Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của nghi lễHầu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 72 - 82)

2.1. Sự biến đổi của nghi lễHầu đồn gở Hải Dươngvà những vấn đề đặt ra

2.1.2. Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của nghi lễHầu đồng

Nếu như ở trên, người viết khi phân tích những biến đổi của nghi lễ Hầu đồng đã chủ yếu nêu ra những biến đổi tự thân - bên trong của nó, thì đến các vấn đề đặt ra lại nhằm vào mối quan hệ bên ngoài của nó, đó là môi trường xã hội, văn hoá, chính trị. Theo đó để người viết có cơ sở khuyến nghị mang tính giải pháp đối với tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ Hầu đồng nói riêng hiện nay.

2.1.2.1. Từ chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh thuần tuý của người dân, nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thở Mẫu đã tới gần hơn và trở thành dịch vụ tâm linh - kinh tế tốn kém.

Nếu Hầu đồng xưa kia lễ vật chỉ đơn giản gồm ít tiền vàng và trầu cau thì ngày nay do tác động của kinh tế thị trường ngoài những lễ vật như trầu, cau, hoa quả, bánh kẹo, các loại đồ chơi, đồ trang sức… người ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều các chai rượu ngoại, đồng đô la, thuốc lá ba số trên mâm các lễ vật dâng cúng Thần Thánh, đồ mã không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như trước mà còn làm to bằng những đồ thật. Hiện nay có không ít người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sắm lễ Hầu đồng. Lễ vật rất cầu kỳ, rườm rà, tuỳ theo thầy Đồng làm lễ vào dịp nào trong năm hay tính chất của buổi Hầu đồng đối với bản thân người hầu mà người hầu phải sắm các lễ vật cho phù hợp.

Có khả năng kinh tế và có thể chi số tiền lớn như vậy thường là các đại gia, những người có chức quyền.Họ tin Thánh Thần có thể đem lại cho họ tài lộc và địa vị xã hội. Vì vậy, họ không tiếc khi bỏ ra đồng tiền mà thu về nhiều thứ lớn hơn. Chính số ít cá nhân này đã làm mất đi tính chất bình dân của các buổi lễ, thay vào đó là tính chất thị trường. Điều này đã làm mai một các giá trị văn hoá và làm gia tăng các hoạt động tuyên truyền mê tín để phục vụ cho mục đích phi tôn giáo.

Xu hướng trở thành dịch vụ tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó cơ bản là đối với nghi lễ Hầu đồng, đã và đang định hình, chi phối đến không chỉ xu hướng phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, trở thành nguyên nhân kéo theo hàng loạt những biến đổi của tín ngưỡng này, mà còn ảnh hưởng rất phức tạp tới đời sống xã hội. Một thực tế đáng buồn là mỗi ngôi đền, miếu, đình trở thành một cơ sở kinh doanh tâm linh. Các ông đồng, bà đồng thủ nhang tại các đền phủ mở ra các dịch vụ mở ra ngay tại cơ sở thờ tự: bán hàng mã, dịch vụ sắm lễ, cỗ bàn, cúng bái… Đặc biệt trước đây, các ông đồng, bà đồng khi

hành hương về các đền, phủ lớn của tín ngưỡng thờ Mẫu thường không phải đăng ký trước và số tiền giọt dầu cúng vào bản đền không nhiều, thì hiện nay, ở các đền, phủ lớn, các ông đồng bà đồng thường phải đặt trước tiền cung số lượng lên đến tiền triệu/ canh hầu/cung thờ. Việc thu tiền này để phục vụ cho việc sủa sang nơi thờ tự ngày càng khang trang và lớn đẹp hơn hoặc làm việc từ thiện… không phải là vấn đề tác giả đưa ra bàn luận. Mà tại sao tiền cung thu cao, các dịch vụ mở ra để thu tiền như vậy tại các đền lại được thu lợi cho cá nhân, các thủ nhang đồng đền. Tác giả, thậm chí còn được biết, một số đền hiện nay địa phương tổ chức đấu thầu cho các tư nhân vào đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận tại các nơi thờ Mẫu.

