Nghi lễ Hầu đồng là sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 34 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ

1.2.2. Nghi lễ Hầu đồng là sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Việt

Hầu đồng là nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng là sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo diễn ra thường xuyên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nếu như các tín ngưỡng, tôn giáo khác hứa hẹn cho con người cuộc

sống tốt đẹp ở kiếp sau thì người Việt đến với tín ngưỡng thờ Mẫu với ước vọng cầu sức khoẻ, tài lộc ngay tại cuộc sống trần thế.

Hầu đồng diễn ra các đền, phủ, điện vào các dịp và thời gian khác nhau trong năm. Với các ông Đồng đền (chủđền) thì trong một năm có các dịp hầu xông đền (sau lễ giao thừa), lễ hầu Thượng nguyên (rằm tháng giêng), lễ hầu nhập hạ (tháng tư), lễ tán hạ (tháng bảy), lễ hầu tất niên (tháng chạp), lễ hạp

ấn (25 tháng chạp). Người thuần tuý là các ông Đồng và bà Đồng thì còn có các lễ hầu vào dịp tiệc của các vị Thánh mà mình mang căn, như tiệc Cô Bơ

(12/6), tiệc Quan Tam Phủ (24/6), tiệc Hoàng Bảy (17/7), tiệc Trần Triều (20/8), tiệc Vua Cha Bát Hải (22/8), tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng 9), tiệc ông Hoàng Mười (10/10), tiệc Quan Đệ Nhị (11/11),…Trong cả năm như vậy, thường các cuộc Hầu đồng tập trung hơn cả vào dịp tháng Ba - Giỗ Mẹ

(Thánh Mẫu) và tháng Tám - Giỗ Cha (Ngọc Hoàng, Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần) theo thể thức “Tháng Tám giỗ Cha. Tháng Ba giỗ Mẹ”.

Tín ngưỡng thờ Mẫu lấy Mẹ làm linh tượng, nhưng bên cạnh mẹ còn có Cha. Nếu tháng Ba, người người muôn nơi đổ về phủ Dầy và các đền thờ Mẫu khác để giỗ Mẹ, ngày hoá của các vị thần chủ tín ngưỡng Mẫu – Thánh Mẫu Liễu Hạnh, thì tháng Tám là ngày kỵ Cha. Vua Cha Bát Hải Đại Vương, Đức Thánh Trần được thờ phụng chính ở đền Đồng Bằng (Thái Bình), đền Kiếp Bạc (Hải Dương) và Bảo Lộc (Hà Nam). Cũng chính vì vậy hội Phủ Dầy, hội

Đồng Bằng và hội Kiếp Bạc không còn là những hội làng, hội vùng như nhiều ngày hội khác được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, mà từ lâu đã trở thành những Quốc lễ, tiêu biểu nhất của lễ hội Việt Nam cổ truyền.

Tháng Tám là tháng giỗ Cha nhưng thời gian lại tập trung vào các ngày từ 20 đến 28. Tương truyền ngày 20 tháng 8 là ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và ngày 28 là ngày hoá của Bát Hải Đại Vương. Bởi thế từ ngày 15 đến 20 tháng 8 là ngày hội chính của đền Kiếp Bạc, nơi thờ

Đức Thánh Trần và tiếp đó từ ngày 20 đến 28 tháng 8 là ngày hội chính ở đền

Đồng Bằng, nơi thờ Bát Hải Đại Vương và Đức Thánh Trần (Bát Hải - Trần Triều). Đây là những nơi thờ tự chính, còn thực ra trong đền Mẫu nào cũng có

điện thờ Vua Cha Bát Hải Đại Vương và Đức Thánh Trần, nên cứ tới tháng Tám là kỵ Cha - mở hội [39, tr. 255].

