Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịch tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh tiền giang (Trang 44 - 47)

0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00

Kết quả cho thấy cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có điểm số cao nhất (3,68 điểm), tiếp theo là yếu tố động thực vật phong phú (3,48 điểm) và nghệ thuật truyền thống (3,37 điểm):

- Cảnh quan thiên nhiên được các chuyên gia đánh giá cao trong việc tạo ra sức thu hút khách du lịch đến với tỉnh Tiền Giang, cảnh quan thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang mang dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, êm ả của vùng sông nước, miệt vườn với những vườn trái cây trĩu quả hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Từ định hướng du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã đầu tư triển khai nhiều tuyến du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lựa chọn tour du lịch phù hợp với sở thích và mong muốn của du khách.

- Yếu tố động thực vật phong phú chiếm vị trí thứ 2. Về miền Tây Nam Bộ, nhắc đến rừng tràm là người ta liên tưởng ngay đến rừng U Minh. Rừng tràm tồn tại và phát triển nhiều nhất ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với các địa danh nổi tiếng là U Minh Hạ và U Minh Thượng. Tại tỉnh Tiền Giang cũng có diện tích rừng tràm thuộc vào loại lớn của khu vực và nổi danh với khu sinh thái Đồng Tháp Mười vừa mới được hình thành. Ngoài cây cối phong phú, khu bảo tồn sinh thái còn có nhà nuôi muông thú, có hơn 80% đàn cò thiên nhiên về sinh sống và một số loài khác như vạc, còng cọc, diệc, trích, cũng đã về đây sinh sống. Với những giá trị lưu giữ trên, khu bảo tồn đã trở thành một nơi nghiên cứu khoa học và hấp dẫn du khách với loại hình du lịch sinh thái.

Bên cạnh các loài động thực vật phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn, khi đến với tỉnh Tiền Giang du khách còn được thưởng thức rất nhiều loại trái cây của vùng quê miệt vườn, các loại cá tôm được thiên nhiên đã ưu đãi cho con người và mảnh đất nơi đây, góp phần vào việc chế biến các món ăn ngon phục vụ du khách. Tóm lại, nguồn tài nguyên động thực vật ở tỉnh Tiền Giang

có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người, góp phần cân bằng hệ sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đặc biệt có giá trị đáng kể đối với hoạt động du lịch.

- Nghệ thuật truyền thống là yếu tố thứ 3. Tỉnh Tiền Giang là cái nôi của nhạc tài tử. Sau giai đoạn sáng tạo và cải tiến từ nền âm nhạc vùng sông Hương - núi Ngự, đờn ca tài tử ngày càng lan rộng trên khắp vùng nông thôn và thành thị ở Nam Bộ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Số người biết đờn, biết ca ngày càng đông, nhất là ở thôn quê với hình thức tao nhã, tri âm tri kỷ. Phong trào đờn ca tài tử đã nhanh chóng phát triển trên đất Tiền Giang với sức sống mãnh liệt. Và ngày nay, trải qua bao thăng trầm dâu bể, đờn ca tài tử vẫn đường hoàng tồn tại, đặc biệt hơn là đờn ca tài tử từ khi bước vào lĩnh vực du lịch đã được du khách thích thú và yêu mến đón nhận. Loại hình này thực sự không thể thiếu trong một tour du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng. Hiện nay, đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch hoạt động rất phổ biến ở Cái Bè và cù lao Thới Sơn.

- Khu bảo tồn thiên nhiên có số điểm thấp nhất (2,71 điểm). Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được thành lập vào tháng 3 năm 2000 thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Khu bảo tồn có diện tích 106,8ha, trong đó có 36ha tràm là khu trung tâm, nơi dẫn dụ chim mồi. Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800ha, trong đó có 950ha thuộc chủ quyền của dân, 850ha thuộc chủ quyền của trại giam Phước Hòa. Phần lớn diện tích vùng đệm của khu bảo tồn là rừng tràm, diện tích vùng đệm thuộc chủ quyền của dân được nhà nước đầu tư trồng tràm rồi giao lại cho dân canh tác.

Khu bảo tồn được tái tạo như một khu rừng nguyên sinh. Việc thành lập khu bảo tồn là nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong vùng và được xem là một trong

những nơi có diện tích rừng lớn và đẹp nhất vùng Đồng Tháp Mười. Ngay những ngày đầu khi mới thành lập, các anh em cán bộ khu bảo tồn đã bắt tay vào dẫn dụ các loài động vật hoang dã như chim, cò, vạc,... về sinh sống. Từ con số không, đến nay đàn động vật hoang dã của khu bảo tồn ước khoảng hơn 10 ngàn con, gồm 27 loài động vật, trong đó có 5 loài quý hiếm là giang sen, cò ngàn, điên điển, diệc xám và diệc lửa.

Tuy nhiên, trong những năm qua rừng tràm trong vùng đệm bị tàn phá để chuyển đổi giống cây trồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu bảo tồn. Nếu không có kế hoạch bảo vệ rừng tràm vùng đệm thì các loài động vật trong khu bảo tồn sẽ di chuyển đến nơi khác và gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc phát huy lợi thế du lịch sinh thái tại nơi đây.

2.3.1.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo

Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực sáng tạo về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh tiền giang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)