Tình hình Công giáo ở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo Công tác tôn giáo đối với Công giáo giai đoạn 1996 - 2008 (Trang 37 - 141)

Lịch sử hình thành Công giáo Việt Nam và Hà Nội

Đạo Công giáo là tôn giáo có mặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 - 2008), có số l-ợng tín đồ lớn thứ hai Việt Nam (sau Phật giáo). Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533 do giáo sĩ ph-ơng Tây tên là In - nê -khu đến làng Ninh C-ờng và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị

lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa nhà Trịnh - nhà Mạc nhà Trịnh - nhà Nguyễn, đất n-ớc bị chia cắt thành đàng Trong - đàng Ngoài. Với rất nhiều khó khăn, trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, hiện nay, Công giáo là một trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ với hơn với hơn 6 triệu tín đồ, 47 giám mục, hơn 3500 linh mục, hơn 3000 giáo sứ, khoảng 9000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tụ hội, tụ đoàn với trên 15.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội, giáo tỉnh Huế và giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh. Đứng đầu 03 giáo tỉnh là 3 Tổng giám mục và đứng đầu các giáo phận là giám mục. Các giám mục làm việc trong một tổ chức là Hội đồng giám mục Việt Nam, Hội đồng giám mục Việt Nam là một tổ chức có t- cách pháp nhân, đ-ợc thành lập năm 1980, trụ sở tại Tòa Giám mục Hà Nội, số 40 Phố Nhà Chung Thành phố Hà Nội. Theo quy chế Hội đồng giám mục Việt Nam 3 năm đại hội một lần và hàng năm có hội nghị th-ờng niên. Đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010 là đại hội thứ XI. Giúp việc cho Hội đồng Giám mục có 17 ủy ban Giám mục đặc trách các vấn đề của Giáo hội.

Đạo công giáo hiện có 6 đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục, nơi cung cấp nguồn giáo sĩ chủ yếu cho Giáo hội. Sáu đại chủng viện hoạt động ở 3 giáo tỉnh, mỗi giáo tỉnh có 2 chủng viện. Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội và đại chủng viện Vinh - Thanh đào tạo linh mục cho 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội.

Lịch sử hình thành và phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hôi Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh h-ởng trong đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam.

Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả n-ớc, một trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao l-u quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả n-ớc, đ-ơng nhiên Hà Nội cũng là nơi hội tụ tín đồ của các tôn giáo lớn (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo). D-ới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà n-ớc, đông đảo các tín đồ tôn giáo đã cùng nhân dân thành phố góp sức xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp văn minh xứng đáng là trái tim của cả n-ớc.

So với một số loại tôn giáo nhập ngoại khác nha tam giáo (Nho, Phật, Lão) thì Công giáo xuất hiện ở Hà Nội tuổi đời còn rất trẻ, ch-a đầy 400 năm. Số l-ợng giáo dân cũng không nhiều (hiện có khoảng 45.000 ng-ời) nh-ng ng-ời Công giáo thủ đô cũng có thể tự hào là đã góp phần tạo nên h-ơng sắc riêng cho v-ờn hoa của Thành phố Hà Nội hôm qua và hôm nay.

Kể từ khi Lý CôngUẩn ban chiếu dời đô chọn Thăng Long làm kinh đô thi mảnh đất linh thiêng này có vị trí trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của cả n-ớc ta tròn ngàn năm tuổi. Đây cũng là nơi sớm tiếp nhận tin mừng của Việ t Nam. Theo sử sách ghi lại thì năm 1626 linh mục Giuliano Baldinotti (ng-ời ý) và tu sĩ Piani (Ng-ời Nhật) đã đặt chân lên Kẻ Chợ. Đây là những giáo sĩ công giáo đầu tiên có mặt ở Thăng Long. Trải qua thăng trầm lịch sử, Công giáo thủ đô d-ới chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà n-ớc ngày càng có những đóng góp vào công cuộc xây dựng thủ đô. Tại Hà Nội phố 40 Nhà Chung là nơi đặt trụ sở của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, đây cũng là trụ sở của Hội đồng Giám mục Việt Nam và là nơi các giám mục Việt Nam đã họp đại hội đầu tiên sau khi n-ớc nhà thống nhất với lá th- chung 1980 rất nổi tiếng vạch ra đ-ờng h-ớng đúng đắn của giáo hội Công giáo Việt Nam là “ Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phú của đồng bào”. Ranh giới hành chính của giáo phận Hà Nội khoảng 7000km2 rộng gấp đôi so với địa giới của Thành phố Hà Nội hiện nay. Ng-ời Công giáo Hà Nội hoạt động trên 3 giáo phận: Hà Nội, H-ng Hóa và Bắc Ninh. Phạm vi đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo công tác tôn giáo đối với Công giáo của Đảng trên phạm vị Hà Nội mà thôi.

