính sách. Mặt khác cũng cần lưu ý là Nghị định 119/1999/NĐ- CP được ban hành đã hơn 10 năm với những chính sách ưu đãi có thể không còn thực sự phù hợp ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định này cần được đặt ra để tạo ra một cơ chế hỗ trợ phù hợp hơn đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hà tây cũ) (Trang 56)