Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 59 - 60)

- Cộng đồng Văn hóaXã hội ASEAN (ASCC) là nhằm gắn bó chặt chẽ các

49 ASEAN Secretariat, Plan of Action to Implement the ASEAN-United States Enhanced Partnership 2011-2015, như đã dẫn

2.1.3.1 Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực:

Giáo dục là lĩnh vực được Mỹ quan tâm và thúc đẩy hợp tác với ASEAN. Các nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ, ngay tại Hội nghị đầu tiên của mình (11/2009), đã “thống nhất về sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn về trao đổi giáo dục”. Trong các Tuyên bố chung của mình qua các kỳ Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng về hợp tác giáo dục xem đây là lĩnh vực cốt yếu trong thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa người dân trong khu vực. ASEAN cũng đánh giá cao cam kết của Mỹ và xem Mỹ là một trong những điểm đến lý tưởng, nguồn đào tạo giáo dục lâu dài đối với sinh viên các nước ASEAN.

Trong Kế hoạch Hành động thực hiện Đối tác tăng cường ASEAN – Mỹ (2011- 2015), giáo dục và phát triển nguồn nhân lực là một trong những lĩnh vực được đề cập, với các ưu tiên như: thực hiện Kế hoạch làm việc về giáo dục 5 năm của ASEAN, thúc đẩy trao đổi giáo dục, củng cố Mạng lưới Đại học ASEAN, đào tạo nghề thông qua sử dụng cơng nghệ thơng tin… Trên cơ sở đó, Mỹ có nhiều hỗ trợ thực tế cho các hoạt động giáo dục của ASEAN. Cụ thể như hỗ trợ xây dựng Kế hoạch Làm việc 5 năm về Giáo dục (2011-2015) của ASEAN; hỗ trợ ASEAN xây dựng Sách nguồn ASEAN (ASEAN Curriculum Sourcebook) hướng dẫn giáo viên cách đưa các chủ đề về ASEAN vào tất cả các môn học trong trường tiểu học và trung học ở khu vực tham khảo và giảng dạy tại các trường học của các nước ASEAN; triển khai Chương trình thí điểm Sáng kiến trao đổi học giả Fulbright ASEAN-Mỹ; tổ chức Hội thảo đánh giá hiện trạng các chương trình dạy học của ASEAN ở bậc đại học, Hội thảo nâng cao cho các giảng viên ĐH ASEAN về giảng dạy nghiên cứu ASEAN; phối hợp với Brunei tổ chức dự án nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho các nước ASEAN…

Thông qua Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công, và hợp tác giáo dục EAS Mỹ cũng đã đề xuất thúc đẩy hợp tác về giáo dục với các nước trong khu vực. Ngoài ra, một số

tổ chức giáo dục của Mỹ cũng hợp tác với các cơ quan chuyên ngành của ASEAN trong giảng dạy tiếng Anh, trao đổi lãnh đạo thanh niên (SEAYLP), mời ACWC thăm quan làm việc tại Mỹ, và phối hợp xây dựng khuôn khổ về di chuyển tự do lao động có tay nghề trong ASEAN…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)