Tình hình Công Giáo Hà Nội

Nh- trên đã trình bày, Hà Nội là thành phố có nhiều tôn giáo. Tôn giáo nào cũng ra sức củng cố đức tin cho tín đồ thông qua lễ nghi sinh động, giáo luật luôn cải sửa cho thích nghi với đời sống xã hội, cơ sở thờ tự tu sửa khang trang, nhiều tu sĩ đ-ợc đào tạo ...nên hoạt động thu hút đông đảo tín đồ đến nơi thờ tự. Một số tín đồ trẻ, tuy có ý thức thoát ly dần sự ràng buộc của giáo hội để lao vào cuộc sống tìm cơ hội lập thân, lập nghiệp, nh-ng khi gặp khó khăn trắc trở, họ ch-a đủ sức

v-ợt qua, nên lại tìm đến giáo hội cầu xin sự hỗ trợ vật chất hoặc chỗ dựa tinh thần. Do đó, tín đồ các tôn giáo này vẫn không ngừng tăng lên.

Sau ngày giải phóng (1975) đồng bào có đạo ở Hà Nội ngày càng tin t-ởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, thấu suốt chính sách nhất quán đúng đắn của Đảng và Nhà n-ớc về tôn giáo. Họ ý thức đ-ợc đó là cơ hội lớn của tín đồ, tổ chức tôn giáo thực hiện nguyện vọng “tốt đời, đẹp đạo”. Do đó, họ yên tâm hành đạo, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng nâng cao hơn, sự mặc cảm là ng-ời có đạo giảm dần. Các chức sắc, tu sĩ nhìn chung đã có ý thức gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, tích cực h-ởng ứng công cuộc đổi mới đất n-ớc, nhiều ng-ời tham gia vào Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và cơ quan dân cử các cấp.

Một số chức sắc, tu sĩ lợi dụng sơ hở của pháp luật và việc quản lý của chính phủ để phát triển đạo. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức hạn chế, một bộ phận tín đồ bị lợi dụng dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế; thậm chí còn có bộ phận nhẹ dạ, cả tin nghe lời xúi giục và kích động của các phần tử xấu. Một bộ phận nhỏ chức sắc, tu sĩ có thái độ chính trị phức tạp, cực đoan, khi bị đấu tranh xử lý từng b-ớc đã có chuyển biến .

Mối quan hệ quốc tế các tôn giáo ngày càng mở rộng và cũng phát sinh nhiều mặt phức tạp. Công giáo là tôn giáo có quan hệ quốc tế rộng lớn, một số giáo sĩ đ-ợc Nhà n-ớc cho phép đi n-ớc ngoài nh-ng do các cơ quan chức năng ch-a có biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, nên một số ng-ời lợi dụng cơ hội này để cấu kết với các thế lực thù địch.

Các thế lực thù địch ngoài n-ớc luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện âm m-u diễn biến hoà bình, tạo ra nguyên cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, kích động các phần tử phản động trong n-ớc hoạt động chống phá.

Do tình hình kinh tế, chính trị, ở Hà Nội số tín đồ Công giáo cũng không quá nhiều và tập trung nh- một số địa bàn trọng điểm khác: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình…tín đồ Công giáo Hà Nội trình độ và khả năng tiếp cận với chính sách của Đảng và Nhà n-ớc cũng có phần -u thế hơn. Đây cũng là những -u thế trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà n-ớc ta trên địa bàn Hà Nội đạt đ-ợc thuận lợi nhất định.

Thành phố không chỉ là nơi tập trung chức sắc, tín đồ Công giáo, mà còn là một trung tâm sinh hoạt năng động của giáo hội Công giáo Việt Nam. Có thể nói một trong những nét đặc tr-ng của giáo hội Công giáo tại Thành phố Hà Nội là sự hòa mình của các tín đồ vào mọi sinh hoạt của Thành phố và, do đó, góp phần tạo nên những nét đặc tr-ng cho hoạt động Công giáo của thành phố. Theo Niên giám thống kê của Giáo hội Công giáo năm 1995, Thành phố Hà Nội có khoảng 40.000 ng-ời Công giáo, cuối năm 2005 Thành phố có khoảng 45.000 ng-ời Công giáo, chiếm khoảng 4% dân số Công giáo của cả n-ớc và khoảng 9% dân số của Thành phố, 3.614 nhà tu hành, chức sắc: 2 giám mục, 524 linh mục, 85 dòng tu, 17 hội đoàn với trên 73.300 thành viên.

