Đối với đời sống văn hóa xã hội và hội nhập với xã hội Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt ở campuchia thực trạng và gợi ý chính sách đối với việt nam (Trang 84 - 95)

Chƣơng 3 : Gợi ý chính sách đối với Việt Nam

3.3. Một số giải pháp để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc của Cộng

3.3.3. Đối với đời sống văn hóa xã hội và hội nhập với xã hội Campuchia

Campuchia

Hiện nay, Hội Việt kiều tại Campuchia đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương, tuy nhiên, còn yếu kém cả về tổ chức và hoạt động, chưa có Việt kiều có tiềm lực kinh tế mạnh tham gia, thiếu sự đoàn kết hỗ trợ nhau trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Sự hạn chế này còn do eo hẹp về kinh phí, đội ngũ lãnh đạo tuy nhiệt tình nhưng chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn công tác hội. Vì vậy, để duy trì và phát huy đời sống văn hóa xã hội của Việt kiều, cần xây dựng Hội người Việt tại Campuchia ngày càng vững mạnh với một số giải pháp sau:

Trước mắt xem xét việc hỗ trợ tài chính để Ban Chấp hành Trung ương Hội xin phép các cơ quan hữu trách Campuchia cấp quyền sở hữu đất đối với số quỹ đất đang quản lý và sử dụng hiện nay tại Phnom Penh để Hội kêu gọi đầu tư trên quỹ đất nói trên nhằm tạo nguồn thu phục vụ cho các hoạt động vì cộng đồng. Việt Nam nên tận dụng mối quan hệ tốt đẹp giữa Campuchia-Việt Nam hiện nay và khi Đảng Nhân dân Campuchia đang nắm quyền kiểm soát hầu hết các lĩnh vực trên chính trường Campuchia để tác động đề nghị chính quyền các tỉnh cấp đất làm trụ sở hoạt động của Ban Chấp hành các chi hội.

Nghiên cứu, lựa chọn những người có tâm huyết với đất nước, có tiềm năng, có uy tín trong cộng đồng để hỗ trợ kinh doanh, qua đó xây dựng những Việt kiều điển hình, làm nòng cốt cho tổ chức Việt kiều. Trước mắt, phải chọn lựa được những người có trình độ, tâm huyết và uy tín làm lãnh đạo Hội để có thể đưa ra những hình thức hoạt động của Hội, đủ sức lôi kéo sự tham gia đông đảo của bà con, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của bà con.

Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia cần tiếp tục giáo dục cho Cộng đồng người Việt tại địa bàn về tinh thần hướng về Tổ quốc, lòng tự

hào dân tộc, đặc biệt cần có ý thức tự lực, tự cường, ý thức cộng đồng cao hơn để đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cư trú, làm ăn hợp pháp tại Campuchia, góp phần củng cố tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc; có kế hoạch củng cố đội ngũ cán bộ hội người Việt tại các địa phương.

Tăng cường mối liên hệ gắn kết giữa các tổ chức cộng đồng tại địa bàn với không chỉ Trung ương Hội hay cơ quan đại diện mà còn với các cơ quan chức năng trong nước, nhất là các tổ chức đoàn thể xã hội và giao lưu với các Hội Việt kiều ở các nước khác khi có điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức bồi dưỡng cán bộ Hội cốt cán đảm trách về công tác dân vận. Đa dạng các hình thức vận động, củng cố hội Phật giáo, thành lập các loại hình câu lạc bộ, hội đồng hương, hội người cao tuổi, hội doanh nghiệp. Các tổ chức này hoạt động trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, hòa nhập với cộng đồng nước sở tại, hướng về đất nước và phối hợp, giúp đỡ cho hội Việt kiều.

Giáo dục ý thức và tư duy mới về công tác Việt kiều cho các cán bộ Cơ quan đại diện Việt Nam về vai trò và ý nghĩa của công tác Việt kiều. Khi đề bạt cán bộ công tác nhiệm kỳ, các cơ quan có liên quan nên lựa chọn những người có hiểu biết về địa bàn Campuchia làm người đứng đầu Cơ quan đại diện hoặc làm công tác lãnh sự. Với những người làm công tác Việt kiều nhất thiết phải thạo tiếng Khmer để có thể trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng Chính quyền Campuchia, qua đó hỗ trợ, can thiệp “bảo vệ” cộng đồng người Việt.

Tăng cường hỗ trợ đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, khả năng sư phạm còn hạn chế hiện nay. Chế độ đãi ngộ cả về tài chính cũng như điều kiện học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên ở các trường nói trên còn hạn chế, nên chưa thu hút cũng như khuyến khích được đội ngũ giáo viên đến với các trường dạy chương trình phổ thông Việt Nam ở các trường hiện có. Công tác quản lý của các tổ chức Hội đối với cả

đội ngũ giáo viên và học sinh cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các cháu cần được quan tâm đúng mức để học sinh có điều kiện học tập tốt. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thắt chặt tình hữu nghị; tích cực thông tin tuyên truyền về tình hình và thành tựu đổi mới của Việt Nam...

