Sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 79 - 82)

Chƣơng 3: Chính sách và các hoạt động ngoại giao văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam

3.1.2. Sau khi bình thƣờng hóa quan hệ vào năm

“Tôi cảm thấy rất phấn khích về triển vọng quan hệ của hai nước chúng ta”. Câu nói trên của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam- Michael Marine- đã khái quát phần nào phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sau mười năm bình thường hố. Mười năm đã trơi qua, bức tranh quan hệ bang giao hai nước mở ra với những mảng màu sáng tối khác nhau.

Sau khi Mỹ và Việt Nam thiết lập lại quan hệ bình thường, người Mỹ có cơ hội thưởng thức dễ dàng hơn những khía cạnh tốt đẹp nhất của di sản văn hóa Việt Nam truyền thống. Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn, giao lưu văn hóa Việt-Mỹ lại rộ lên. Theo con số thống kê của báo Đầu tư 15/6, Báo Thương mại số 14/639, khách Mỹ đến Việt Nam: Năm 1995, đứng thứ 5 sau Đài Loan, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc. Năm 2000 đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Từ năm 2001 đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Năm 2004 gấp trên 4,7 lần năm 2001, bình qn 1 năm tăng 18,9%, cao gấp đơi tốc độ chung. 5 tháng đầu năm 2005, lượng khách Mỹ đến Việt Nam đạt trên 134,2 nghìn lượt người, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2004.

Mỹ cũng đã chủ động đề nghị Việt Nam hợp tác thành lập một chương trình biểu diễn thường xuyên hàng năm (từ 1998 đến 2005) để giới thiệu tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam. Trong các thể loại văn nghệ truyền thống của ta (chèo, tuồng, cải lương, tranh dân gian, dân

39

ca, nhạc cổ điển, nhạc cung đình...) có lẽ múa rối nước được dân chúng Mỹ tiếp đón nồng nhiệt nhất. “Các nghệ sĩ Việt Nam phải ra chào đến lần thứ ba, thứ tư mà khán giả vẫn còn lưu luyến chưa muốn về và cứ đứng vỗ tay suốt" 40

Bên cạnh các hình thức biểu diễn nghệ thuật và trao đổi văn hóa giữa hai nước thì hiện diện của cựu binh Mỹ tại chiến trường xưa cũng đã mang lại một cơ hội quý báu để tăng cường hiểu biết và cơ hội hòa giải giữa hai dân tộc. Rất nhiều cựu binh Mỹ đã trở thành những sứ giả ngoại giao văn hóa kết nối hai quốc gia. Đã có nhiều cựu binh Mỹ tham gia vào chương trình tháo gỡ bom mìn, nhiều hoạt động nhân đạo, thực hiện những hành trình trở lại chiến trường xưa với ý thức xoa dịu vết thương quá khứ.

Vai trò của các cựu binh Mỹ khi trở thành chính khách như các Thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry cũng là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự xích lại gần nhau của hai quốc gia. Vị đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Hà Nội, ông Peter Peterson, một cựu phi công từng bị giam giữ ở VN cũng lại là một trong những người đóng góp nhiều cơng sức cho những bước khởi đầu của quan hệ hai nước.

Khơng chỉ là những cuộc viếng thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao hay các cuộc thăm viếng quy mô. Những người Mỹ đến Việt Nam để thăm quan và tìm hiểu về văn hóa cũng ngày càng nhiều hơn. Họ cũng

40

Nguyễn Đức Thế (2000), "Múa Rối Nước thành phố Hồ Chí Minh : Ngang dọc trong lịng nước Mỹ", Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Sài Gịn, số 25 (25-6-2000), tr.27

chính là những đại sứ ngoại giao văn hóa góp phần thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn giữa hai dân tộc.

Năm 1998, con trai của cố Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy đến thăm tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia. Trong cuộc gặp đó, vị đại tướng 88 tuổi nói với người khách trẻ Mỹ kém mình đúng nửa thế kỷ rằng: ”Số đông những người Mỹ, nhất là giới trẻ, chỉ biết quan hệ Mỹ - Việt là một cuộc chiến tranh kéo dài và đầy hận thù. Đó là một sự thật. Nhưng còn một sự thật nữa mà giới trẻ hai quốc gia phải biết đến: chúng ta đã từng là đồng minh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, và giờ đây phải viết tiếp những trang sử về sự hợp tác và tình hữu nghị…” Hình ảnh của vị đại tướng và người thanh niên có thể nói là sự tượng trưng cho sự gặp gỡ của hai thế hệ. Giới trẻ Mỹ những người chỉ biết đến qua Việt Nam qua những lời kể về chiến tranh, đang háo hức tìm hiểu và vị đại tướng đại diện cho những người Việt Nam đầy hịa khí và thân thiện, người đã đi qua chiến tranh và đang trải nghiệm cả những thay đổi của đất nước sau chiến tranh cũng như chứng kiến những thay đổi trong quan hệ ngoại giao của hai nước. Họ đã gặp nhau ở một điểm đó là mong muốn sự hòa hiếu giữa hai dân tộc.

Sau khi bình thường hóa quan hệ, những tác phẩm văn hóa, văn học của Việt Nam tiếp tục được nghiên cứu và cho xuất bản tại Mỹ nhằm thỏa mãn và tăng cường sự hiểu biết của nhân dân Mỹ về đất nước, con người, cuộc sống đời thường tại Việt Nam.

Năm 2000, nhà xuất bản Copper Canyon cho ra mắt cuốn “Hương sắc mùa xuân” (Spring Essence: the Poetry of Ho Xuan Huong), John

Balaban dịch, Ngô Thanh Nhàn viết chữ Nôm. Trong bài đáp từ của mình trong chuyến đi thăm Việt Nam cuối năm 2000, tổng thống Clinton nhắc đến nhiều hoạt động văn hóa về Việt Nam ở nước ngoài, kể cả Mỹ, đặc biệt nhắc đến việc "Những bài thơ hai trăm năm trước của Hồ Xuân Hương được xuất bản tại Mỹ bằng tiếng Việt, tiếng Anh và chữ Nôm, lần đầu tiên cách viết tiếng Việt cổ truyền được in ra". Cần nói rõ thêm rằng đây là lần đầu tiên cách viết tiếng Việt cổ truyền được in ra bằng phương tiện điện tử, mỗi chữ Nơm có một mã unicode. Đó là điều mới lạ và rất tiện lợi, có ý nghĩa lớn đối với văn hóa Việt Nam.

Tập thơ Hồ Xuân Hương này đã nhiều lần được giới thiệu bằng thái độ trân trọng của các cây bút điểm sách Mỹ, trở thành một best-seller bất ngờ, được tái bản lần thứ ba sau hai đợt in bán hết sạch từ lần ra mắt đầu tiên (tháng 10 - 2000)41

.

Năm 1998, tiểu thuyết Số Đỏ, kiệt tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng, được dịch ra tiếng Anh và được nhà xuất bản Đại học Michigan UMP phát hành vào tháng 6-2002 dưới tựa đề Dumb Luck. Nếu Lỗ Tấn đã sáng tạo được hình tượng A.Q., và Nam Cao đã sáng tạo được hình tượng Chí Phèo để bất tử hóa người nơng dân cùng khổ Trung Quốc và Việt Nam xưa, thì Vũ Trọng Phụng cũng đã thành cơng sáng tạo hình tượng Xn Tóc Đỏ trong Số Đỏ tiêu biểu cho anh chàng lưu manh thành thị chó ngáp phải ruồi của xã hội thực dân đầu thế kỷ 20. Thế là Dumb Luck đã được đưa vào danh mục những tác phẩm văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)