Khuyến nghị nhằm hạn chế mặt tiêu cực và giữ gìn, bảo tồn những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 82 - 103)

Thứ nhất, nâng cao nhận thức xã hộivề nghi lễ Hầu đồng nói riêngvà tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, trong mối quan hệ giữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với một hiện tượnglà di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.

Cho đến nay, thờ Mẫu và hầu đồng vẫn tồn tại một cách bền vững trong tâm thức và trong hành vi của một bộ phận dân chúng. Tiếp cận với tín

ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng này đã đem đến cho chúng ta những giá trị cao đẹpgiá trị nhận thức thế giới, giá trị lịch sử truyền thống, giá trị nhân sinh quan và giá trị văn hóa nghệ thuật đã truyền tải tới mọi người. Thông qua nghi lễ lên đồng là cách thức các ông đồng, bà đồng cùng với các tín đồ tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhưng bên cạnh đó, ngày nay tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại nhiều điều chưa phù hợp với đạo đức dân tộc, đi ngược lại với bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu, lợi dụng lòng tin của người dân trục lợi các nhân, buôn thần bán thánh dẫn đến những hệ quả xấu cho xã hội. Vì thế, đã từng có lúc, chúng ta nghĩ phải loại bỏ Hầu đồng, coi đó là hiện tượng mê tín dị đoan. Tuy nhiên, bản thân tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng hướng thiện, chỉ có con người lợi dụng nó với mục đích xấu, làm biến đổi bản chất tốt đẹp vốn có của nghi lễ Hầu đồng. Nhận thức như vậy là khách quan, đã tránh được việc “quy tội” cho bản chất của tín ngưỡng này, để mà thấy nó thực sự là nhu cầu tín ngưỡng tâm linh chính đáng của người dân, bên cạnh nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Đó chính là lý do làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu cùng sống mãi trong tâm thức cũng như hành vi của người dân. Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờ Mẫu đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo nhân dân, nhất là người đồng bằng Bắc bộ hiện nay, do đó nó là cần thiết với người dân.

Chính vì thế, chúng ta nhận thức về mọi hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây, thì nổi lên trước hết phải là từ phương diện phản ánh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; còn nhà nước cần phải ghi nhận và đảm bảo từ phương diện Hiến pháp, pháp luật tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

Song, tín ngưỡng thờ Mẫu tồn tại như là sự phản ánh về văn hoá truyền thống của người Việt, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đã trở thành một nội dung triết lý nhân sinh của người Việt. Từ

phương diện văn hoá đó, tín ngưỡng thờ Mẫu cúng đã được loài người khâm phục, đánh giá cao và đặt trong sự bảo vệ, phát triển, với việc công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Việc này, vào ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Cử hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Vậy từ phương diện Di sản văn hoá của nhân loại này, chúng ta nhận thức về tín ngưỡng thờ Mẫu lại cần thiên về, nặng về vấn đề bảo vệ, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng này với tính cách là Di sản văn hoá của nhân loại.

Hiện nay, việc nhận thức đầy đủ về tín ngưỡng thờ Mẫu từ cả hai phương diện làtín ngưỡng và là di sản văn hoá trong mối quan hệ với nhau có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Bởi vì việc đó chẳng những làm cho vai trò của tín ngưỡng này nhân đôi, mà còn làm cho ý thức của nhân dân ta và trách nhiệm của những người lãnh đạo, quản lý xã hội đối với tín ngưỡng thờ Mẫu được đầy đủ và toàn diện hơn.

Muốn vậy, cần phải nâng cao trình độ hiểu biết cho các tầng lớp nhân dân về tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao nhận thức về đường lối chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.Đồng thời với việc phải tôn trọng và đánh giá đúng mức ý nghĩa cũng như ảnh hưởng tích cực của loại hình tín ngưỡng này trong đời sống cũng như trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Chúng ta cũng cần đối xử với tín ngưỡng thờ Mẫu như một hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa, để sử dụng công cụ văn hóa như là công cụ để điều chỉnh và tác động đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhưng chủ thể lãnh đạo xã hội cũng không nên đồng nghĩa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với việc để nó

tự do hoạt động thế nào cũng được, mà thông qua các biện pháp quản lý hành chính và tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân, có sự định hướng để sàng lọc những giá trị văn hóa tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của loại hình tín ngưỡng này.