Trong những ngày hội “giỗ Cha” ở Kiếp Bạc và Đồng Bằng ngoài hình thức cúng tế tôn vinh Vua Cha Bát Hải Đại Vương và Đức Thánh Trần, còn có các nghi lễ liên quan tới sông nước và ma thuật diệt trừ tà ma. Để tái hiện lại chiến công xưa của Bát Hải Đại Vương giúp Vua Hùng diệt giặc và sau này Trần Hưng Đạo chống quân xâm lược Nguyên – Mông, trong ngày hội người ta tổ chức lễ rước trên sông và hội đua thuyền. Các đoàn rước tà các địa phương, các đền miếu xuôi theo các dòng sông đều đổ dồn về bến sông Đồng Bằng trước đền Đồng Bằng hay sông Lục Đầu trước đền Kiếp Bạc. Đoàn rước gồm hàng trăm thuyền, trên đặt ngai kiệu của Vua Cha Bát Hải và Đức Thánh Trần diễu hành trên sông. Trước khi đoàn rước trở về đền, người ta tổ

chức đua thuyền giữa các làng, làng nào đoạt giải thì coi như sẽ gặp mọi sự

may mắn, dân làng khoẻ mạnh, làm ăn tấn tới cả năm. Do vậy, đây không chỉ

là trò vui mà còn mang tính lễ nghi và phong tục.

Giỗ Mẹ tháng Ba diễn ra ở tất cả mọi ngôi đền thờ Mẫu nhưng trung tâm vẫn là Phủ Dầy, nơi giáng sinh và cũng là nơi hoá của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vào chính ngày mồng ba tháng ba.

Nếu lễ hội tháng Tám giỗ Cha tiến hành nghi thức rước trên sông, gắn với các vị thuỷ thần thì tháng Ba giỗ Mẹ lại là đám rước trên bộ, rước từ đền Mẫu đến chùa, gắn với sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh quy y, nhận sự bảo trì của Phật Bà Quan Âm. Tương truyền trong cuộc Sòng Sơn đại chiến giữa công chúa Liễu Hạnh và đạo sĩ của phái Đạo Nội được triều đình phái tới, công chúa Liễu Hạnh đã bị mắc mưu của các đạo sĩ nên các phép màu bị mất

hiệu nghiệm, tình thế nguy kịch nhưng đã được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu giúp. Từ đó Mẫu Liễu đã chịu nghe kinh, tuân pháp, nhận áo cà sa, mũ hoa sen, chuyển hoá từ bi chuyên làm việc thiện. Truyền thuyết đã phản ánh sự

thâm nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Phật dân dã, mở đường cho sự

thâm nhập các điện Mẫu vào các chùa và nghi thức rước Mẫu về chùa trong ngày “giỗ Mẹ” trở thành nghi thức quan trọng nhất. Ngày 5 và 6 tháng Ba ở

Phủ Dầy đã diễn ra lễ rước từ phủ Tiên Hương và Vân Cát lên chùa Gôi và chùa Dần [39, tr.261].

Hầu đồng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội giỗ Cha tháng Tám và giỗ Mẹ tháng Ba. Tuy nhiên nghi thức Hầu đồng của dòng Thanh

đồng mang tính ma thuật trừ tà thường diễn ra trong dịp giỗ Cha, đặc biệt là ở

Kiếp Bạc khác hẳn với nghi thức Hầu đồng thuộc dòng Đồng cốt hầu Thánh Mẫu. Võ Hoàng Lan trong “Thanh đồng nhìn từ đền Kiếp Bạc” đã phân biệt giữa hình thức Hầu đồng Thanh đồng và Hầu đồng điện Mẫu như sau:

Trước hết các Thanh đồng là cầu nối giữa thế giới Thần Thánh và những người trần gian, các buổi Hầu đồng của họ chủ yếu là để kêu cầu cho chúng sinh, chứ không phải cho bản thân họ. Do vậy bao giờ cũng phải có một lý do nào đó, như có gia đình nào muốn chữa bệnh hoặc trừ tà, thì các thày đồng mới hầu Thánh, nếu không thì có vào ngày tiệc của đức Thánh Trần họ cũng không hầu. Mặt khác, với các Thanh đồng cũng không có chuyện lên đồng theo các lễ tiết trong năm, hay hầu mừng Thánh như bên hệ

Tứ Phủ.