Những hoạt động cụ thể như tăng thời lượng tiếp sóng chương trình truyền hình Việt Nam tại Campuchia, có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng của Campuchia cải thiện, nâng cao điều kiện khám chữa bệnh, hỗ trợ kiều bào về kỹ thuật để có thể xem được các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam… góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết, định hướng tư tưởng cho bà con Việt kiều hướng về cội nguồn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt.

Tăng cường hỗ trợ về vật chất giúp xây dựng các trường học của người Việt đủ tiêu chuẩn nằm trong hệ thống trường quốc gia của Campuchia (Campuchia mới chỉ có các lớp học tiếng Việt đến hết cấp 1). Trên cơ sở đề xuất của Hội, nghiên cứu, xem xét cấp một số suất học bổng cho con em người Việt tại Campuchia nhằm tạo nguồn về lâu dài, trước hết tập trung cấp học bổng để đào tạo giáo viên giảng dạy cấp I và II sau này cho các trường do Hội người Việt tại Campuchia quản lý.

Thông qua “Quỹ hỗ trợ cộng đồng” của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Campuchia dành một khoản ngân sách đầu tư, ưu tiên đặc biệt cho các hộ gia đình Việt kiều Campuchia cũng như các tổ chức hội, nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả và phát triển bộ máy, cơ cấu tổ chức của 19 Chi hội Việt kiều tại Campuchia.

Xóa bỏ các thủ tục, giấy tờ hiện đang gây phiền toái, bất lợi cho Việt kiều như nới rộng các quy định về đăng ký, cấp giấy tờ tùy thân, giấy xác nhận, hộ chiếu, visa… tạo thuận lợi tối đa cho bà con đi lại, trở về quê hương.

Cấp miễn phí sách giáo khoa, giáo cụ, cấp học bổng cho con em Việt kiều tại Campuchia. Bộ Giáo dục nên dành nhiều học bổng cho con em Việt kiều (trong đó có cả con em của con lai Khmer – Việt thuộc thế hệ thứ ba) về nước học đại học, trung cấp, các trường dạy nghề… Hiện nay, số sinh viên, học sinh là con em Việt kiều được đi học ở Việt Nam theo con đường ký kết chính thức giữa hai Bộ Giáo dục – Đào tạo còn quá ít.

Tiểu kết

Xuất phát từ đặc điểm lịch sử, địa lý, dân tộc giữa Việt Nam – Campuchia, Đảng ta luôn xác định Campuchia là địa bàn có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam về mọi mặt, trong đó người Việt ở Campuchia cũng được coi là một lực lượng quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài. Để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, khơi dậy và tập trung được sức mạnh của bà con đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, không có con đường nào khác là phải giải quyết từng bước những thực trạng đang tồn tại như đã đề cập ở trên.

Việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Cộng đồng người Việt ở Campuchia không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích chung của cả hai nước, góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia. Để giải quyết triệt để các vấn đề này, Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng với Chính phủ Campuchia cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau hơn, trong đó cần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện, Tổng hội –là những cơ quan đại diện cho quyền lợi của bà con. Bên cạnh đó, bản thân bà con cũng phải nỗ lực cố gắng để cải thiện địa vị của mình, nhất là việc hội nhập vào xã hội Campuchia, tận dụng cơ hội để có điều kiện sinh sống, làm việc thuận lợi hơn. Quan trọng nhất là bà con phải “tự đi bằng đôi chân của mình” để cho chính quyền Campuchia nói chung và người dân Campuchia nói riêng thấy được sự đóng góp của người Việt tại Campuchia vào sự phát triển của Campuchia cũng như sự tồn tại của người Việt Nam tại Campuchia là đem lại lợi ích cho người dân Campuchia, xã hội Campuchia.

KẾT LUẬN

Bằng nhiều con đường khác nhau, người Việt đã đến sinh sống và làm việc ở Campuchia từ rất sớm. Trải qua những biến cố lịch sử, từ những diễn biến của chính trường Campuchia, những thăng trầm trong quan hệ Việt Nam – Campuchia, số lượng, thành phần, cơ cấu tổ chức của cộng đồng cũng có nhiều thay đổi. Mặc dù có những khác biệt trong thống kê số lượng bà con người Việt tại Campuchia nhưng có thể nói, tuy là một cộng đồng có đông bà con người gốc Việt so với cộng đồng người Việt ở các nước khác nhưng địa vị xã hội, đời sống kinh tế của bà con người Việt tại Campuchia còn gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là những vấn đề lịch sử trong quan hệ hai nước, người Campuchia vẫn luôn có tâm lý “không thích” người Việt, do đó người gốc Việt phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Campuchia: địa vị pháp lý bấp bênh, cuộc sống đa phần tạm bợ, thu nhập thấp, cơ hội hòa nhập không nhiều, giáo dục, y tế thiếu thốn, tiếng nói không có trọng lượng. Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đời sống mọi mặt của Cộng đồng người Việt ở Campuchia đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, về tổng thể, thực trạng đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết để giúp bà con hội nhập tốt hơn vào đời sống xã hội của Campuchia. Mặc dù đã ban hành nhiều chính sách, văn bản liên quan đến giải quyết khó khăn, vướng mắc của bà con nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận, thực tế triển khai các chính sách, văn bản đó vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất định. Để giải quyết triệt để các vấn đề này, các cơ quan chức năng cả trong và ngoài nước cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, trên cơ sở đó thường xuyên tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, của bà con và nhất là quan hệ Việt Nam -

Campuchia. Bên cạnh đó, cần phải giáo dục, tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả hơn nữa để bà con hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tận dụng những điều kiện thuận lợi, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong việc khẳng định vị thế tại địa bàn.