Trong các buổi lễ mở phủ và hầu đồng ngày nay, các ông đồng, bà đồng đã chi phí khá tốn kém, số tiền từ 10 triệu trở lên đến hàng trăm triệu, thậm chí còn có những buổi hầu đồng số tiền chi ra lên đến tiền tỷ. Đây quả là điều qua lãng phí, xa hoa. Tính thương mại hóa và vụ lợi thể hiện thông qua hình thức ban phát lộc và cung cách cầu xin của con nhang. Xu hướng “vật chất hóa” này đã phần nào làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của hầu đồng. Nếu như trước đây, những buổi lên đồng được tổ chức đơn giản hơn, thường chỉ cần một chiếc khăn phủ diện đỏ là đã có thể hầu đồng, quà phát lộc là vài quả táo tượng trưng. Vì vậy, mặt trái của lên đồng là hình thức nghi lễ và lễ vật của tín ngưỡng thờ Mẫu khá rườm rà, phức tạp và người tham gia hầu đồng khá tốn kém tiền của. Các ông đồng, bà đồng còn chạy đua nhau trong việc sắm sửa khá hoang phí trong các lễ hầu đồng, thấy vấn hầu của các ông đồng khác to thì vấn hầu của mình sẽ phải sắm sửa to lớn, sang trọng hơn, tung nhiều tiền để dâng cúng thần linh hơn để lấy tiếng “đồng sang bóng lịch sự”, “đa lễ đa lộc”. Vì vậy, nhiều ông đồng, bà đồng bắt con nhang đệ tử đóng góp cao, có người còn vay nợ lãi để hầu thánh cho bằng bạn bằng bè, thậm chí có người còn lừa đảo để lấy tiền hầu thánh. Đây là thực tế dẫn đến không ít các ông đồng, bà đồng phá sản.

Tác giả đã từng chứng kiến một buổi lên đồng tại đền Cô Bơ tại Thanh Hóa, tiền được phát lộc cho mọi người là 500.000đ/1 giá đồng/1 người đến dự, vậy vị chi một giá đồng ngày hôm đấy số tiền lên đến hàng trăm triệu và số tiền của cả buổi lên đồng hôm đó là vài tỷ đồng. Mỗi một suất lộc cho người đến dự nào là rượu ngoại, bánh kẹo ngoại, thuốc lá ngoại, vàng mã nhiều vô kể, đồ mã như thuyền, ngựa, voi cũng được làm đẹp mắt và có kích cỡ to lớn hơn chúng ở ngoài đời. Việc này, về bản chất của hiện tượng này không có gì sai trái vì theo quan niệm của người Việt “phú quý sinh lễ nghĩa”, phản ánh đời sống kinh tế khá giả của một số ông đồng bà đồng, những tín đồ theo Mẫu cũng như các tôn giáo khác cũng vậy để thông quan được với các bậc siêu nhiên họ phải dùng các phương tiện, phương sách, nghi lễ, hương khói, vàng mã. Vấn đề quan tâm là sử sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp. Việc sử dụng hàng mã là nhu cầu của người hầu đồng, nó thể hiện cho lòng thành kính của họ trước các vị thánh nhưng cũng chính những đồ vàng mã được làm công phu, tốn kém như vậy là nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người dân.

Điện Thánh (cả điện tư và điện công) gần như trở thành địa chỉ “dịch vụ tâm linh”. Tính dịch vụ ở chỗ lo trọn gói cho con nhang trong việc thực hành nghi lễ từ các khâu: thầy cúng, trang phục, vàng mã, lễ vật. Con nhang chỉ đơn thuần là những khách hàng đến chịu lễ theo đúng ngày giờ. Bên cạnh đó là khả năng cung cấp dịch vụ với các mức giá khác nhau: giá thấp - trung bình - cao. Các “đẳng cấp Cung văn” cao, thấp; mức độ đầy đủ, đẹp đẽ của các đồ lễ, mã…tất cả đều có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ khách nghèo đến khách giàu. Những dịch vụ này thể hiện rất rõ tính chuyên nghiệp tới mức tạo thành một hệ thống dịch vụ hoản hảo ngay tại cơ sở di tích như trường hợp phủ Dầy: tại đây có cả thầy cúng, cung văn, hầu dâng của phủ. Trong phủ cũng bán cả vàng mã, trang phục cũng như các dụng cụ khác dùng trong nghi lễ lên đồng hầu bóng, thậm chí cả dịch vụ đổi tiền -cung

cấp lễ vật và cả nơi ăn chốn nghỉ cho các Đồng về thực hành nghi lễ tại đây. Những điều kiện này không chỉ thể hiện rất rõ tính dịch vụ của các điện Mẫu mà còn là những yếu tố có tính cạnh tranh rất cao. Cung văn hát hay, hát giỏi của mỗi điện không chỉ là yếu tố cơ bản tạo nên sự thăng hoa cảm xúc cho các chủ thể khi làm lễ lên đồng mà còn là yếu tố tạo nên sự trội vượt của điện thờ đó.

