Chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX – chủ nghĩa hiện thực Kitô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) motip kitô giáo trong anh em nhà karamazov của f dostoevsky (Trang 34)

giáo?

Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực – realism – trong văn học, lần đầu được sử dụng làm tiêu đề cho tuyển tập các bài báo phê phán sắc bén của nhà văn Pháp Champfleury xuất bản năm 1857, mặc dù trong tuyển tập này ông đã giải nghĩa nó trên tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên và phi lịch sử. Ở Nga, thuật ngữ này được nhà phê bình Annenkop (1812-1887) từng sử dụng vào năm 1849 nhưng các nhà phê bình khác như V.G.Belinsky, Dobrolyubov, Pisarev không sử dụng. Đến những năm 60 thế kỷ XIX, thuật ngữ này mới được sử dụng thường xuyên trở lại với ý nghĩa là một nguyên tắc sáng tác cơ bản, theo đó “hiện thực và sự thật nằm trong nguyên tắc miêu tả đời sống thường nhật” (“reality and truth in the depiction of ordinary life”).

Ở Nga, nhiều người cho rằng chủ nghĩa hiện thực trong văn học chỉ thực sự bắt đầu khi chủ nghĩa hiện thực nở rộ ở phương Tây thế kỷ XIX - mà F.W.Hemmings gọi là “The Age of Realism” - với các đại diện tiêu biểu là V.G.Belinsky, Ivan Turgenev, Fyodor F. Dostoevski, Lev Tolstoy, Anton Chekhov, Alexander Ostrovsky, Vasily Rozanov. Tuy vậy, không thể phủ nhận những giá trị có tính chất tiền đề cho một phong cách sáng tác mới thấm đẫm “chất hiện thực” nằm trong các tác phẩm của F.A. Emin, M.D. Chulkov, N.M.Karamzin, A.N.Radishev ở cuối thế kỷ XVIII và Pushkin, Gogol, Lermontov ở đầu thế kỷ XIX.

Cuốn tiểu thuyết bằng thơ Evgeny Onegin (1831) của đại thi hào Pushkin là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Nga nhưng được sáng tác theo phong cách thơ trữ tình cổ điển. Những khổ thơ độc đáo trong tác phẩm luôn có sự kết nối theo một chỉnh thể ngôn ngữ và vần điệu chặt chẽ vốn có sẵn trong thơ dân gian Nga nhưng lại không thể chuyển đạt được sang một ngôn ngữ nào khác. “Viết “Evgeny Onegin”, Pushkin đã sáng tạo ra các khổ

thơ độc đáo mà sau này được gọi là khổ thơ Onegin. Đó là những khổ thơ 14 câu (chiếm hầu như toàn bộ tác phẩm trừ khổ thơ đề tựa, 2 bức thư của Tatyana và Onegin, bài hát của các cô thôn nữ và một số khổ bị cắt bớt), trật tự vần của mỗi khổ thơ được sắp xếp như sau: ababeeciddiff ” [30, 31]. Đó là do “những cân nhắc về kết cấu: nhà thơ qua những khổ thơ bỏ trống đó ám chỉ sự phong phú vô tận của những bức tranh ông vẽ nên về cuộc sống hay những trạng thái tâm lý của nhân vật và của chính bản thân ông, mà trong tác phẩm không thể chứa hết được” (V.I.Kuleshov) [30, 34]. Nhân vật chàng thanh niên quý tộc Evgeny Onegin đại diện cho một số phận bi kịch của một “con người thừa” trong cái xã hội nửa phong kiến, nửa tư bản đang lên ở Nga lúc bấy giờ. Pushkin đi tìm bản chất của hiện tượng con người thừa, nhưng với cái thực tế xã hội như vậy thì hướng giải thoát cho những số phận thừa ra như vậy cũng chưa dễ mà tìm thấy được. Vì thế, sau khi nàng Tatiana từ chối và ra đi, chàng Onegin chỉ biết gục đầu xuống bàn đau khổ. Bắt đầu từ

Evgeny Onegin, văn học Nga có chủ nghĩa hiện thực. Nói như Belinsky:

Evgeny Onegin là “cuốnbách khoa toàn thư về đời sống Nga.”

