CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHÊN CỨU
2.4. Đặc điểm mạng lƣới xã hội bên trong cơ quan, doanh nghiệp
hƣơng và bạn bè
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy đối với một bộ phận lớn trong đội ngũ cán bộ trẻ làm việc cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cả những người đồng hương lẫn những người bạn học cũ đều được đánh giá là có tầm quan trọng đối với việc họ có được cơng việc hiện tại. Tuy nhiên, như số liệu khảo sát đã chỉ ra trong hai mạng lưới này thì mạng lưới bạn bè vẫn được nhiều cán bộ trẻ hơn cho là quan trọng đối với việc họ có việc làm hiện tại. Đây là điểm đáng lưu ý nữa phản ánh đặc điểm vốn xã hội của đội ngũ cán bộ trẻ trên phương diện mạng lưới đồng hương và bạn bè.
2.4. Đặc điểm mạng lƣới xã hội bên trong cơ quan, doanh nghiệp của nhân lực trẻ nhân lực trẻ
Liên quan đến mạng lưới trong cơ quan, doanh nghiệp của nhân lực trẻ, hai mạng lưới đáng lưu ý là mạng lưới đồng nghiệp và mạng lưới những người tham gia đồn thanh niên. Vì vậy, phần viết này tác giả sẽ bàn sâu về đặc điểm của hai mạng lưới này.
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%
Quan hệ đồng hương Quan hệ bạn bè
41.8%
Trước hết, đối với mạng lưới đồng nghiệp trong cơ quan, kết quả khảo
sát cho thấy có 70,1% số người trả lời trong đội ngũ nhân lực trẻ nói rằng họ tích cực tham gia vào các sinh hoạt của các nhóm đồng nghiệp trong cơ quan. Số liệu này cho thấy đa số đội ngũ nhân lực trẻ đánh giá cao tầm quan trọng của các nhóm đồng nghiệp trong cơ quan. Việc tham gia tích cực vào nhóm đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trẻ trao đổi về kinh nghiệm làm việc, chuyên mơn nghiệp vụ, phát triển kiến thức, do đó được các cán bộ trẻ chú ý tạo dựng và quan tâm duy trì. Quá trình tham gia vào nhóm này cũng thể hiện mối quan hệ có đi có lại rất rõ ràng. Liên quan đến vấn đề này, một chuyên viên trẻ cho biết:
Phòng chị được cái rất đồn kết, tình cảm. Trong phịng ai có cơng việc về gia đình mọi người cũng quan tâm, sẵn sàng chia sẻ. Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi hoặc có dịp nào đó thì mọi người đi chơi, đi ăn uống là chuyện bình thường, thường xun… Đây là nhóm nhiều lợi ích nhất, gắn bó với nhau, hiểu được nhau mà giúp đỡ được nhau nhiều trong công việc. Không những trong cơng việc mà cịn trong gia đình, khi đã chia sẻ thì gia đình có việc gì thì đồng nghiệp giúp đỡ nhiều. Kể cả về kinh tế cũng hỗ trợ được nhau, có việc gì họ sẵn sàng cho vay mượn thoải mái. (Nữ, Chuyên viên, 27 tuổi).
Như đã nói, nhân lực trẻ có trình độ học vấn khá cao nhưng khơng phải ai cũng nắm bắt được tất cả yêu cầu cơng việc đặt ra và khơng phải ai cũng có cơng việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có nhiều người làm công việc trái ngành, trái nghề. Bởi vậy trong cơng việc, nhân lực trẻ gặp khơng ít khó khăn, trở ngại. Việc họ tham gia vào các nhóm đồng nghiệp có vai trị quan trọng, vừa là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, học hỏi, chia sẻ những thuân lợi, khó khăn trong cơng việc. Đồng thời thơng qua đó tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng vốn xã hội cho bản thân. Ngồi ra, q trình tương tác, gặp gỡ giữa các thành viên trong những nhóm xã hội này cịn trợ giúp cho nhân lực trẻ trong những tình huống khẩn cấp, gia tăng uy tín, thúc đẩy quyền ra quyết định, hỗ
trợ về tinh thần, tình cảm, thư giãn. Đây là một quá trình lâu dài bắt đầu là tham gia mạng lưới, chia sẻ tạo lập niềm tin, sau là qua lại/san sẻ có đi, giúp đỡ có lại phản ánh chính quá trình vốn xã hội được tạo dựng và duy trì.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm ở đây là đội ngũ nhân lực trẻ dựa vào những cách thức nào để liên lạc, tương tác với đồng nghiệp trong cơ quan. Kết quả khảo sát cho kết quả cụ thể được trình bày qua biểu đồ dưới đây.
