7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của ngườ
2.1.1. Các khuynh hướng biến đổi của nghi lễ Hầu đồng trong tín
Tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay chịu sự tác động của điều kiện lịch sử và hiện tại.
Điều kiện tác động đến tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt từ năm 1986 đến nay là tổng hoà các yếu tố chủ quan và khách quan trong đời sống xã hội. Như chúng ta biết Hầu đồng là một nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu có từ lâu đời và không nằm ngoài quy luật phổ quát của dòng văn hoá dân gian. Nghi lễ Hầu đồng cũng như tín ngưỡng Thờ Mẫu không cốđịnh theo một khuân mẫu nhất định mà có sự thay đổi, cải biên nhiều chi tiết qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trong giai đoạn trước năm 1986, do những điều kiện của lịch sử xã hội mà nghi lễ Hầu đồng trong thời gian này ít được nhắc đến, thậm chí bị cấm gắt gao, bị coi là mê tín dị đoan. Có thể nói đây là thời gian Hầu đồng hết sức nhạy cảm với xã hội và chính quyền lúc bấy giờ. Vì vậy việc Hầu đồng tuy giảm nhiều song không hề biến mất mà đi vào giai đoạn “hoạt động bí mật”. Các canh hầu thường chỉ được tổ chức vào ban đêm, thậm chí việc mua phụ
trang khăn áo cũng rút vào trong những ngõ hẹp và người đi mua – bán đều phải bí mật chứ không bày la liệt, rực rỡ như tại các cổng đền, phủ như bây giờ. Vì hoàn cảnh này mà ít có tài liệu ghi chép, phản ánh hay nghiên cứu về
trung trong tầng lớp buôn bán và là những người có “căn nặng”. Họ thường là những người có niềm tin tôn giáo quá cao, trong tâm tưởng luôn bị dằn vặt bởi sự Hầu đồng và tác dụng “cứu sinh” của nó, nên Hầu đồng thời gian này rất hãn hữu, nếu có cũng chỉ là những canh hầu đơn giản (hầu vo – không có cung văn). Việc liên kết giữa các thành viên Đồng với nhau cũng đã có nhưng mới chỉ với quy mô nhỏ kiểu như một Đồng cựu với vài ba Đồng tân mà thôi chứ chưa thành hệ thống quan hệ mạng lưới rộng rãi như kiều Đồng thầy và
Đồng lính như bây giờ.
Từ năm 1986, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đưa đất nước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đời sống văn hoá xã hội có nhiều thay đổi. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và xây dựng niềm tin của nhân dân vào việc từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chúng ta đang nỗ lực phát huy nội lực tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, chú trọng phát triển kinh tế trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá hiện nay được xem như động lực của sự phát triển kinh tế. Tinh thần
ấy được thể hiện trong nghi quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII). Chưa bao giờ vấn đề xây dựng môi trường văn hoá – xã hội lành mạnh, trong đó có vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống lại
được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc như ngày nay.
Qua thực tiễn của công cuộc đổi mới, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng được khẳng định tính khoa học và đúng đắn. Trong xã hội, không khí dân chủ tăng lên, cuộc sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, nhiều phong trào quần chúng như “Uống nước nhớ
nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xoá đói giảm nghèo”… được quần chúng nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực. Sự nghiệp văn hoá giáo dục đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Trình độ dân trí của các tầng lớp nhân dân được nâng cao. Chưa bao giờ sức mạnh nội sinh của dân tộc được khơi dậy và phát huy như hiện nay.
Song bên cạnh những thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá mà chúng ta
đạt được trong xã hội cũng phát sinh nhiều mặt tiêu cực, yếu kém. Mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động xấu tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu mất dân chủ cùng với lối sống thực dụng, buông thả chạy theo lợi ích vật chất, xem nhẹ những giá trị văn hoá truyền thống khá phổ biến. Những tệ nạn đó cùng với những yếu kém khó khăn về mặt kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với sự
lãnh đạo và quản lý của Nhà nước.
Sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự không công bằng trong việc hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần, từ đó dẫn đến sự khác nhau về quan niệm, đạo đức, lối sống. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống vì đồng tiền, danh lợi của một số không ít người đã làm hao mòn, băng hoại những giá trị tinh thần truyền thống, ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một số người tỏ ra hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Không ít người bàng quan, mơ hồ, mất cảnh giác trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Có người lại sùng bái nước ngoài quá đáng, xem thường những giá trị văn hoá truyền thống.
Trên thế giới những thay đổi hết sức to lớn, những diễn biến phức tạp của quá trình kinh tế, chính trị, xã hội cũng làm cho nhiều người lúng túng, không lý giải nổi. Đó là khủng hoảng chủ nghĩa xã hội; sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu; sự bùng nổ liên tiếp các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo, sắc tộc ở nhiều nơi trên thế giới; sự ô nhiễm môi trường, sự tác động của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá,
các căn bệnh thế kỷ, sự tàn phá cuộc sống bởi thiên tai khắc nghiệt, những phát hiện khoa học về sinh sản vô tính, sự trỗi dậy của tôn giáo truyền thống và sự nảy sinh các tôn giáo mới,…
Những điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội và văn hoá trên đây là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới thực trạng và khuynh hướng biến
đổi của nghi lễ Hầu đồng của người Việt ởđồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Từ năm 1986, sau khi Đảng ta có chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cưở đồng bằng Bắc Bộ được nâng cao. Đời sống tâm linh, tín ngưỡng được tôn trọng, các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo được phép tiến hành trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đặc biệt chính sách tôn giáo tín ngưỡng của Đảng đã như một cú hích khiến cho các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có điều kiện được phục hồi trở lại. Nghịđịnh số 69 – HĐBT ban hành ngày 21/3/1991 quy định về các hoạt động tôn giáo đã như một “tín hiệu xanh” cho hàng loạt các tín ngưỡng, lễ thức dân gian được phục hồi: sự khôi phục lại các đền chùa, đình, miếu, nhà thờ diễn ra ở khắp từ làng quê đến phố phường. Hàng loạt các di tích văn hoá được khôi phục bởi chủ trương và kinh phí của Nhà nước và nguồn đóng góp của nhân dân địa phương. Việc phục dựng lại các di sản văn hoá phi vật thể như lễ hội, tín ngưỡng bao lâu bị quên lãng, bị bỏ rơi trong ký
ức cũng được khôi phục lại.
Trong bối cảnh đó Hầu đồng cũng dần được tái diễn và ngày một gia tăng mạnh mẽ cả về tần suất lẫn quy mô và diện mạo, hình thức bên ngoài. Hầu đồng không chỉ bó hẹp ở khu vực các di tích vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An mà còn lan rộng trong cả nước, thậm chí còn thu hút nhiều con nhang đệ tử từ nước ngoài về hành lễ trước điện Thánh. Hiện tượng này đã khiến nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, tôn giáo quan tâm
tìm hiểu. Có thể nói trong vòng mười lăm năm trở lại đây, nhất là mười năm gần đây nghi lễ Hầu đồng phát triển thịnh hơn bất cứ thời gian nào trước đó.
Gốc từ một loại tín ngưỡng thờ Mẹ nguyên thuỷ và đơn sơ, trong đó Mẹ là nguồn gốc của mọi sự sống, che chở cho mọi người tồn tại bình yên trong một thế giới còn bị đe dọa bởi thiên tai, nghèo khổ và chết chóc. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử, từ đạo gốc thờ Mẹ (Mẫu), nó đã tiếp thu những yếu tố ma thuật của tín ngưỡng dân gian và Saman giáo, những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc, để từ đó hình thành tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ. Trong quá trình phát triển ấy nghi lễ Hầu đồng đã chịu nhiều tác động và biến
đổi theo các khuynh hướng khác nhau.