M.I. Lermontov (1814 - 1841) được coi là học trò kế tục trực tiếp của Pushkin trong địa hạt thi ca. Với những lợi thế có được từ sự chuyển biến xã hội ở thời đại mình, Lermontov đã mạnh dạn xây dựng những vở kịch lên án bọn quý tộc chủ nô, sáng tác những cuốn truyện về phong trào nông dân khởi nghĩa, hay một loạt các bài thơ rực lửa đấu tranh, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần nhân dân Nga, vì tổ quốc Nga vĩ đại. Đọc thơ Lermontov, người ta nhìn ra rất rõ tình yêu quê hương chân thành, thiêng liêng và đúng đắn của một người Nga chân chính, đau nỗi đau của thân tộc và xót xa với nỗi thống khổ tột cùng của nhân dân. Nếu Pushkin còn luôn ngưỡng vọng về một nước Nga phong kiến ở thời hoàng kim thì Lermontov lại hướng đến một nước Nga hoàn toàn của nhân dân, thuộc về nhân dân. Nước Nga của Lermontov là những cánh

đồng Nga bất tận, những gương mặt người nông dân nghèo khổ, là những ngày hội mùa rộn rã nơi thôn quê. “Không thể đòi hỏi gì nữa ở nhà thơ Nga ngoài sự biểu hiện đầy đủ nhất tình yêu trong sạch đối với nhân dân và quan điểm nhân đạo nhất đối với cuộc sống nhân dân” (Dobrolyubov) [23, 213]. Bản trường ca Ác quỷ (1939) là sự tiếp nối tinh thần đấu tranh vì tự do ở bản trường ca Msuri (1839). Nếu ở Msuri, khát vọng tự do được thể hiện bằng một cuộc đào thoát của một tu sĩ trẻ khỏi bốn bức tường tu viện lạnh lẽ xa lạ trên mảnh đất không phải là quê hương mình, bất chấp cả đêm tối, bão tố và muôn vàn trở ngại. Thì ở Ác quỷ, nó là một cuộc nổi loạn thực sự của quỷ dữ chống lại đấng tối thượng sinh ra vạn vật và chống lại ngay cả cái cõi người đầy tội lỗi. Nhân vật quỷ dữ của Lermontov đã trải qua một hành trình dài nhiều biến động trước khi đi tới quyết định cực đoan là phủ định tất cả mọi giá trị cao quý, tốt đẹp. Phải chăng tình yêu con người trong nhà thơ, đến đây, cũng đi tới sự cực đoan vô vọng?

Ở tác phẩm Những linh hồn chết (1842) của N.V. Gogol (1809-1852), người ta cũng thấy một hiện thực nước Nga sa sút và bế tắc với một bộ máy nhà nước cồng kềnh, quan liêu và giả tạo. Nhân vật Chichikov đại diện cho giới công chức lưu manh, muốn chen chân vào cái gọi là lớp quý tộc giàu có bằng thủ đoạn lừa gạt tầm thường. Chichikov có sự nhẫn nại của Akaky Akakyevich trong Chiếc áo khoác, có thói hám danh như Kovalev trong Cái mũi, có sự ranh ma xảo quyệt của Khlestakov trong Quan thanh tra nhưng có một đức tính mà tất cả những nhân vật bên trên không có. Đó là lý tưởng vị tiền: “Mọi thứ đều có thể làm và đạt được bằng đồng kopeck”. Và cái lý tưởng đó dẫn anh ta tới mục tiêu lớn nhất là lừa gạt nhà nước. Như vậy, nhân vật Chichikov đã tiến xa hơn những nhân vật xảo trá khác từng xuất hiện trước đây về bản chất và hành động. Dưới trò lố của y, cả xã hội tư sản nông nô hiện ra rõ nét tới từng ngõ ngách tế nhị nhất của nó, phơi ra những thứ lố

bịch nhất của nó, để, thêm một lần nữa, khẳng định sự mục ruỗng không thể cưỡng lại được của nó. Phải chăng Gogol cười nhạo xã hội loài người đang mòn mỏi, hèn kém và suy đồi đi? Giống như Cervantes từng cười nhạo tinh thần hiệp sĩ rởm trong Donquixote?