Biểu 2.4.1: Phƣơng tiện/cách thức liên lạc với đồng nghiệp
Biểu đồ trên cho thấy, trong bốn cách liên lạc, tương tác với đồng nghiệp thì liên lạc qua điện thoại vẫn là cách thức phổ biến nhất. Gặp gỡ trực tiếp là cách thức phổ biến tiếp theo. Hai hình thức liên lạc, tương tác giữa các đồng nghiệp gián tiếp là mạng xã hội và email cũng được khoảng gần một nữa số người trả lời sử dụng.
Một trong những câu hỏi đặt ra ở đây là mức độ sử dụng các phương tiện liên lạc với đồng nghiệp có khác nhau giữa các nhóm tuổi hay khơng? Kết quả khảo sát về vấn đề này được trình bày qua bảng số liệu dưới đây.
72.5% 65.3% 48.2% 47.2% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%
Biểu 2.4.2: Phƣơng tiện/cách thức liên lạc với đồng nghiệp theo nhóm tuổi
Cách thức liên lạc với đồng nghiệp của nhân lực trẻ có chút thay đổi so với hai mạng quan hệ trước, khi biểu dữ liệu cho thấy điện thoại là phương tiện kết nối được lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong khi gặp trực tiếp là hình thức liên hệ chiếm ưu thế ở hai mạng quan hệ gia đình và họ hàng. Những người trả lời cho biết sử dụng phương tiện này nhiều nhất là từ 25 đến 29 tuổi chiếm 74,4%. Đây cũng là nhóm tuổi sử dụng các phương tiện được hỏi còn lại nhiều nhất trong ba nhóm tuổi từ gặp trực tiếp, gọi điện thoại, thông qua mạng xã hội đến email/chat/yahoo. Đối với phương tiện/hình thức mạng xã hội và email/chat/yahoo, nhóm sử dụng thấp nhất trong ba nhóm là nhân lực trong độ tuổi từ 30 -34 (39,6% - 44,8%). Đối với việc gặp trực tiếp và điện thoại, sử dụng ít hơn là nhóm 19 – 24. Nhận thấy rằng, phục vụ quá trình nhằm tạo dựng phát triển mối quan hệ trong mạng lưới đồng nghiệp, nhân lực trẻ tận dụng và sử dụng đa dạng các loại phương tiện và hình thức liên hệ. Ngay cả việc liên hệ bằng email/chat/yahoo cũng được sử dụng nhiều hơn, trong khi việc liên hệ bằng các phương tiện này ở trong hai mang lưới quan hệ trên là tương đối thấp với tỷ lệ không đáng kể.
71.2% 74.4% 71.5% 57.7% 70.5% 63.3% 55.8% 56.2% 39.6% 48.1% 53.4% 44.8% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%
19-24 tuổi 25-29 tuổi 30-34 tuổi
Một vấn đề đáng quan tâm ở đây là, mạng lưới đồng nghiệp trong cơ quan, doanh nghiệp có vai trò như thế nào đối với nguồn nhân lực trẻ. Quan tâm đến vấn đề này, trong cuộc khảo sát có đặt ra câu hỏi giả định nếu muốn được cân nhắc vào vị trí cơng việc tốt hơn thì đội ngũ nhân lực trẻ chú trọng vào những yếu tố nào. Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều yếu tố khác nhau mà nhiều người trong đội ngũ nhân lực trẻ chú trọng nếu họ muốn được cân nhắc vào vị trí cơng việc tốt hơn. Trong các yếu tố đó, mạng lưới quan hệ đồng nghiệp trong cơ quan là một yếu tố quan trọng. Cụ thể là có đến 87,6% số người trả lời cho biết nếu họ muốn được cân nhắc vào vị trí cơng việc tốt hơn thì họ sẽ chú trọng vào quan hệ với đồng nghiệp trong cơ quan. Như vậy, thực tế là đối với đa số nhân lực trẻ mạng lưới đồng nghiệp rất quan trọng đối với việc thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Nếu quan tâm đến sự khác biệt giữa nhóm nam và nhóm nữ nhân lực trẻ về tầm quan trọng của mạng lưới đồng nghiệp, kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Biểu 2.4.3: Mức độ chú trọng mối quan hệ đồng nghiệp của nhân lực trẻ theo giới tính
Biểu đồ trên cho thấy có sự khác biệt ý kiến giữa nhóm nam và nhóm nữ liên quan đến việc chú trọng vào quan hệ đồng nghiệp nếu họ muốn được cân nhắc vào vị trí cơng việc tốt hơn. Cụ thể là tỷ lệ nhóm nữ cao hơn khoảng 5%
83.0% 84.0% 85.0% 86.0% 87.0% 88.0% 89.0%
Nam Nữ
85.4%
so với tỷ lệ nhóm nam cho rằng họ sẽ chú trọng và quan hệ đồng nghiệp nếu họ muốn được cân nhắc vào vị trí cơng tác tốt hơn.