2.1.2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu trước đây bị “quy vào mê tín dị đoan” để không được chấp nhận, thì ngày nay, sự gia tăng mê tín, dị đoan trong tín ngưỡng này rất có thể đặt nó trước những phản ứng quyết liệt của xã hội và chính trị.

Những hiện tượng gọi hồn những người đã mất về, xem bói để biết được quá khứ hiện tại và tương lai, chữa bệnh, trừ tà ma,… là những khả năng đặc biệt của những ông đồng, bà đồng. Họ có khả năng làm được việc đó, bản thân tác giả đã có thời gian tiếp xúc với những người như vậy. Họ có thể làm được ngoài khả năng của con người. Trong bản hội mà tác giả theo lễ, có một cô chuyên gọi hồn người mất, giao lưu, trò chuyện với người thân của họ. Những câu chuyện tác giả chứng kiến với cô không thể lý giải bằng khoa học, mà chỉ có thể lý giả bằng niềm tin vào sự thật có sự tồn tại linh hồn người đã mất hiện về mượn thể xác của cô ấy để giao lưu với con cháu họ.

Nhưng ngày nay, một số ông đồng, bà đồng lạm dụng khả năng xem bói, gọi dí, trừ tà bắt ma để thu tiền mọi người, làm cho nhiều người ngu muội hao tiền tốn của, lãng phí thời gian, công sức sắm sửa nghi lễ theo hầu các ông đồng bà đồng. Thậm chí có người còn bị tổn hại đến cả tính mạng, sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình bởi những niềm tin mù quáng. Nhiều người không có khả năng này, nhưng tạo ra một vài câu chuyện mình có thể làm được những việc trên để lừa bịp mọi người nhằm lấy tiền làm giàu bất chính. Như vừa rồi, xã hội lên án việc các nhà ngoại cảm giả tạo việc tìm mộ liệt sĩ gây bức xúc trong nhân dân.

2.1.2.3. Từ là nội dung kết cấu của tín ngưỡng thờ Mẫu, một số nghi lễ, nhất là nghi lễ chầu văn, ngày nay đã được các nghệ sĩ tìm cách“sân khấu hóa” nó.

Một hiện tượng mới diễn ra trong khoảng thời gian một thập niên, đặc biệt là vài ba năm trở lại đây, đó là các nghệ sĩ đã tìm hiểu và nghĩ cách đưa nghi lễ chầu văn trở thành một tiết mục nghệ thuật trên sân khấu, hay nói cách khác là muốn “sân khấu hóa” nghi lễ chầu văn. Điều này thể hiện nhu cầu của xã hội hiện đại, nhất là trong khung cảnh của xã hội đô thị, một mặtnghi lễ chầu văn vẫn giữ nguyên tính chất là một nghi lễ tín ngưỡng trong không gian các đền,phủ, điện của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì nó còn có một nhánh rẽ khác, đó là trở thành một tiết mục trình diễn trên sân khấu. Tất nhiên như thế, tính tâm linh của nó bị phai nhạt, nhưng tính nghệ thuật lại được thể hiện nổi trội hơn, như vở chèo “Ba giá đồng” của Nhà hát chèo đã nhận được sự đồng tình của công chúng trong và ngoài nước.

Gần đây, một số nghệ sĩ sân khấu đã tiến xa hơn một bước, từ chỗ hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ chầu văn, họ đã tái tạo nó bằng các ngôn ngữ nghệ thuật, múa, âm nhạc trên sân khấu. Đó là Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương đã dựng lại nghi lễ chầu văn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ bằng ngôn ngữ múa và âm nhạc với cái tên “Tâm Linh Việt”, đã diễn nhiều đêm thu hút khá đông khán giả đến xem. Đây hoàn toàn không phải là nghi lễ chầu văn mà đã trở thành một nghệ thuật trình diễn.

Tiến xa hơn nữa, nghệ sĩ piano Phó An My đã đưa nghi lễ chầu văn lên sân khấu với tên gọi là: “Đồng”, vẫn giữ lại được tính shaman thông qua diễn xướng trong trạng thái thăng hoa của nghệ sĩ nhưng còn có ý nghĩa khác, là cùng (đồng) hòa tấu giữa nhạc chầu văn và nhạc hiện đại piano. Nó ít nhiều đã thể hiện ước vọng hòa nhập con người với thần linh, một trong ba ước vọng lớn của loài người (hòa nhập con người với thiên nhiên, hòa nhập con người với thần linh và con người với con người). Vở diễn cũng đã thành công

ở cả sân khấu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhà hát Chèo dựng vở “Mẫu Thượng Ngàn Bắc Lệ” lần đầu tiên đưa tín ngưỡng thờ Mẫu và chầu văn lên sân khấu chèo. Đây là thử nghiệm rất đáng hoan nghênh.

