Ngoại giao văn hóa thời hậu Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 33 - 34)

Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ

2.1.3 Ngoại giao văn hóa thời hậu Chiến tranh lạnh

Vào năm 1991-1992 kinh tế Mỹ suy yếu, nước Mỹ rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng, ngoại giao dường như trở thành một vấn đề ít được quan tâm nhất trong trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ suốt 50 năm trước đó. Và cuối cùng ứng viên dành quan tâm cho kinh tế, đại diện của Đảng Dân chủ, ông Bill Clinton đã thắng cử. Tuy nhiên dưới thời Clinton, vốn được đánh giá là một tổng thống tương đối ơn hịa, nước Mỹ đã được chứng kiến một số thay đổi tích cực về ngoại giao văn hóa mặc dù quy mơ hoạt động và ngân sách cho ngoại giao văn hóa vẫn tiếp tục bị cắt giảm.

Năm 1999, chức năng của Cơ quan thông tin Mỹ, trừ Phòng phát thanh quốc tế, đã được chuyển sang lại cho Bộ ngoại giao. Phòng phát thanh quốc tế bao gồm Đài phát thanh Mỹ trở thành cơ quan độc lập mặc dù vẫn nhận sự chỉ đạo chính sách từ Bộ ngoại giao. Để kiểm sốt và điều phối các chương trình khác nhau về ngoại giao văn hóa

thì một chức vụ mới đã được tạo ra là Thứ trưởng ngoại giao phụ trách ngoại giao nhân dân (Under Secretary of State for Public Diplomacy). Trong khi đó thì tại Nhà trắng, vợ chồng tổng thống Clinton đã thông báo việc thành lập Hội đồng Thiên niên kỉ của Nhà trắng (the White house Millenium Council.) Trong tổng số 80 dự án được thực hiện của Hội đồng này thì các chương trình về ngoại giao văn hóa chiếm một số lượng đáng kể. Chương trình quốc tế của Hội đồng Thiên niên kỉ đã khuyến khích khoảng 30 dự án, trong đó có nhiều dự án thực hiện với Bộ ngoại giao tổ chức các chuyến lưu diễn nghệ thuật của Mỹ, hoặc lưu diễn của các Anh và các quốc gia khác. Năm 2001, chính quyền G. Bush, cũng như chính quyền của tổng thống tiền nhiệm, vẫn lo tập trung vào các mối quan tâm và các vấn đề đối nội hơn là đối ngoại cho đến tận khi nổ ra sự kiện khủng bố kinh hoàng 11/9. Ngoại giao văn hóa lại được nhắc đến như một giải pháp ưu tiên giúp Mỹ giải quyết các mâu thuẫn, đặc biệt là với thế giới Ả rập khi mà sức mạnh về kinh tế, quân sự không phát huy được hiệu quả mong muốn. Một giai đoạn mới của ngoại giao văn hóa lại bắt đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)