Mạng lưới xã hội thứ hai trong cơ quan, doanh nghiệp quan trọng đối với đội ngũ nhân lực trẻ là đoàn thanh niên. Kết quả khảo sát cho thấy 42,4%
số nhân lực trẻ trong tuổi sinh hoạt đồn nói rằng họ tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên. Điều này cho thấy nhiều tổ chức đoàn cơ sở đã chú ý, quan tâm tổ chức nhiều hoạt động tập thể có ý nghĩa phù hợp với lứa tuổi thanh niên, tạo được sức thu hút nhiều người tham gia. Một lý do dễ hiểu khác, do tất cả các cơ quan, nơi làm việc đều có tổ chức đồn thanh niên, chiếm mơt lực lượng nhất định, những người tham gia tổ chức Đồn thanh niên họ có cơ hội giao lưu, làm quen, học hỏi, chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm làm việc, về đời sống hàng ngày, đây là điều kiện tốt để lao động trẻ tích lũy những vốn sống, vốn hiểu biết và vốn xã hội nói chung được tốt hơn, phục vụ cho công việc và đời sống hàng ngày. Liên quan đến vấn đề này, một nghiên cứu viên và một chuyên viên chia sẻ:
Tham gia các hoạt động của Đồn thanh niên thì mình cảm thấy mình năng động hơn. Vì đặc thù bọn chị có sinh viên, tiếp xúc với sinh viên thì mình thấy mình trẻ trung hơn. Khi tham gia cơng tác đồn thì mình phải đứng lên nói trước đám đơng, nói trước nhiều người. Cái đấy tạo sự tự tin cho mình, rèn luyện mình. Cũng là một cách để giao lưu, quen biết các em sinh viên, quen biết nhiều người hơn, làm việc với nhiều người hơn trong cơ quan. Bình thường thì chỉ làm việc trong đơn bị mình thơi nhưng khi tham gia đồn thanh niên thì mình sẽ làm việc với các đơn vị, khoa phòng khác. (Nữ, Nghiên cứu viên,31 tuổi)
Hàng năm thì có các hoạt động tình nguyện ở các tỉnh miền núi, khai giảng các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc cho các bạn Lào cũng có tham gia các hoạt động văn nghệ, trong các lễ kỷ niệm thì nhà trường cũng có các hoạt động văn nghệ…Giúp mình thấy trẻ trung, sơi nổi, nhiệt tình hơn. Thơng qua đó tạo thêm mối quan hệ.
Ví dụ như trường có hoạt động tình nguyện đi tình nguyện đến các tỉnh miền núi phía bắc thì đồn trường cũng có mời đơn vị khác tham gia. Thông qua giao lưu giữa những tố chức cùng tham gia với nhau mình biết thêm một số anh chị em, các bạn bè khác, thêm mối quan hệ (Nam, Chuyên viên, 33 tuổi).
Một trong những vấn đề đáng quan tâm ở đây là đội ngũ nhân lực trẻ dựa vào những cách thức nào để liên lạc, tương tác với những người cùng sinh hoạt đoàn thanh niên. Kết quả khảo sát cho kết quả cụ thể được trình bày qua biểu đồ dưới đây.
Biểu 2.4.4 : Phƣơng tiện/cách thức liên lạc với Đoàn Thanh Niên
Biểu đồ trên cho thấy nếu so với việc liên lạc, tương tác với đồng nghiệp thì, trong bốn cách liên lạc, tương tác với những người cùng sinh hoạt đồn thanh niên thì gặp gỡ trực tiếp vẫn là cách thức phổ biến nhất. Liên lạc qua điện thoại là cách thức phổ biến tiếp theo. Hai hình thức liên lạc, tương tác giữa các đoàn viên thanh niên gián tiếp là mạng xã hội và email cũng được khoảng gần một nửa số người trả lời sử dụng.
