Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình (Trang 48)

9. Kết cấu luận văn:

2.2. Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

có thể thấy cơ cấu nhân lực và trình độ nhân lực của BV cũng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thực tế đối với BV tuyến tỉnh.

2.2. Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

2.2.1. Mục đích đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong các tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng của Đánh giá thực hiện công việc nên ngoài đánh giá theo “Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức” (Ban hành kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức) vào cuối năm, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình đã tổ chức ĐGTHCV mỗi tháng một lần trong cuộc họp giao ban giữa Ban Giám đốc và trưởng các khoa phòng theo Quyết định số 36/ QĐ-BVSN ngày 10/01/2017 về việc ban hành "Qui chế chi tiêu nội bộ", "Qui chế phân phối

thu nhập tăng thêm, khen thưởng và phúc lợi từ nguồn thu một phần viện phí" năm 2017. Phương thức ĐGTHCV tại BV Sản Nhi tỉnh Ninh Bình đã được xây dựng và sửa đổi nhiều lần nhằm đáp ứng hiệu quả các yêu cầu phát triển của BV.

Công tác ĐGTHCV tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình được thực hiện với mục đích sau:

Thứ nhất, ĐGTHCV chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình làm việc của NVYT, từ đó có các giải pháp hiệu quả giúp họ hoàn thiện công việc tốt hơn.

Thứ hai, ĐGTHCV giúp NVYT có cơ hội được nói lên ý kiến của mình về môi trường làm việc, an toàn lao động, chính sách của BV và kiến nghị các giải pháp.

Thứ ba, ĐGTHCV tạo động lực lao động cho NVYT hướng tới việc đạt được các mục tiêu của BV: Khám và chữa bệnh cho nhân dân; Từ kết quả đánh giá, lãnh đạo BV quyết định phân phối thu nhập lương tăng thêm, trích từ một phần thu của viện phí và các lợi ích khác, đảm bảo động viên, khuyến khích NVYT làm việc, cống hiến hết mình cho công việc, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo các cá nhân có đóng góp đặc biệt cho BV sẽ được hưởng đãi ngộ xứng đáng. Đây chính là sự ghi nhận các thành tích trong công việc, giúp NVYT thêm tin tưởng, gắn bó lâu dài với BV.

Thứ tư, ĐGTHCV là giúp các Giám đốc, trưởng khoa, phòng xác định nhu cầu về tuyển dụng, xác định nhu cầu đào tạo, nhu cầu đề bạt, bố trí nhân lực.

Cuối cùng, ĐGTHCV tạo môi trường làm việc công bằng, văn minh, góp phần xây dựng đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. NVYT thực sự cảm thấy được ghi nhận công sức của mình, được đánh giá đúng với năng lực họ sẽ nỗ lực phát triển bản thân, hướng tới môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh.

Biểu 1. Khảo sát NVYT về mục đích của ĐGTHCV tại BV

Qua khảo sát trên, chỉ có 25% số người được hỏi xác định đúng mục đích của ĐGTHCV tại BV, còn lại cho rằng mục đích chính của ĐGTHCV là căn xứ để xét lương, thưởng (58%). Như vậy, đa số NVYT chưa hiểu rõ hết mục đích của ĐGTHCV, BV cần phổ biến cho NVYT hiểu và thực hiện ĐGTHCV tốt hơn, và họ chính là đối tượng chính của ĐGTHCV, là người quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống đánh giá.

2.2.2. Qui trình đánh giá thực hiện công việc tại BV Sản Nhi tỉnh Ninh Bình

* Tiêu chuẩn đánh giá:

Hiện nay, các tiêu chuẩn của ĐGTHCV tại BV dựa vào: việc thực hiện qui định của ngành, nội qui của Bệnh viện, kết quả công tác, tác phong làm việc, qui tắc ứng xử của NVYT.

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn ĐGTHCV của NVYT

Xếp loại Ký hiệu Tiêu chuẩn ĐGTHCV

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

A+ - Thực hiện tốt qui định của ngành, nội

qui, qui chế của BV

- Có thành tích xuất sắc trong công tác - Tác phong làm việc nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong khi thực hiện công việc.

- Thực hiện tốt qui tắc ứng xử với Bệnh nhân và người nhà Bệnh nhân.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

A - Thực hiện tốt qui định của ngành, nội

qui, qui chế của BV

- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong khi thực hiện công việc.