Trang phục và đồ vàng mã của các Thanh đồng rất đơn giản chứ không phong phú như các ông, bà đồng bóng. Khi hầu Thánh các Thanh đồng chỉ

mặc quần trắng, áo dài the đen, đội khăn xếp và chỉ một bộ như vậy trong suốt vấn đồng. Đồ mã rất hạn chế, chỉ có tiền vàng, nhưng cũng không nhiều.

Đối với các ông, bà đồng bóng, âm nhạc và hát văn là những yếu tố

quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho sự xuất thần của người hầu, do vậy trong một vấn Hầu đồng ở điện Mẫu không thể thiếu các cung văn. Nhưng ở đức Thánh Trần, các Thanh đồng vẫn kiều (cầu) được Thánh về mà không cần tới sự hỗ trợ của các cung văn. Văn của các vị Thánh còn gọi là các bài sai, được tấu/ ngâm theo nhịp của trống và thanh la chứ không cần một nhạc cụ nào nữa.

Trong một vấn đồng của các Thanh đồng chỉ có một giá đồng mà thôi, tức là mỗi lần hầu chỉ có một vị Thánh về ngự đồng, còn ởđiện Mẫu mỗi vấn

đồng ít nhất cũng phải có từ sáu giá đồng trở lên.

Trước cửa đức Thánh Trần, khi các vị Thánh nhập đồng thường không có việc múa nhảy, kể cả múa kiếm, nghĩa là sẽ không có việc các Ngài diễn lại sự tích và hành trạng của mình lúc sinh thời như Hầu đồng ở điện Mẫu, mà các Ngài chỉ ra oai bằng cách xiên lình hay cầm những cái vồđập vào ngực… Lình ở Kiếp Bạc là những que sắt nhỏ bằng chiếc đũa, dài ngắn khác nhau từ

20, 30 đến 50 cm, các Ông đồng có thể xiên từ má bên này sang má bên kia hoặc xiên dọc một bên má mà không bị chảy máu. Đây chính là cách để Ông

đồng chứng tỏ với con nhang đệ tử sự oai phong của các vị Thánh, bởi dân gian luôn tin rằng người trần thì không thể làm như vậy mà không bị thương tích gì [25, tr.18].

Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng thuộc dòng Đồng cốt hầu Thánh Mẫu thường phổ biến ở hầu hết các đền, phủ ở đồng bằng Bắc Bộ. Những đặc trưng cơ bản của nghi lễ Hầu đồng thuộc dòng Đồng cốt của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ như sau:

Nghi lễ Hầu đồng có tất cả 36 giá đồng. Số lượng các vị Thánh của

điện thần Tứ phủ cũng có hàng chục (khoảng 60 vị nhưng tuỳ từng dịp của buổi lên đồng, tuỳ thuộc vào căn số của từng ông Đồng, bà Đồng, mà vị

Thánh này hay kia, nhiều vị hay ít vị giáng nhập đồng. Tuy nhiên có một số vị

Thánh hay giáng đồng, còn một số ít do lai lịch không rõ ràng nên ít hay không giáng đồng. Như vậy, trong một buổi Hầu đồng, thông qua việc “giáng” hay “thăng” các vị Thánh đã nhập vào thân xác các ông Đồng, bà

Đồng thông qua các hành động mang tính nghi lễ: múa, phán truyền, ban phát lộc, chữa bệnh trừ tà,…

Trong một buổi Hầu đồng, thường có nhiều vi Thánh giáng, ít nhất cũng khoảng trên 10 lần giáng của các vị Thánh, bình thường cũng 15 vị

giáng, còn nhiều thì trên 20. Việc giáng của các vị Thánh phải theo thứ tự, từ

Thánh Mẫu tới các hàng Quan, hàng Chầu, hàng ông Hoàng, rồi hàng Cô và Cậu. Ngũ Hổ, ông Lốt, vong linh tổ tiên giáng sau cùng, tuy cũng ít xảy ra.