Chúng ta cần tôn trọng niềm tin cũng như sự thực hành, thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân. Thay vì những mệnh lệnh hành chính áp đặt, cấm đoán loại hình tín ngưỡng này hoạt động,

Mặt khác chúng ta cũng cần thấy, tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có nghi lễ Hầu đồng, vốn có nguồn gốc từ những mong muốn hiện thực của con người. Do đó giải pháp phải gắn liền với thực tiễn, với những sự vận động và biến đổi thường xuyên của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, mà không xa rời, viển vông, càng tránh tính áp đặt, chủ quan, duy ý chí. Bản thân các giải pháp phát triển nó cũng phải vận dụng linh hoạt thích hợp với từng đối tượng như nông dân, công nhân, tri thức, cán bộ, sinh viên, những người buôn bán,… và cũng phải thích hợp với từng khu vực thành thị, nông thôn, vùng biển… gắn với các nghành, nghề, kinh tế khác nhau.

Cũng cần phải thường xuyên xem xét, lắng nghe ý kiến của nhân dân, rút ra các bài học trong quá trình vận dụng có sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ hai, cần đổi mới nội dung, phương thức công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu.

Trên phương diện chính sách và pháp luật về bảo tồn và phát huy văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, chúng tôi đã thấy từ lâu, ít nhất là từ năm 1990, với Nghị quyết số 24 của Bộ chính trị, về tăng cương công tác tôn giáo trong tình hình mới, đã đặt ra yêu cầu phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế hiện thực tư tưởng, quan điểm và chính sách văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể như ở tỉnh Hải Dương, người viết thấy có rất ít các hoạt động. Vì thế ở đây chúng tôi giả định rằng chính

sách, chủ trương, pháp luật về vấn đề này là đã có đủ, nên chỉ cần tập trung suy nghĩ cho việc hiện thực hoá chính sách, pháp luật mà thôi.

Trước hết, việc phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với xã hội và con người vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung của người dân Hải Dương nói riêng, không nên chỉ trông chờ vào các cơ quan nhà nước, mà phải kết hợp của nhiều biện pháp, nhiều phía bao gồm cả nhà quản lý, nhà nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo, những ông đồng, bà đồng, những con nhang đệ tử của Thánh Mẫu đến cả quần chúng nhân dân - những người có nhu cầu tìm đến với Mẫu. Từ đó, trên thực tế hiện nay, như ở Hải Dương, cần triển khai một số công việc cụ thể.

- Xây dựng các câu lạc bộ bảo tồn văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu

Hiện nay, ở Hải Dương đã có câu lạc bộ bảo tồn văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đang hoạt động rất sôi nổi. Đây là dịp để các ông đồng, bà đồng cùng nhau trao đổi với nhau về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn giá trị của chính tín ngưỡng thờ Mẫu mà họ đang theo. Chính cách làm này của câu lạc bộ bảo tồn văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hải Dương là một trong những giải pháp để phát huy vai trò của những ông đồng, bà đồng trong xã hội hiện nay. Đó là, nên có một hệ thống những câu lạc bộ như vậy từ Trung ương xuống địa phương theo cấp độ nhỏ dần để những ông đồng, bà đồng có thể tham gia học tập và trao đổi với nhau trong một tổ chức chính thống, tránh tản mạn, cá nhân.

Thông qua câu lạc bộ có thể uốn nắn những việc làm sai trái, đi ngược lại giá trị của tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng. Cũng thông qua những câu lạc bộ này, chính quyền sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và chấn chỉnh những hành vi còn lệch lạc của các ông đồng, bà đồng.

- Xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh cho hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ Hầu đồng

Với tín ngưỡng thờ Mẫu, môi trường văn hóa, xã hội là các đền phủ của cộng đồng và của những ông đồng, bà đồng. Những nơi này thường tập trung

nhiều người và nhiều thành phần xã hội, chủ yếu vẫn là những tín đồ, đệ tử con nhang của tín ngưỡng thờ Mẫu. Họ là những người nhạy cảm và dễ bị lôi kéo bởi những phần tử xấu. Bởi vậy, cần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh có khả năng liên kết những người có tín ngưỡng tôn giáo và không có tín ngưỡng tôn giáo lại với nhau, tạo sự an tâm về tư tưởng để họ tập trung làm tốt công việc của mình.

Vậy cần phải xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh. Con người vừa là chủ thể của hoàn cảnh lịch sử xã hội, vừa là sản phẩm của chính hoàn cảnh lịch sử - xã hội ấy. Môi trường xã hội trong đó con người sống và hoạt động theo nguyên tắc hiểu biết. Làm được điều đó bản thân họ mới có được những tư tưởng, tình cảm, nếp nghĩ, lối sống và các hoạt động xã hội tốt đẹp vì chính môi trường văn hoá xã hội vừa là cái bên ngoài khách quan tác động vào mỗi con người, vừa là sản phẩm do chính các hoạt động xã hội của con người tạo nên. Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần thể hiện qua các hệ thống tổ chức xã hội, các quan hệ xã hội.Môi trường văn hoá - xã hội trước hết là môi trường của gia đình và xã hội ở các vùng dân cư nông thôn, đô thị.Gia đình là tế bào của xã hội, được xem như một đơn vị xã hội, ở đó diễn ra các quá trình kinh tế và xã hội, và mang sắc thái gia đình. Nơi đó con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và trưởng thành, chịu sự giáo dục của truyền thống gia đình, hình thành nhân cách đạo đức, nếp sống, tình cảm… của mỗi con người. Do vậy cần phải giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình người Việt truyền thống, xây dựng gia đình văn hoá mới và tăng cường sự kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong các cộng đồng, làng xã, phường, thu hẹp sự ngăn cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng có kinh tế phát triển với các vùng kinh tế kém phát triển, giữa các tầng lớp nhân dân.