- Thực hiện tốt qui tắc ứng xử với Bệnh nhân và người nhà Bệnh nhân.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao

B Thực hiện tốt qui định của ngành, nội

qui, qui chế của BV

- Hoàn thành các công việc được giao, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong khi thực hiện công việc.

- Thực hiện qui tắc ứng xử với Bệnh nhân và người nhà Bệnh nhân.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao kém

C Vi phạm 1 lỗi trở lên trong các tiêu

chuẩn dưới nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.

- Thực hiện qui định của ngành, BV - Mắc lỗi trong chuyên môn

- Tác phong làm việc

- Thực hiện qui tắc ứng xử với Bệnh nhân và người nhà Bệnh nhân.

Không hoàn thành nhiệm vụ

Không xếp loại

Vi phạm từ 2 lỗi trở lên trong các tiêu chuẩn đánh giá sau:

- Thực hiện qui định của ngành, BV - Mắc lỗi trong chuyên môn

- Tác phong làm việc

- Thực hiện qui tắc ứng xử với Bệnh nhân và người nhà Bệnh nhân.

Các tiêu chuẩn được xây dựng theo phương thức chỉ đạo tập trung Trưởng phòng Tổ chức cán bộ BV được sự chỉ đạo của Giám đốc BV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá, phổ biến cho các khoa, phòng để NVYT biết và thực hiện.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, các hệ số xét thu nhập tăng thêm và thưởng hàng tháng được qui định trong Qui chế phân phối thu nhập tăng thêm, khen thưởng và phúc lợi từ nguồn thu một phần viện phí năm 2017 cụ thể như sau:

"Nhóm I gồm:

Người có trình độ trên đại học như bác sỹ CKI, CKII, thạc sỹ, tiến sỹ, dược sỹ CK I, II hoặc các ngành đại học khác có trình độ trên đại học hệ số 2,7.

Bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, cử nhân kinh tế, cử nhân điều dưỡng đã được chuyển ngạch (nói chung là đại học) hệ số: 2,5.

- Nhóm II gồm: Người có trình độ Trung học, Cao đẳng: Điều dưỡng, Hộ sinh, kỹ thuật viên và tương đương hệ số 2,2.

- Nhóm III gồm: Công nhân kỹ thuật, lái xe, và tương đương khác đang làm đúng nghề, hộ lý đã có bằng điều dưỡng được Giám đốc quyết định làm 50% chuyên môn hưởng hệ số 1,9.

- Nhóm IV: Nhân viên phục vụ khác hưởng hệ số 1,6. - Phụ cấp bổ xung ngoài ngạch bậc cho một số nhóm khác:

+ Nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn ngoài hệ số theo cấp bậc, được cộng thêm 0,5 hệ số/tháng.

+ Điều dưỡng hành chính khoa: Khám bệnh, Cấp cứu, Sản, Sơ sinh, Ngoại, Phụ, Nhi I, Nhi II được cộng thêm 0,5 hệ số/tháng.

+ Nhân viên bộ phận kiểm định bệnh án phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế toán được cộng thêm 0,5 hệ số/tháng.

- Hỗ trợ Đại diện Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện: + Trưởng nhóm hệ số 2,5.

- Hỗ trợ cán bộ 1816 làm việc tại Bệnh viện:

+ Bác sỹ hệ số tương đương với phụ cấp trưởng khoa, phòng: 2,1 + Điều dưỡng tương đương với phụ cấp điều dưỡng trưởng khoa: 1,9. - Giám đốc bệnh viện: 2,5

- Phó giám đốc: 2,3 - Trưởng các khoa phòng: 2,1 - Phó khoa, phòng, điều dưỡng trưởng: 1,9

- Đối tượng không có chức danh: Phụ trách vật tư, điện nước, Quản trị mạng, hưởng hệ số 0,5".