Trước khi hầu, ông Đồng hay bà Đồng thông qua người chủ đền phải làm lễ Chúng sinh và lễ Thánh. Đồ lễ chúng sinh được đặt trên một cái mâm, trên đó có các đồ vàng mã cắt thành hình quần áo, tiền, lá vàng, thỏi bạc, những bát cháo, bánh trái và những thức ăn khác. Có khi trên mâm còn có mấy đồng tiền bỏ vào chậu nước dành cho những vong hồn chết đuối. Lễ

chúng sinh có mặt trong tất cả các nghi lễ của tín ngưỡng Tứ phủ và các tín ngưỡng dân gian khác dành cho những vong hồn chết dữ hay không có người thừa nhận, không có người hương khói, cúng giỗ…

Giúp việc trực tiếp cho ông Đồng và bà Đồng trong buổi hầu là Hầu dâng và Cung văn. Người hầu dâng thường cũng là những người đã từng hầu

đồng. Họ giúp ông Đồng và bà Đồng trong việc hầu Thánh, như thắp hương, dâng các loại vũ khí, dâng thuốc lá, rượu, trầu,… đặc biệt giúp người Hầu trong việc thay lễ phục khi chuyển từ giá này sang giá khác. Hai người Hầu dâng ngồi hai bên ông Đồng hay bà Đồng trước ban thờ Thánh, họ mặc áo dài

Cung văn có vai trò cực kỳ quan trọng trong Hầu đồng. Họ xướng nhạc và hát cho việc trình diễn của con Đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ chủđạo của cung văn là đàn nguyệt, ngoài ra còn có trống ban, cảnh đồng, phách, thanh la… Trong cung văn, có người gảy đàn, gõ trống, phách… nhưng cũng có thể

họ vừa chơi nhạc, vừa hát, chỉ dừng lại những lúc Thánh nhập, Thánh xuất, lúc dâng hương. Đặc biệt trong khi múa đồng, ban phát lộc, thưởng thơ phú… thì cung văn phải vừa chơi nhạc, vừa hát. Cung văn hát hay, đàn giỏi, mở đầu và dừng ngắt đúng lúc đều được người Hầu đồng thưởng tiền và ban lộc.

Theo trật tự thời gian, có thể phân một buổi hầu đồng thành các bước: Thánh giáng và Thánh thăng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc, và nghe chầu văn, Thánh thăng.

Sau khi làm lễ và đứng lên xin phép mọi người được nhập đồng, ông

Đồng hay bà Đồng trùm khăn đỏ phủ diện lên đầu để thực hiện nghi thức Thánh giáng, một nghi thức quan trọng bậc nhất trong Hầu đồng. Chiếc khăn phủ diện này có một ý nghĩa rất quan trọng, phủ khăn để giúp người hầu tập trung tư tưởng hơn, phần nào tránh cho họ bị chịu sự tác động của trần gian níu kéo tâm hồn mà không phiêu diêu được. Những chiếc khăn này phải là màu đỏ chứ không phải là màu nào khác, vì màu đỏ là màu của sinh lực thần thánh, tượng trưng cho bầu trời… có phủ khăn đỏ mới đưa được linh hồn thánh thiện nhập vào thân xác ông Đồng, bà Đồng. Bà Đồng hay ông Đồng trùm khăn phủ diện, hai tay chắp dâng nén hương, đầu và thân lắc lư cho tới khi nào Thánh giáng thì buông các nén hương, rùng mình, tay ra hiệu Thánh thuộc hàng thứ bậc nào. Lúc đó Cung văn tấu nhạc và xướng văn chầu phù hợp với vị Thánh vừa giáng. Tiếp sau, chiếc khăn phủ diện sẽ được bỏ ra, những người Hầu Dâng sẽ giúp các ông Đồng, bà Đồng mặc trang phục của vị