* Khuynh hướng lịch sử hoá
Hệ thống thần linh Tứ phủ về bản chất chỉ là sự thần hóa một thuộc tính hay hoá thân của Mẫu quyền năng thành Ngũ vị Quan lớn, Tứ phủ Chầu Bà, các Ông Hoàng, các Cô, các Cậu,…Hiện tượng một vị thần tối cao hoá thân thành nhiều vị thần khác, là một hiện tượng khá phổ biến trong nhiều tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới. Tuy nhiên, trong Tứ phủ, những hoá thân của Thánh Mẫu lại là những nhân thần, mà trong quan niệm dân gian, những con người ấy có đời sống trần gian, hơn thế nữa lại là những người tài giỏi, có công lao với dân với nước, có khi trở thành các nhân vật lịch sử. Nói cách khác, đó là những thần linh đã được lịch sử hoá.
Một hiện thân của Thánh Mẫu tối cao là Liễu Hạnh Thánh Mẫu, là con người tuy gốc từ cõi tiên trên thiên đình, nhưng đã đầu thai thành người trần, có đời sống bình thường như mọi người, có chồng, có con, đã từng giao du với nhiều danh nhân thiên hạ.
Trong hàng Ngũ vị Quan Lớn, theo quan niệm dân gian, nhiều vị
Thánh đã từng là các nhân vật lịch sử. Quan Tam phủ gốc là một võ tướng thời Hùng Vương, Quan lớn Tuần Tranh (có tên là Quan Đệ Ngũ) là Cao Lỗ,
một danh tướng thời An Dương Vương hay có nơi lại coi ông là một võ tướng nhà Trần, Quan Đệ Nhị tương truyền là Lê Sát đã từng chém đầu Liễu Thăng. Trần Hưng Đạo và các bộ tướng của ông như Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải…cũng được tích hợp vào điện thần Tứ phủ.
Trong hàng Chầu Bà, nhiều vị thần linh cũng được “khoác” những vai trò lịch sử: Chầu Lục tương truyền là con gái Tản Viên Sơn Thánh, đã từng báo mộng cho Lê Lợi vượt qua cạm bẫy của quân Minh, Chầu Mười là người Tày, là viên tướng cầm quân đánh tan cánh quân Liễu Thăng ởải Chi Lăng và sau đó trấn giữ cửa ải Đông Bắc của Đại Việt. Chầu Thác Bờ tương truyền là mẹ nuôi Lê Lợi. Chầu Đệ Tứ vốn là vợ viên tướng cầm quân đi đánh giặc, ở
nhà đã đem của đi ban phát cho dân nghèo. Chầu Đệ Ngũ là công chúa nhà Lý
đã bỏ hoàng cung đi tu, Chầu Bát Nàn là bộ tướng Hai Bà Trưng…
Các vị Thánh hàng Ông Hoàng, nhiều ông cũng là những danh tướng có công diệt giặc, giữ gìn biên cương, khai phá đất đai, mang lại lợi ích cho dân cho nước: Ông Hoàng Đệ Nhất là danh tướng của Lê Lợi. Ông Hoàng
Đôi là người Dao đã từng cầm quân bảo vệ dân hay là quan Triệu Tường, người có công khai phá vùng Thanh Hoá, nay được dân địa phương tôn thờ. Ông Hoàng Bơ (Ba) có công phò vua diệt giặc. Ông Hoàng Lục tức tướng Trần Lưu góp công đánh giặc Minh. Ông Hoàng Bảy là quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái. Ông Hoàng Mười là quan văn thời Lê, người gốc Nghệ An… Ngoài ra một số vị thần linh hàng Cô và Cậu cũng đều được gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Việc nhân thần hoá và lịch sử hoá các vị Thánh Tứ phủ kể trên không chỉ được phản ánh trong các bài văn chầu kể lại lai lịch, sự tích, mà ở các địa phương nơi được lập đền thờ, nhân dân ở đó còn lưu truyền nhiều huyền thoại, truyền thuyết liên quan tới cuộc đời và công tích của các vị thần linh
Việc nhân hoá và lịch sử hoá các thần linh, gắn các thần linh Tứ phủ
với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là một khuynh hướng tự biến
đổi và thích ứng khá nổi bật. Tuy là thế giới thần linh siêu nhiên, đầy quyền năng, nhưng nó vẫn gần gũi với đời sống con người, giúp con người vượt qua rủi ro, vận hạn, mang lại cho họ tài lộc và sức khoẻ; gắn với lịch sử dân tộc,
đáp ứng những nhu cầu của đời sống tâm linh của nhân dân: Lòng yêu nước
đã được tín ngưỡng hoá, linh thiêng hoá. Mặt khác thông qua việc lịch sử hoá hệ thống thần linh của mình, Tứ phủ tự khẳng định sự trường tồn của mình như lịch sử của dân tộc vậy. Thông qua đây tín ngưỡng Tứ phủ tự khẳng định chỗđứng của mình về phía dân tộc, nhân dân, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã
được tín ngưỡng hoá và đi vào thế giới tâm linh của con người.
