Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam (Trang 33 - 36)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái quát về ngành viễn thông Việt Nam

2.1.1. Quá trình phát triển

Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, 25 năm qua (1986-2010) ngành Bưu chính Viễn Thông Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh và phát triển toàn diện công nghiệp Bưu chính Viễn thông với mục tiêu từng bước chủ động sản xuất, cung cấp các thiết bị bưu chính viễn thông công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu mạng lưới thông tin trong nước và xuất khẩu, không ngừng phát huy tối đa nội lực của mạng lưới viễn thông trên cả nước cùng chung tay khắc phục hậu quả của 2 cuộc chiến tranh tàn khốc và của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

Đại hội Đảng lần VI (1986) là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, với chủ trương đổi mới, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh XHCN, đưa ngành bưu điện phát triển đi trước một bước, với phương hướng cơ bản là: “Nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ và giảm nhẹ tình trạng lạc hậu về thông tin liên lạc, hiện đại hoá những khâu có điều kiện”. Đây là giai đoạn mở đầu có tính chất đột phá, với những thử nghiệm thành công về công nghệ, về tạo vốn, về kinh doanh và hợp tác đầu tư đã khẳng định bước đi ban đầu đúng đắn của thời kỳ đổi mới.

Từ sau 1990, ngành bưu chính đã tăng cường mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới với chiến lược tăng tốc phát triển mạng lưới, trong đó công nghiệp bưu chính viễn thông đã được tập trung đầu tư phát triển, mở rộng về qui mô, đổi mới công nghệ theo phương châm phát huy nội lực, liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn, công nghệ, góp một phần đáng kể vào chiến lược tăng tốc hiện đại hoá mạng lưới của ngành.

Những năm 1990 là thời kỳ tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực Bưu chính Việt Nam, với hơn 2 tỷ USD, một số nước đầu tư chủ yếu là: Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản... Các liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông cũng ra đời nhiều trong thời kỳ này, đặc biệt là tổng đài điện tử, cáp đồng, cáp quang, có thể đáp ứng 50% nhu cầu thị trường. Trong giai đoạn 1991-1995, cả nước đã có 42/64 tỉnh, thành phố đạt chỉ tiêu 100% huyện, thị xã có truyền dẫn cáp quang, các dịch vụ mới hình thành như: dịch vụ khai giá, dịch vụ bưu phẩm thu cước ở người nhận..., mật độ điện thoại đã có 53/64 tỉnh, thành phố đạt 100% số xã có máy điện thoại, hệ thống bưu cục tăng nhanh về số lượng, với hơn 2.000 bưu cục rải khắp các miền trên cả nước.

Bước sang thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu đề ra của đại hội Đảng IX: Phát triển nhanh công nghiệp Công nghệ Thông tin trở thành ngành mũi nhọn, đầu tư và có chính sách phát triển công nghiệp phần mềm, hình thành thể chế kinh tế thị trường XHCN, hoàn thành cơ bản việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh..., ngành bưu chính viễn thông đã tăng cường đầu tư nâng cao công nghệ và chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Từ năm 2001-2005, ngành đã thực hiện những đổi mới cơ bản về mặt chiến lược: đổi mới công nghệ, cơ cấu đầu tư, tổ chức quản lý, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế ... và đã đạt được những thành tựu quan trọng, hơn 97,5% số xã trong cả nước đã có dịch vụ điện thoại, mật độ điện thoại đạt 14,7 máy/100 dân, tổng số thuê bao Internet trên 2,7 triệu, tương đương với gần 7,5 triệu người sử dụng, đạt mật độ 9,1 người sử dụng/100 dân. Mạng lưới bưu chính có trên 15.700 điểm phục vụ và có trên 7.230 điểm bưu điện văn hoá xã, 95,8% số xã có báo Đảng đến trong ngày.

Để phù hợp với chương trình đổi mới và nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao, ngành bưu chính đã có nhiều giải pháp lành mạnh hoá công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn của CBCNV. Từ cơ sở vật chất hiện có của tất cả các đơn vị thành viên, ngành đã tích luỹ được

một lượng vốn cho Nhà nước gần 46.000 tỷ đồng, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư với nước ngoài.

Với chủ trương tăng cường cho thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững, ngành bưu chính đã có bước đi đột phá là mở cửa thị trường, chuyển từ độc quyền sang hợp tác và cạnh tranh trong nước để chuẩn bị hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông do Tổng cục Bưu điện trình ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua (tháng 6/2002) là hành lang pháp lý phù hợp cho thời kỳ mới. Pháp lệnh không những đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông để phát huy tối đa nguồn lực trong nước. Tập đoàn Bưu chính viễn thông được thành lập đã khẳng định bước tiến mới của ngành bưu chính viễn thông, sức mạnh của doanh nghiệp được tăng cường, ngoài các Tổng công ty viễn thông lớn, phát triển mạnh như Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), đã có nhiều doanh nghiệp Viễn thông mới hình thành như: EVN Telecom, Hanoi Telecom... tạo ra sự phát triển sôi động của thị trường viễn thông Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chặng đường 25 năm đổi mới, đã đạt được những thành công to lớn, song cũng bộc lộ không ít những hạn chế. Việc đổi mới và đầu tư còn hạn chế, chưa đồng bộ, việc đổi mới tổ chức, đổi mới cơ chế đã được tiến hành song còn chậm, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của thực tế, quy chế về tổ chức nhân sự, về quản lý chăm sóc khách hàng, quy chế về quảng cáo tiếp thị còn bất cập, chưa phát huy hiệu quả so với nguồn lực cơ sở vật chất đã được đầu tư, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông hầu như chưa triển khai được và các thành phần kinh tế khác chưa tham gia được vào thị trường dịch vụ viễn thông.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của BCVT, Việt Nam luôn được quốc tế đánh giá cao. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã xếp hạng Việt

Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất thế giới.

Ngày nay, bên cạnh các dịch vụ BCVT truyền thống, điện thoại VoIP Gọi 171, 1717, điện thoại Internet FoneVNN, điện thoại di động 091 của VinaPhone, 090 của MobiFone, Internet VNN... của VNPT, mọi người dân đã có thêm nhiều sự lựa chọn và có thể sử dụng các dịch vụ của nhiều doanh nghiệp khác như: VoIP 178 của Vietel; 177 của SPT, 172 của Hanoi Telecom; 179 của VP Telecom; mạng điện thoại di động của SPT, Viettel, EVN, Vietnammobile và Beeline; các dịch vụ Internet của FPT, NetNam...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách công nghệ thị trường mở để phát triển bền vững ngành Viễn thông Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)