Chƣơng 3 : Gợi ý chính sách đối với Việt Nam
3.3. Một số giải pháp để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc của Cộng
3.3.2. Đối với các hoạt động kinh tế
Một là, cải thiện và nâng cao vị thế kinh tế của người Campuchia gốc Việt trong đời sống xã hội của Campuchia
- Chính phủ cần định hướng các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và làm ăn tại Campuchia trong việc đào tạo, tuyển dụng một số lượng nhất định lao động là người Campuchia gốc Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, các loại cây công nghiệp như cao su, ca cao.
- Thông qua Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư và làm ăn ở Campuchia cần có các hình thức hỗ trợ khác nhau cho các cộng đồng người Campuchia gốc Việt, chẳng hạn như hỗ trợ về đào tạo nghề, kỹ thuật, vốn sản xuất... Đây là nền tảng cơ bản để giúp cho cộng đồng người Campuchia gốc Việt thoát khỏi đói nghèo bên cạnh các công việc cứu đói hàng năm hiện đang triển khai.
- Tạo ra sự gắn kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và làm ăn tại Campuchia với các doanh nghiệp người Campuchia gốc Việt thành đạt (những doanh nghiệp đã có vị thế nhất định trong nền kinh tế Campuchia) về phát triển sản xuất, thị trường, vốn... Thông qua sự gắn kết này, một mặt, các doanh nghiệp của cả hai phía có thể tạo ra sự liên kết trong sản xuất và mặt khác, thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện đời sống của người Campuchia gốc Việt và tránh tình trạng xa lánh, thờ ơ với cộng đồng của một số doanh nghiệp người Campuchia gốc Việt.
Hai là, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng và làm ăn kinh tế tại Campuchia
Vấn đề quan trọng là phải giúp cộng đồng người Việt ổn định sinh sống. Cần thông qua các cơ sở, đơn vị kinh tế của Nhà nước và tư nhân tại các địa phương của Campuchia để hỗ trợ cho kinh tế của cộng đồng phát triển.Thông qua phát triển kinh tế, đời sống văn hóa của bà con được cải thiện, góp phần nâng cao vị thế của Cộng đồng và ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia. Ví dụ, cần thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt kiều, trong đó ưu tiên sử dụng bà con người Việt như đối với dự án hoạt động ở Campuchia ưu tiên cho cộng đồng người Việt vay với lãi suất ưu đãi để thúc đẩy làm ăn, mở rộng sản xuất.
Chẳng hạn thông qua việc đẩy mạnh đầu tư tại Campuchia, các tập đoàn nhà nước lớn của Trung Quốc tập trung nắm bắt, chi phối các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, then chốt của Campuchia, thị trường còn lại sẽ do các thành phần kinh tế khác (chủ yếu là kinh tế tư nhân ở địa phương) của Trung Quốc nắm giữ, chi phối. Bằng cách này, Trung Quốc vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình và nâng cao vị thế của người Hoa cho dù bất cứ đảng phái nào ở Campuchia lên cầm quyền.
Ba là, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ các doanh nghiệp, hội đoàn, các cơ sở kinh doanh của cộng đồng người Việt trong hoạt động kinh doanh tại địa bàn Campuchia, góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con cộng đồng, ví dụ như hỗ trợ về nguồn vốn, ứng trước nguyên liệu, cung cấp giống cây trồng phù hợp… Đồng thời, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của tổ chức liên kết các doanh nghiệp trên, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm, tạo động lực thúc đẩy và mở rộng kinh doanh sản xuất… Cần phát huy vai trò của Cộng đồng người Việt ở Campuchia thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt kiều hoặc sử dụng lao động Việt kiều ở Campuchia. Lấy đầu tư kinh tế để thu hút con em Việt kiều tại Campuchia vào làm việc, tạo công ăn việc làm cho bà con Việt kiều tại Campuchia vào làm việc, góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con. Việc này một mặt có thể tận dụng được
những thế mạnh sẵn có của lao động Việt kiều như: giá lao động rẻ, thông hiểu thị trường, ngôn ngữ Campuchia và các quan hệ khác; mặt khác sẽ tạo điều kiện cho Việt kiều tham gia vào các hoạt động kinh doanh tại Campuchia, từng bước góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng dần tiềm lực kinh tế, vị thế cho Việt kiều trong xã hội Campuchia.
Bốn là, tăng cường tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu hàng Việt Nam. Trong làm ăn kinh tế với Campuchia, có lúc Việt Nam cần đặt lợi ích chính trị lên trên lợi ích kinh tế; có chính sách đầu tư nhất quán dưới sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm tăng cường ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam ở Campuchia; tận dụng thế mạnh sẵn có của Việt Nam về vị trí địa lý, nguồn lực con người và quan hệ tốt với các cấp lãnh đạo Campuchia.
Năm là, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (về hành lang pháp lý, tổ chức các hội thảo hội nghị, đàm phán ký kết các hiệp định, văn bản liên quan, thậm chí gây sức ép với giới lãnh đạo Campuchia trong những tình huống, dự án cụ thể…) nhất là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh (cả nhà nước và tư nhân) đầu tư vào Campuchia, một mặt giành giật thị trường còn nhiều tiềm năng này, mặt khác nắm được kinh tế Campuchia Việt Nam sẽ khẳng định vị thế của mình tại đây. Các doanh nghiệp này sẽ góp phần làm lớn mạnh cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam tại Campuchia. Bên cạnh quan hệ cấp Nhà nước, cần đẩy mạnh hợp tác, trao đổi giữa các địa phương, các ngành nhất là giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp biên với Campuchia, vốn rất thuận lợi về giao thông và ngôn ngữ.
Mặc dù đã gia nhập WTO,song khả năng sản xuất, đầu tư của Campuchia còn hạn chế.Do đó, Campuchia muốn Việt Nam đầu tư vào đất nước họ, hoặc hợp tác với họ sản xuất, tìm nguồn hàng để xuất khẩu. Do vậy, các nhà đầu tư của Việt Nam nên chủ động tìm giải pháp thích hợp để đầu tư vào Campuchia. Gắn hợp tác kinh tế với chính trị, coi kinh tế là phương tiện
để củng cố, thúc đẩy quan hệ chính trị, vì mục tiêu chính trị nên xác định đầu tư phải có trọng điểm, có ý nghĩa, kể cả đầu tư vào lĩnh vực tư nhân…