Trong cuộc họp bình xét lương tăng thêm vào ngày cuối cùng của tháng, hội đồng bình xét bao gồm ban Giám đốc BV, các trưởng khoa, phòng. Kết quả bình xét NVYT xếp loại ĐGTHCV nếu là A+

sẽ được thưởng, mức tiền thưởng theo qui định của BV tuỳ theo từng nội dung. Xếp loại A tương ứng với việc đạt mức tiền thưởng, xếp loại B trong các trưởng hợp NVYT bị nhắc nhở một số lỗi nhỏ cần khắc phục tuy nhiên vẫn hưởng nguyên hệ số tiền thưởng lương tăng thêm. Riêng mức xếp loại C và không xếp loại sẽ bị kỷ luật và điều động công tác. Việc ĐGTHCV còn dựa trên sự theo dõi về chuyên môn của một số phòng chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ Y: phòng điều dưỡng, phòng Kế hoạch tổng hợp và qua đánh giá thái độ công tác, giao tiếp ứng xử với Bệnh nhân của phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện.

Theo kết quả điều tra bảng hỏi, có 13% số người được hỏi cho rằng các tiêu chuẩn ĐGTHCV là rất hợp lý, 67% được cho là hợp lý, 20% ý kiến đánh giá là không hợp lý và không có ai cho rằng các tiêu chuẩn ĐGTHCV mà BV áp dụng là rất không hợp lý.

Chúng ta có thể thấy rằng các tiêu chuẩn công việc của BV khá đầy đủ, tuy nhiên hạn chế trong việc dây dựng các tiêu chuẩn đánh giá này khá chung chung, chưa cụ thể, và chưa thu hút được người lao động vào việc xây dựng các tiêu chuẩn. Tại BV, việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá do một người là trưởng phòng Tổ chức cán bộ, điều này có tác động không tốt tới kết quả, hiệu quả ĐGTHCV vì hệ thống đánh giá có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ và sự tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn của NVYT.

* Chu kỳ ĐGTHCV tại BV

Chu kỳ đánh giá là 1 tháng/ lần và một lần đánh giá tổng kết vào cuối mỗi năm. Hàng tháng, trưởng các khoa, phòng là người đánh giá trực tiếp nhân viên của mình, sau đó tổng hợp báo cáo trong cuộc họp giao ban của Giám đốc và lãnh đạo các khoa phòng, bình xét thưởng, phạt. Cuối năm, toàn bộ NVYT được phát “Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức” (Ban hành kèm theo Nghị định sô 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức). Sau đó tổng hợp kết quả đưa lên Giám đốc phê duyệt và gửi Sở Y tế.

Kết quả khảo sát trên cho thấy, không có người nào được hỏi trả lời rằng chu kỳ ĐGTHCV của là rất hợp lý, 40% số người được hỏi cho là hợp lý, 55% cho rằng không hợp lý và 5% chọn phương án rất không hợp lý. Kết quả thu được thể hiện rõ việc xác định chu kỳ đánh giá của Bệnh viện là chưa hiệu quả là một hoạt động quản trị nhân lực có vai trò quan trọng và mối quan hệ mật thiết với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác. Việc đánh giá theo chu kỳ 1 tháng/ lần là hợp lý đối với đặc thù công việc, liên quan trực tiếp tới tính mạng, sức khoẻ của con người; cần trao đổi rút kinh nghiệm chuyên môn liên tục. Tuy nhiên, chu kỳ 1 năm/ lần tổng kết đánh giá sẽ khiến cho người đánh giá bị phụ thuộc vào kết quả cuối cùng, khó quan sát được 12 tháng thực hiện công việc của NVYT. Đây là một vấn đề BV cần phải thay đổi trong chu kỳ đánh giá của mình.

* Đối tƣợng đánh giá

Theo kết quả điều tra của tác giả với nội dung: "Theo anh/ chị BV lựa

chọn người ĐGTHCV như hiện nay có đảm bảo công bằng trong kết quả đánh giá không? như sau:

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát ý kiến về đối tƣợng ĐGTHCV tại BV STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Rất công bằng 24 12 2 Công bằng 74 37 3 Không công bằng 102 51 4 Rất không công bằng 0 0 Tổng 200 100

Kết quả từ phiếu khảo sát cho thấy tỷ lệ người được hỏi cho rằng BV lựa chọn đối tượng đánh giá không đảm bảo công bằng là 51%, tỷ lệ người cho rằng công bằng chiếm 37%, còn lại 12% cho rằng rất công bằng. Không có người nào được hỏi ý kiến rằng rất không đảm bảo công bằng. Quy trình đánh giá của BV sẽ để cho NVYT tự đánh giá vào bản ĐGTHCV, người đưa

ra kết quả đánh giá cuối cùng là lãnh đạo trực tiếp. Năng lực đánh giá của lãnh đạo trực tiếp giữ vai trò quan trọng trong kết quả đánh giá, vì vậy BV cần có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực đánh giá của người đánh giá đảm bảo kết quả chính xác, hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tham gia đánh giá của đồng nghiệp (đánh giá chéo) và của khách hàng (những người tiếp xúc trực tiếp với quá trình thực hiện công việc của NVYT sẽ mang lại kết quả công bằng, đáng tin cậy, và khách quan hơn.