Xây dựng môi trường văn hoá xã hội cũng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá mới như nhà văn hoá, thư

viện, câu lạc bộ, đài phát thanh, truyền hình…, bảo tồn và giữ gìn các di sản văn hoá của dân tộc. Coi trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật.

Để làm được việc đó, theo tác giả, cần thiết mở nhiều lớp học ngắn hạn để cập nhật thông tin, cung cấp kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo cho người làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể xây dựng thêm các trung tâm, các học viện, các viện đào tạo và nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo, viết những tài liệu có tính chất tham khảo về loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu.

Vẫn biết tôn giáo, tín ngưỡng là một vấn đề nhạy cảm. Bản thân những người tham gia tín ngưỡng thờ Mẫu và lên đồng gồm nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi khác nhau nên nhận thức của họ trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cũng không giống nhau. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng những biện pháp mang tính mềm dẻo như giáo dục để nâng cao trình độ, định hướng và vận động, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài báo, truyền hình, Internet... cho những người tham gia tín ngưỡng hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về những giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu, các cách thức tiến hành nghi lễ và vai trò của những ông đồng, bà đồng cũng như tác động của hoạt động lên đồng trong đời sống tinh thần để họ sinh hoạt đúng mực, đúng mức độ, tránh lãng phí, phô trương.

Từ nhận thức và hiểu biết đứng đắn, những người sịnh hoạt tín ngưỡng Mẫu sẽ chọn cho mình con đường đi đúng đắn để có cách sống đúng. Chính điều đó góp phần gìn giữ bản sắc, các giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó là cách họ giữ văn hóa dân tộc như là nội lực để mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tự khẳng định mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

-Cần tổ chức các cuộc liên hoan, diễn xướng hát văn, hầu đồng một cách thường xuyên ở Hải Dương và trên phạm vi cả nước.

Thông qua các buổi liên hoan diễn xướng hầu đồng này để nhằm quảng bá những nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu và thông qua đó tuyển chọn được

các ông đồng, bà đồng có những giá hầu Thánh đặc sắc, rút kinh nghiệm để đưa ra những chuẩn mực chung nhất cho nghi lễ lên đồng. Tuyển chọn được những cung văn hát hay, đàn giỏi để tham gia giữ gìn những lời văn, làn điệu, nhạc điệu cổ... Từ đó sẽ hạn chế được những không chuẩn mực, lệch lạc, không đúng lề lối, suy diễn theo chiều hướng tiêu cực của nghi lễ lên đồng. Định hướng đúng đắn nghi lễ Hầu đồng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phù hợp với sự phát triển của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Cần có cơ chế động viên, thậm chí đãi ngộ, đối với các ông đồng, bà đồng thuần thục, các nghệ nhân hát văn, thủ nhang các đền thờ Mẫu...

Việc này không ngoài mục đích để những con người này có những điều kiện tốt nhất lưu giữ và truyền dạy, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu cho các thế hệ kế cận và mai sau. Ở đây rõ ràng là nhận thức và cách thức giải quyết đã xuất phát từ góc độ văn hoá nghệ thuật, mà cá nhân các ông đồng, bà đồng, nghệ nhân hát văn… là nghệ sĩ - ca sĩ nếu không phải “của nhà nước”, thì cũng là “của nhân gian”. Hơn nữa, họ chính là đối tượng chính giữ gìn, bảo lưu văn hoá nghệ thuật tín ngưỡng, tôn giáo của nước nhà.

Như tác giả Fank Proschan đã nhận xét: “Đối với một nhà Folklore hoặc một nhà nhân học, thì hình thức “biểu diễn văn hóa” của lên đồng chính là nguồn tư liệu quý giá bộc lộ quan niệm của bản thân người Việt về lịch sử của họ, về di sản văn hóa, về vai trò của giới và bản sắc tộc người. Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một pho tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động.

Vậy, họ - những người tham gia hầu đồng, chính là những người quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương) (Trang 82 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)