+ Về cơ sở tôn giáo: toàn Thành phố có 204 nhà thờ, 33 nhà nguyện, 1 chủng viện, 33 cơ sở khác, 1 xây dựng mới.

Số linh mục, giám mục tấn phong ngày một tăng. Sinh hoạt của đạo Công giáo sống động từ giáo họ, giáo xứ đến giáo phận làm cho bà con giáo dân rất phấn khởi.

ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm hành đạo và tin t-ởng ở chính sách đối với tín ng-ỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Xuất phát từ chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa ph-ơng hóa các mối quan hệ quốc tế, Nhà n-ớc ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, với các tổ chức quốc tế có liên quan đến tôn giáo dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, với pháp luật và thông lệ quốc tế. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo đặc biệt là các tổ chức tôn giáo có quan hệ quốc tế nh- Công giáo có điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại tôn giáo, quan hệ và giao l-u với các tổ chức

tôn giáo ở n-ớc ngoài. Qua những hoạt động đó, một mặt các tôn giáo tăng c-ờng đ-ợc sự hiểu biết lẫn nhau, mặt khác làm rõ sự đúng đắn của chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam tr-ớc thế giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện đ-ờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà n-ớc ta.

Những ảnh h-ởng của tình hình Công giáo đối với đời sống chính trị - xã hội ở Hà Nội

Những ảnh h-ởng tích cực

Tôn giáo và dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm hành đạo và tin t-ởng ở chính sách đối với tín ng-ỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà n-ớc ta. Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Những thập niên qua, chính sách tôn trọng tự do tín ng-ỡng, tôn giáo không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà thực sự đã đi vào cuộc sống của đông đảo đồng bào có tín ng-ỡng, tôn giáo, làm cho đồng bào an tâm phấn khởi, tin t-ởng vào chính sách và pháp luật của Nhà n-ớc về tôn giáo, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu n-ớc, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng có đóng góp tích cực đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Giáo lý của Công giáo cũng h-ớng con ng-ời đến hành vi h-ớng thiện, khuyến khích con ng-ời nhẫn nhục chịu đựng, nh-ng cũng phê phán chiến tranh, bạo lực, khủng bố và xã hội bất công. Giáo hội Công giáo phê phán chiến tranh, khủng bố và bạo lực, coi: “ Khủng bố cũng được coi như hình thức mới của chiến tranh” [62], “ Giáo hội coi chiến tranh là tội ác”[63] , đặc biệt Giáo hội lên án hành động tiêu diệt một chủng tộc, một dân tộc hay một dân tộc thiểu số bằng bất cứ lý do hay ph-ơng pháp nào, lên án dùng bạo lực hay chạy đua vũ trang:

“Dù cho phương thức ngăn chặn đối ph-ơng có thế nào đi nữa, con ng-ời cần xác tín rằng cuộc thi đua vũ trang, công việc mà khá nhiều quốc gia đang theo đuổi, không phải là con đường an toàn để duy trì hòa bình một cách vững chắc” [64]. Giáo hội cũng cho rằng, cần phải loại bỏ nguyên nhân của chiến tranh: “Đó là sự bất công về kinh tế, chính trị, lòng tham và kiêu căng, sự áp đặt lối sống và ý thức hệ” [61]. Những điểm tích cực trong đạo đức tôn giáo góp phần lành mạnh hóa quan hệ giữa con ng-ời với con ng-ời và với tự nhiên, làm cho tôn giáo trở thành “trái tim của thế giới không có trái tim” như C. Mác đã đánh giá trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêgen - lời nói đầu”.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ng-ời Công giáo Việt Nam nói chung và ng-ời Công giáo Hà Nội nói riêng đã và đang nhìn nhận về những đóng góp cũng nh- thiếu sót của mình đối với dân tộc và quên h-ơng, đất n-ớc, cách riêng đối với Chúa và anh chị em mình, Giáo hội muốn “khép lại quá khứ tỵ hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách chúng ta. Hãy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung, về đất n-ớc, quê h-ơng, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin t-ởng b-ớc vào tương lai”.

Ngày nay, tr-ớc những hiện t-ợng suy thoái đạo đức, lối sống nhanh, sống gấp, h-ởng thụ vật chất tầm th-ờng, đạo đức tôn giáo có vai trò tích cực nhất định trong việc hạn chế những tiêu cực xã hội. Thấy đ-ợc điều này, năm 1990, Đảng ta thừa nhận đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp trong xã hội mới để rồi giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo Công tác tôn giáo đối với Công giáo giai đoạn 1996 - 2008 (Trang 37 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)