* Phƣơng pháp đánh giá:

Hiện nay BV Sản Nhi tỉnh Ninh Bình thực hiện ĐGTHCV theo phương pháp ghi chép những sự kiện quan trọng và đánh giá kết quả cuối cùng.

Đối với các phòng ban thuộc khối hành chính, phó trưởng phòng là người theo dõi và ghi lại những sự kiện quan trọng xảy ra trong kỳ đánh giá 1 tháng, đối với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, điều dưỡng trưởng phụ trách công việc này và báo cáo trưởng khoa. Người đánh giá ghi chép lại theo cách mô tả những việc đã làm tốt (có hiệu quả) và những việc chưa tốt (không có hiệu quả), cần cải thiện của NVYT, qua đó trao đổi với họ để họ tiếp tục phát huy những ưu điểm của mình. Đồng thời, người đánh giá cũng chỉ ra các lỗi của NVYT khi thực hiện công việc để giúp ngăn ngừa và loại bỏ chúng. Phương pháp ĐGTHCV này khuyến khích NVYT có những hành vi tích cực trong khi làm việc, hạn chế những lỗi chủ quan bởi tất cả các hành vi đó đều được ghi chép lại một cách rõ ràng. Tuy nhiên, để thực hiện, người đánh giá mất khá nhiều thời gian để quan sát và ghi chép, trong khi công việc của BV thì rất bận rộn, có thể dẫn đến bỏ sót một số sự kiện quan trọng gây ảnh hưởng không thuận lợi tạo nên sự thiếu công bằng trong đánh giá. Các sự kiện này sẽ được làm cơ sở cho bản tự đánh giá cá nhân và xếp loại NVYT vào cuối mỗi tháng.

Bảng 2.3. ĐGTHCV của Điều dƣỡng Nguyễn Văn An báo cáo tháng 7/2017 Những việc làm tốt Những việc chƣa tốt cần cải thiện

Ngày Nội dung Ngày Nội dung

02/7

Thành viên trong ngân hàng máu sống của BV, thực hiện truyền máu cấp cứu cứu sống Sản phụ Nguyễn Thị B. 06/7 Mắc lỗi ghi chép Bệnh án 20/7 Cùng ekip mổ cứu sống bệnh nhi Đinh Bảo N trong ca mổ cấp cứu cắt ruột thừa

28/7

Chưa giải thích kỹ cho người nhà Bệnh nhân, gây bức xúc.

(Nguồn: Khoa Ngoại Nhi, sổ theo dõi của điều dưỡng trưởng khoa, 2017)

Cuối mỗi tháng, các khoa, phòng sẽ tổ chức cuộc họp phòng, ban để nhận xét ĐGTHCV của từng thành viên và biểu quyết. Và trưởng khoa, phòng sẽ đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kết quả ĐGTHCV Phòng Điều dƣỡng BV Sản Nhi tỉnh Ninh Bình

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THÁNG 7/2017 Phòng Điều dưỡng STT Tên Chức danh nghề nghiệp Xếp loại Ghi chú

1 Trịnh Thị Thu Thuỷ Trưởng phòng điều dưỡng

A+ Giải nhất cuộc thi Điều dưỡng giỏi BV tổ chức ngày 12/7/2017

2 Lê Thị Tuyến Điều dưỡng

trưởng hệ nội

A

3 Nguyễn Thị Mai Phương Điều dưỡng trưởng hệ ngoại

B Chưa linh hoạt trong xử lý sai phạm của NVYT Nguyễn Văn An Ninh Bình, Ngày 28 tháng 7 năm 2017

Giám đốc Bệnh viên Trƣởng phòng Điều dƣỡng

(Ký tên và đóng dấu)

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, đánh giá xếp loại khoa, phòng T7/2017)

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý kiến của NVYT về Phƣơng pháp ĐGTHCV của BV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)