Thiết nghĩ, vấn đề đặt ra này là có ý nghĩa tích cực cho cả tín ngưỡng thờ Mẫu và cho nền văn hoá nghệ thuật xã hội nước nhà.Vậy cần ủng hộ và tạo điều kiện.

2.1.2.4. Hoạt động của các bản hội thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang xuất hiện tính cạnh tranh có sự tác động, ảnh hưởng từ đời sống kinh tế - xã hội

Trong đời sống xã hội của các căn đồng hiện nay đều hình thành một mạng lưới các quan hệ xã hội với nhiều thành viên khác nhau mà hạt nhân ban đầu là Đồng Thầy, tổ chức này được gọi là bản hội. Quá trình tìm hiểu cấu trúc, sự điều tiết của các bản hội cho thấy quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường cũng thể hiện rất rõ trong việc hình thành và phát triển mạng lưới xã hội này. Bằng việc thiết lập nên một mạng lưới các quan hệ cho riêng mình, các Đồng Thầy tạo ra một tập hợp các thành viên gồm những cá nhân có khả năng đảm nhiệm các phần việc khác nhau: Cung văn (phục vụ âm nhạc); hầu dâng (dâng khăn áo khi hành lễ), con nhang đệ tử giúp việc chuẩn bị (bày biện trang trí điện thờ, lo cơm nước, mua sắm lễ lộc), những người này sẽ là những thành viên đầu tiên của bản hội.

Số lượng các thành viên này sẽ gia tăng theo thời gian Đồng Thầy hành nghề. Lúc đầu Đồng Thầy chỉ có 1- 2 địa chỉ làm mã, cung văn, hành nghề càng lâu năm các Đồng Thầy càng nhiều kinh nghiệm, có uy tín thì số lượng người theo lễ càng đông. Quan hệ giữa các Đồng Thầy với nhau cũng bổ xung thêm các Cung văn mới với những “đẳng cấp” khác nhau để huy động vào các cuộc lễ với quy mô khác nhau: Cung văn hạng thường sử dụng cho những cuộc lễ quy mô nhỏ, cung văn có danh hiệu (thường là các nghệ sĩ được đào tạo) phục vụ những canh hầu có quy mô lớn. Trong bản hội không giới hạn về

số lượng có thể có tới vài ba chục thành viên, cũng có khi tới hàng trăm thành viên. Các thành viên trong bản hội có mối liên hệ khá mật thiết với nhau tạo nên một mạng lưới các quan hệ xã hội có cấu trúc giống như những mạng lưới xã hội.

Bên cạnh các yếu tố mang tính đặc trưng của một mạng lưới xã hội như niềm tin, sự hỗ tương và nhu cầu cộng cảm mạng xã hội của những căn đồng còn có những yếu tố có tính chất đặc thù như: các mối quan hệ là không bình đẳng quan hệ trên dưới Đồng Thầy - con nhang đệ tử); quan hệ hàng ngang (các con nhang đệ tử với nhau); tính mở cũng là một đặc điểm nổi bật của các mạng lưới xã hội này. Tính mở thể hiện: những thành viên trong bản hội có thể tham gia với bản hội (mạng) khác, phổ biến là các hầu dâng và cung văn. Sự liên tục gia tăng các thành viên mới và mất đi các thành viên cũ phụ thuộc vào tài năng tổ chức bản hội và phát triển mạng lưới của các Đồng Thầy. Để tăng tính cạnh tranh, nhiều Đồng Thầy sẵn sàng bỏ tiền làm lễ cho những con nhang nghèo khó.

Hình thức cạnh tranh này sẽ làm tăng cường uy tín và quảng bá cho tính hào hiệp của các Đồng Thầy, khiến danh tiếng lan xa, con nhang kéo về càng nhiều.

Để gia tăng tính cạnh tranh các Đồng Thầy điện công cũng như điện tư gia còn thể hiện khá nhiều các tài năng khác nhau nhằm mục đích tôn vinh và gia tăng tính thiêng cho bản điện. Một trong những kỹ năng đó là việc làm thiêng hoá di tích cũng như thể hiện tài năng thông linh của mình trong vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)