* Khuynh hướng địa phương hoá
Từ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Tín ngưỡng Thờ Mẫu và nghi lễ Hầu
đồng đã theo chân những người Việt di thực vào trung và nam Trung Bộ, rồi Nam Bộ. Bởi vậy, cũng như nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá khác, Tín ngưỡng Thờ Mẫu và nghi lễ Hầu đồng đã chịu những biến đổi theo chiều hướng địa phương hoá, hình thành những sắc thái địa phương rõ rệt. Ngày nay, ít nhất người ta cũng thấy ba sắc thái địa phương của hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá này, đó là Nam Định tiêu biểu cho đồng bằng Bắc Bộ, Huế cho Trung Bộ và Sài Gòn cho Nam Bộ.
Đồng bằng Bắc Bộ mà tiêu biểu là Nam Định là trung tâm khởi xướng của tín ngưỡng Tứ phủ mà nghi lễ đặc trưng của nó là Hầu đồng. Ở đây tín ngưỡng này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đạo giáo Trung Quốc, do vậy hệ
thống Thần linh đã định hình, các đền miếu, việc thờ cúng, các quy tắc lễ nghi
đã quy củ. Cũng tại đây, hình thức tín ngưỡng Mẫu và nghi lễ Hầu đồng cũng sớm cung đình hoá, quy chế hoá, đã tổ chức các cuộc hát thi cung văn, có nhiều danh sĩ tham gia. Phong cách hát văn, Hầu đồng mang tính cổđiển, quy
phạm, những sinh hoạt này phần nào nặng về tín ngưỡng hơn là sinh hoạt văn hoá, nặng tính cung đình, thượng lưu hơn là dân dã.
Ở Huế - Thừa Thiên và cả miền Nam, tín ngưỡng Tứ phủ mang tên Tiên Thiên Thánh Mẫu giáo. Tín ngưỡng Mẫu ở đây đã có sự pha trộn giữa tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt ngoài Bắc mang vào và các tín ngướng dân gian địa phương, cũng như được nuôi dưỡng trong môi trường cung đình của phong kiến Triều Nguyễn. Tín ngưỡng này lấy việc thờ Thánh Mẫu là chính,
đó là sự hoà nhập giữa Thánh Mẫu Tứ phủ của người Việt và PôInư Nưgar (Thiên Ya Na) của người Chăm đã từng sinh sống ở vùng này. Ngoài Thánh Mẫu tối cao và đầy quyền năng, còn có các hoá thân của người trong bốn cõi vũ trụ. Ở đây cũng có sự du nhập các thần linh mang tính địa phương, như
ngoài Pô Inư Nưgar của người Chăm, còn có các vị phụ quốc, như Phạm Nghinh, Phạm Nhan, Phạm Thạch cũng như bảy vị Thánh mà đứng đầu là vua Gia Long.
Ở Nam Bộ mà tiêu biểu là Sài Gòn, hát văn và Hầu đồng từ lâu đã trở