Bộ Ngoại giao, Tóm tắt các điểm thảo luận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16, Hà Nội, 09/4/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 88 - 91)

- Cộng đồng Văn hóaXã hội ASEAN (ASCC) là nhằm gắn bó chặt chẽ các

72 Bộ Ngoại giao, Tóm tắt các điểm thảo luận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16, Hà Nội, 09/4/2010.

Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ lần thứ 2, phía Mỹ chủ động đề xuất nâng quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược”. ASEAN hoan nghênh đề nghị và xúc tiến việc thảo luận về nội hàm quan hệ.Hai bên đã giao cho Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG) hai bên nghiên cứu và đề xuất.

Bản thân Mỹ chưa hẳn nhận được sự nhất trí khi dùng thuật ngữ “đối tác chiến lược” (hàm ý là đồng minh quân sự), nhưng phía Mỹ khẳng định mong muốn nâng cấp quan hệ lên mức cao hơn hiện nay và ngang bằng với quan hệ của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản. Bản thân ASEAN cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ lên một tầm cao mới, phản ánh đúng thực tiễn hợp tác giữa hai bên.

Do đó, Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ lần 2 (tháng 9/2010) quyết định “nâng quan hệ đối tác lên tầm chiến lược” trong Tuyên bố chung của Hội nghị.Nhóm EPG ASEAN-Mỹ đã nhóm họp 2 lần và hồn tất Báo cáo cùng các khuyến nghị trình Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ lần 4 (tháng 11/2012), trong đó bao gồm khuyến nghị nâng quan hệ ASEAN-Mỹ lên đối tác chiến lược vào năm 2015. Hiện các Lãnh đạo ASEAN và Mỹ đang giao cho các quan chức hai bên nghiên cứu triển khai phù hợp.

- Về Biển Đông, ASEAN hoan nghênh và đánh giá cao Mỹ ủng hộ việc thúc đẩy bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, đồng thời ủng hộ ASEAN và Trung Quốc tôn trọng và thực hiện các cam kết của mình tại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử COC.

Quan điểm chung của ASEAN là coi trong hịa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là quan tâm và lợi ích chung ở khu vực; các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình; kiềm chế, khơng được làm phức tạp tình hình; không sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định của DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC để đảm bảo tốt hơn hịa bình và an ninh khu vực. Đối với những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua, nhất là vụ dàn khoan, ASEAN lại càng bày tỏ quan ngại sâu sắc và khẳng định quyết tâm, lập trường của ASEAN đối với hịa bình, an ninh, ổn định ở khu vực. Các quan điểm này

của ASEAN đều được nêu rõ tại các văn kiện quan trọng như Tuyên bố DOC, Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đơng, Tun bố ASEAN ngày 10/5/2014 về Tình hình ở Biển Đông, cũng như các Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, và ASEAN-Trung Quốc.

Việc Mỹ thể hiện các quan điểm rõ ràng về Biển Đông, đặc biệt trong các phát biểu của Tổng thống, của Ngoại trưởng Mỹ, và các Nghị quyết của Quốc hội Mỹ, cho thấy Mỹ tiếp tục theo dõi sát, quan tâm đến những diễn biến nghiêm trọng ở Biển Đơng, và đứng về phía lập trường nêu trên của ASEAN để thể hiện vai trò của Mỹ đối với mối quan tâm chung làhịa bình, an ninh, ổn định trong khu vực. ASEAN chắc chắn khơng thể khơng tính đến Mỹ trong xây dựng chính sách và tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trong nỗ lực đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

3.2 Gợi ý cách thức tham gia Cộng đồng ASEAN của Việt Nam và giải pháp trong quan hệ với Mỹ trong quan hệ với Mỹ

3.2.1 Mục tiêu và định hướng tham gia Cộng đồng ASEAN của Việt Nam

Sau 25 năm đổi mới, thế và lực của đất nước đã thay đổi,phát triển và ngày càng hòa nhập với thế giới. Mục tiêu tổng quát trong nội dung chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng ta là nhằm duy trì, củng cố mơi trường hịa bình, ổn định trong khu vực, tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, kết hợp phát huy tối đa nguồn lực bên trong để đấy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cương quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới; vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN là nhằm xây dựng một mối quan hệ hịa bình, hữu nghị và phát triển trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của Đông Nam Á và ASEAN. Tham gia ASEAN, chúng ta ln xác định sẽ nỗ lực hết mình vì

sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội vì một ASEAN đồn kết, thống nhất và liên kết chặt chẽ, có vai trị và vị thế quốc tế ngày càng cao sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho tất cả các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh rằng, ASEAN là cầu nối quan trọng để Việt Nam từng bước vươn ra hội nhập khu vực và quốc tế. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có điều kiện tăng cường quan hệ với các nước lớn và các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng khác. Cùng với quá trình tham gia hội nhập sâu rộng trong ASEAN, chúng ta tiếp tục khẳng định chủ trương coi hợp tác với ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại, coi trọng quan hệ với các nước thành viên ASEAN, đóng góp tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu liên kết và phát triển của Hiệp hội ở khu vực.

Trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN hướng đến hình thành Cộng đồng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của chúng ta nhấn mạnh: “Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình”.

Trên tinh thần đó, Đại hội Đảng XI (2011) đã đề ra chủ trương “Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”73, đồng thời xác định nhiệm vụ “Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”74. Đây là bước phát triển cao hơn từ định hướng: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách của mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 88 - 91)