Một câu hỏi đáng lưu ý đặt ra ở đây là mức độ sử dụng các phương tiện liên lạc với những người cùng tham gia đồn thanh niên theo nhóm tuổi như thế nào? Kết quả khảo sát cụ thể như sau.
28.7% 20.5% 15.7% 14.7% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0%
Biểu: 2.4.5: Phƣơng tiện/cách thức liên lạc với Đồn thanh niên theo nhóm tuổi
Số liệu trên cho thấy trong những người sinh hoạt đoàn thanh niên với nhau, việc gặp gỡ trao đổi trực tiếp vẫn chiếm ưu thế so với các cách thức liên lạc khác. Nhóm tuổi gặp gỡ nhau nhiều hơn là từ 19 – 24 tuổi. Cụ thể là có 34,6% số người trong nhóm tuổi này nói rằng họ thường gặp gỡ trực tiếp với những người cùng sinh hoạt đồn. Ở nhóm tuổi này đa số nhân lực trẻ chưa kết hơn, cịn tiếp tục học tập, có nhiều thời gian nhàn rỗi và họ cũng có thể tìm thấy nhiều lợi ích trong khi giao lưu gặp gỡ, tham gia Đoàn thanh niên. Ngoài gặp gỡ trực tiếp thì những hình thức liên hệ thông qua email/chat/yahoo và mạng xã hội, nhóm thanh niên ở khoảng tuổi từ 19 – 24 cũng chiếm ưu thế hơn hai nhóm cịn lại. Trong khi đó, ở hai nhóm tuổi cao hơn, 15 đến 29 và 30 đến 34, tỷ lệ những người trong nhóm này liên lạc với những người cùng sinh hoạt đồn với mình thơng qua điện thoại cao hơn nhóm những người ở độ tuổi từ 19 – 24.
Trên thực tế, ngoài yếu tố tuổi tác thì hình thức liên hệ của những người sinh hoạt đồn thanh niên cịn tùy thuộc tính chất, mức độ quan trọng
34.6% 26.1% 29.3% 19.2% 21.6% 20.0% 21.2% 18.2% 13.0% 19.2% 14.8% 13.7% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0%
19-24 tuổi 25-29 tuổi 30-34 tuổi
của các công việc và khoảng cách không gian giữa họ với nhau khi họ liên lạc. Điều này được minh chứng qua các đoạn trích phỏng vấn sâu dưới đây.
Nếu như có buổi họp nào của cơng đồn hay đồn thanh niên mình khơng đi họp được thì về đồng nghiệp sẽ phổ biến lại, hoặc người viết biên bản cuộc họp ngày hơm đó sẽ có trách nhiệm gửi biên bản đó qua email cho tất cả mọi người để tất cả cùng nắm được công việc. Gặp trực tiếp, liên hệ qua điện thoại nếu có những cơng việc liên quan trực tiếp đến mình. (Nữ, Nghiên cứu viên, 31 tuổi)
Tùy những nhóm khác nhau. Ở tổ chức chính thức thì mình làm bí thư chi đồn, việc liên lạc trong chi đồn do mình tổ chức bằng văn bản thơng qua email, facebook hoặc đến gặp trực tiếp thông báo họp hành, công việc trong cơ quan. Đối với anh em đồng niên, đồng hương thì trao đổi qua điện thoại, mạng xã hội facebook, các câu lạc bộ còn lại cũng vậy. (Nam, Nghiên cứu viên, 26 tuổi)
Khi thì điện thoại, khi thì facebook, email, có khi gặp trực tiếp tùy theo tính chất cơng việc lựa chọn cách liên lạc thuận tiện nhất để trao đổi. Với đồng nghiệp thường là gặp trực tiếp và trao đổi qua email. Bạn học cũ thường hẹn nhau trước qua mạng rồi gặp nhau thôi. (Nam, Nghiên cứu viên, 29 tuổi)
Các trích đoạn phỏng vấn sâu ở trên cho thấy giữa những người sinh hoạt đồn với nhau, họ khơng chỉ gặp gỡ trực tiếp mà cịn duy trì liên hệ, giao tiếp qua các cách phương tiện truyền thông hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng cách thức liên lạc nào cịn phụ thuộc vào tính chất cơng việc mà họ trao đổi. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý liên quan đến vốn xã hội của đội ngũ nhân lực trẻ trên phương diện mạng lưới xã hội của họ trong các cơ quan, doanh nghiệp mà họ làm việc.