Hiện nay, vấn đề người gốc Việt ở Campuchia dù đã có tiến triển hơn so với trước những vấn được xác định là vấn đề “khó và nhạy cảm” trong quan hệ Việt Nam – Campuchia. Dù không có vị thế cao tại Campuchia nhưng cộng đồng người Việt ở thời kỳ lịch sử nào cũng vẫn là nhân tố quan trọng để các đảng/phái của Ccampuchia sử dụng làm “con bài chính trị”. Do đó, thời gian tới, vấn đề người gốc Việt tại Campuchia vẫn tiếp tục gặp phải những khó khăn nhất định, nhất là trong tình huống Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền mất đi vị trí lãnh đạo của mình./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Hải Anh (2014), Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991- 2012),Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học

Quốc gia Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập Nghị quyết 36-

NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài,

Nxb Chính trị Quốc gia, tr.19-24.

3. Biên bản họp vòng 3 Việt Nam-Campuchia về vấn đề kiều dân (1996), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

4. Bộ luật của Chính phủ Hoàng gia Campuchia về ngoại kiều (Kram số 83-NS ngày 19/3/1956), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

5. Bộ Nội vụ Campuchia (2017), Nghị định 129.

6. Đại Nam thực lục chính biên (2007), Nxb Giáo dục, kỳ 2.

7. PGS.TS. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, Nxb. Sự thật.

8. PGS.TS. Trần Trọng Đăng Đàn (2005), Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có “Việt kiều”, Nxb Chính trị Quốc gia.

9. Hiến pháp Campuchia, tư liệu lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

10. Lê Hương (1971), Việt kiều ở Campuchia, Nxb Trí Đăng.

11. Luật nhập cư của Vương quốc Campuchia năm 1994, Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

12. Luật quốc tịch Vương quốc Campuchia năm 1996, Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

13. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về vai trò của Cộng đồng người Việt ở nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007

14. Sắc luật của Vương quốc Campuchia về thủ tục cho phép người nước ngoài thuộc diện nhập cư ra vào và cư trú trên lãnh thổ Campuchia (1996), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

15. Sắc luật của Chính phủ Campuchia về chứng minh thư quốc tịch Khmer (1996), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

16. Sắc luật của Chính phủ Campuchia về biểu giá lệ phí giấy tờ đi đường và biểu giá thẻ cư trú tạm thời và định kỳ cho người nhập cư (1996), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

17. Sắc luật của Chính phủ Campuchia về thủ tục cho phép người nước ngoài nhập cư là các nhà đầu tư ra vào và định cư trên lãnh thổ Vương quốc Campuchia (1996), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

18. Sắc luật của Chính phủ Campuchia về thủ tục cho phép người nước ngoài không thuộc diện nhập cư xuất nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ Vương quốc Campuchia (1996), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

19. Thông cáo chung Việt Nam – Campuchia nhân chuyến thăm Campuchia (2-3/4/1994) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

20. Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia nhân chuyến thăm Campuchia (12/2011) của TBT Nguyễn Phú Trọng.

21. Trần Văn Thông (2017), Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia,

50 năm nhìn lại và hướng tới, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, Quý II/2017,

tr.10-17.

22. Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia (2013),

Báo cáo Tổng kết mười năm hoạt động của Tổ chức hội và Cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia 2003-2013.

23. Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia (2015),Báo cáo tình hình bà con cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia.

24. PGS.TS. Nguyễn Sỹ Tuấn (2006), Cộng đồng người Việt ở Campuchia, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

25. Tư liệu về phong trào Việt kiều yêu nước ởCampuchia (2004),Nxb Mũi Cà Mau.

26. TS. Nguyễn Thành Văn (2011), Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia từ năm 1954 đến 1970, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 8), tr.65.

27. TS. Nguyễn Thành Văn (2013), Một số vấn đề nổi bật trong quan

hệ Việt Nam – Campuchia năm 2012, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số

3), tr.87.

28. TS. Nguyễn Thành Văn (2013), Những diễn biến chủ yếu trên chính

trường Campuchia trước cuộc bầu cử Quốc hội năm 2013, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á (số 6), tr.87.

29. TS. Nguyễn Thành Văn (2015), Đầu tư của Việt Nam ở Campuchia

từ năm 1993 đến nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á (số 3), tr.143.

30. TS. Nguyễn Thành Văn (2015), Quá trình hình thành và gia tăng ảnh hưởng của các đảng đối lập ở Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á (số 4), tr.151.

31. TS. Nguyễn Thành Văn (2015), Sự gia tăng ảnh hưởng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt ở campuchia thực trạng và gợi ý chính sách đối với việt nam (Trang 84 - 95)