Thánh đang giáng. Sau đó, Ngài sẽ làm phép và diễn lại sự tích và hành trạng của mình bằng điệu bộ diễn xuất của các ông Đồng, bà Đồng cùng với lời hát

văn và trí tưởng tượng của con nhang đệ tử… hình ảnh vị Thánh sẽ hiện lên trước mắt mọi người một cách rõ ràng và sống động. Lúc này, con nhang đệ

tử sẽ dâng lễ vật và cầu xin Ngài những điều mong muốn. Sau đó Thánh sẽ

ban lộc, nghe hát Chầu văn, cuối cùng Ngài thăng. Các giá sau vẫn tiếp tục theo trình tự như vậy. Tuy nhiên không phải mọi vị Thánh đều có hình thức giáng như nhau mà có hai hình thức giáng, giáng trùm khăn (gọi là hầu tráng mạn), và Thánh nhập (mở khăn). Các giá Thánh Mẫu đều hầu theo hình thức trùm khăn (tráng mạn).

Hình thức hầu mở khăn, tức Thánh nhập thực sự và xuất hiện trước mặt mọi người, là hình thức hầu đồng dành cho hầu hết các Thánh từ hàng Quan trở xuống. Tuy nhiên trong một buổi hầu đồng, không phải ai cũng hầu tất cả

giá của các vị Thánh, mà chỉ một số các vị thánh nào đó mà ông Đồng, bà

Đồng muốn thỉnh nhập để được phù trợ. Ngay trong số các vị Thánh mà mọi người thường hầu, tuỳ theo căn đồng của mỗi ông Đồng hay bà Đồng (căn Quan, căn Cô, căn Cậu, Căn Ông Hoàng …), họ thường xuyên hầu một số vị

thánh nào đó.

Ngoài ba vị Thánh Mẫu bao giờ cũng giáng, tuy dưới hình thức không mở khăn, thì các vị Thánh nhập nhiều hơn cả và thường là giáng lâu, như các Quan lớn Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Ngũ; Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục; Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy và Hoàng Mười, Cô Bơ Thoải, Cô Bé Thượng Ngàn, Cậu Bơ… Trong quan niệm của các con công, đệ tử, các vị

Thánh trên khi giáng thường ban lộc cho những người cầu xin.

Khi Thánh đã giáng và nhập đồng, lúc đó ông Đồng, bà Đồng không còn là mình nữa, mà là hiện thân của Thần linh, những người ngồi quanh thưa gửi bằng những cung cách tôn kính nhất, như người trần gian xưng hô với vua quan thời phong kiến.

Khi Thánh đã nhập, ông Đồng hay bà Đồng dùng tay ra hiệu (Thánh nam nhập thì ra hiệu tay trái, thánh nữ nhập thì ra hiệu tay phải) và tung khăn phủ diện. Lúc này hai người hầu dâng giúp người hầu đồng thay lễ phục phù hợp với vị Thánh đã nhập ấy. Việc thay lễ phục khá mất thời gian. Mỗi vị

Thánh đều có lễ phục riêng phù hợp với vị trí và tính cách từng người. Nói chung các Thánh ở cùng một hàng như hàng Quan, hàng Chầu, Ông Hoàng, hàng Cô… đều mặc theo một kiểu, sự khác biệt chính là màu sắc lễ phục sao cho phù hợp với phủ của từng vị, phù hợp với gốc tích dân tộc là Mán, Thổ, Mường…, phù hợp với vị thế là bên văn hay bên võ… Sau khi thay đổi lễ

phục, ông Đồng hay bà Đồng làm lễ dâng hương. Đó là nghi thức không thể

thiếu được của bất cứ sự hiện diện nào của các vị Thánh. Các ông Đồng hay bà Đồng nhận một số nén hương hay bó hương từ tay người hầu dâng (còn gọi là tay hương), rút một nén hương cầm trong tay phải, huơ lên phía các nén hương khác làm động tác phù phép, mà những người hầu đồng gọi là “khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)