Cả Pushkin, Lermontov và Gogol đều hướng tới sự phản ánh một hiện thực nước Nga bề bộn và tăm tối ở trong thời điểm ngày một bế tắc nhất của nó. Nhưng ở cả ba nhà văn này, tình yêu đối với đất nước con người Nga đều không bao giờ vơi cạn. Nó chảy trong tâm hồn họ như một mạch nước ngầm mát trong, thanh sạch giúp đưa họ tới những lý tưởng nhân đạo cao đẹp vì con người. Lý tưởng “tự do” dù được thể hiện ở phương diện nào, tự do cá nhân hay tự do xã hội, thì nó cũng vẫn là mục đích cuối cùng của sự tồn tại con người cũng như tồn tại xã hội. Và tự do cho dân tộc Nga là tự do tuyệt đối nhất, cao quý nhất.

Ở nửa cuối thế kỷ XIX, trên bối cảnh một xã hội bất ổn về chính trị dưới sự trị vì của Nicholas I, văn học hiện thực thực sự có được mảnh đất phát triển màu mỡ nhất. Nhà phê bình Belinsky – người trợ lực cho mọi sáng tạo nghệ thuật thế kỷ XIX - đã kêu gọi các nhà văn hướng ngòi bút của mình đến việc phản ánh những vấn đề xã hội của đất nước như thói ích kỷ, tham nhũng và phải nhận thức được vai trò định hướng của mình trước xã hội. Kế tiếp Belinsky, những nhà phê bình thiên tài như Nikolay Gavrilovich Chernyshevsky (1828–1889) và Nikolay Aleksandrovich Dobrolyubov (1836–1861) đã thuyết phục giới trí thức Nga tin rằng nước Nga hoàn toàn có thể trở thành một phương Tây của Châu Âu. Họ vấp phải sự phản đối của những người luôn bảo lưu truyền thống của nước Nga cổ đại như niềm tin Chính thống giáo và chế độ chuyên chế khắc nghiệt.

Nhưng văn học hiện thực Nga vẫn phát triển như một xu thế tất yếu. Riêng thế kỷ XIX, nước Nga cống hiến cho văn học thế giới rất nhiều tiểu

thuyết đồ sộ trong đó có những bộ được coi là cuốn biên niên sử vĩ đại của thế giới như Chiến tranh và hòa bình hay Sông Đông êm đềm. Những nhà văn Ivan Sergeyevich Turgenev (1818–1883), Fyodor Mikhailovich Dostoevsky (1821–1881) và Lev Tolstoy (1828–1910) cùng với các sáng tác của họ mở ra những cách tiếp cận hiện thực mới và đã thực sự khơi dậy những trào lưu văn học mới trên thế giới. Chủ nghĩa hiện thực Nga đến đây, không chỉ dừng lại ở việc đạt tới những nguyên tắc chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật mà còn hướng tới sự dung hòa các nguyên tắc sáng tác của trào lưu khác, ví như chủ nghĩa tự nhiên, trong văn học.

Những đoạn miêu tả thiên nhiên thơ mộng và cách nhìn trong sâu thẳm tâm hồn con người luôn song hành với nhau trong tác phẩm Bút ký người đi săn (1847–1852) cũng như được sắp đặt cùng với các vấn đề chính trị, xã hội trong hai tiểu thuyết Rudin (1856) và Một tổ quý tộc (1859) của Turgenev. Trong những cuốn tiểu thuyết này, Turgenev đã xây dựng những cặp nhân vật đối xứng nhau về tính cách: nhân vật nam chính có tính cách mềm yếu và nhân vật nữ chính có tính cách cứng nhắc, típ nhân vật tương tự như Eugeny OneginTatiana của Pushkin. Trong tiểu thuyết Đêm trước (1860) Turgenev đã xây dựng một nhân vật nổi loạn dám đứng lên đối đầu với mọi quyền lực. Đến tiểu thuyết hay nhất của Turgenev là Cha và con (1862), người ta mới thấy xuất hiện hình tượng nhà cách mạng đích thực.

Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Những người nghèo khổ

(1846) của Dostoevsky được xây dựng dưới sự ảnh hưởng của hình tượng con người nhỏ bé trong Chiếc áo khoác của Gogol nhưng tiến xa hơn trong việc thể hiện bút pháp hiện thực. Dostoevsky với tư cách là một nhà văn không bao giờ quan tâm tới việc bản thân ông có phải là người phát ngôn cho bất kỳ một giai cấp nào hay không. Mà xa hơn, ông muốn đi tìm “con người bên trong con người”. Trong Tội ác và trừng phạt (1866), anh sinh viên nghèo

Raskolnikov phát điên với cảnh bần hàn của anh ta và lệ thuộc vào học thuyết điên rồ của anh ta rằng tội ác luôn khuyến khích những kẻ bất bình thường đóng vai một kẻ giết người vì tiền. Tiểu thuyết đi sâu vào cuộc đấu tranh bên trong giữa lương tâm của anh ta với các thuyết lý phi đạo đức. Trong Gã khờ

(1868) nhân vật chính Myshkin đã thử kết hợp giữa cuộc đời đầy tội lỗi với những phẩm cách của Chúa; ở đấy Dostoevsky đã phân tích sự tan vỡ tâm hồn bên trong “một con người hoàn toàn tốt đẹp”. Chủ đề của cuốn Anh em nhà Karamazov (1879–1880) cũng tái hiện sự tìm kiếm Chúa và niềm tin vào thế giới ám ảnh với vật chất và sự bất kính, thể hiện trong mối xung đột giữa niềm tin tôn giáo và chính bản thân anh ta, khi anh ta chối bỏ thế giới của Chúa bởi vì nó đầy rẫy sự vô cảm với nỗi thống khổ của loài người.

Không giống như Dostoevsky, L.Tolstoy luôn là một người dẫn dắt sự thật. Bức tranh đời sống trong sáng tác của Tolstoy luôn mới mẻ, sống động nhờ sự quan sát phong phú và tinh tế của ông trước mọi biến thiên dù là nhỏ nhất trong cuộc sống thực. Những tác phẩm đầu tay của Tolstoy chỉ là đề dẫn cho cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hòa bình (1863–1869). Tác phẩm đậm chất sử thi này tập trung phản ánh mối quan hệ giữa năm gia đình trong khoảng thời gian từ 1805-1820. Cuộc chiến chống Napoleon năm 1812 được trình bày trong phối cảnh tư tưởng xã hội đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết học lịch sử, khoa học chiến tranh và các học thuyết về sự tồn tại của con người tự nhiên. Cuốn tiểu thuyết tiếp theo, Anna Karenina (1873–1877), là một trong số những câu chuyện hay nhất về tình yêu và cũng là cuốn tiểu thuyết khắc sâu sự cô độc của con người cá nhân trong xã hội. Tình yêu vị kỷ của nàng Anna Karenina cuối cùng lại đưa tới cho nàng lối giải thoát bằng cái chết chứ không phải một cuộc sống hạnh phúc mà nàng ao ước. L.Tolstoy có vẻ như luôn bị ám ảnh bởi cái chết cũng giống như Dostoevsky luôn bị ám ảnh về sự điên loạn của con người vậy. Nhân vật Andrey trong Chiến tranh và

hòa bình cũng hơn một lần cảm thấy cái chết. Nhân vật Anna Karenina thì có dự cảm về cái chết ngay từ lần đầu tiên nàng đặt chân xuống sân ga. Và cả Andrey, cả Anna trước khi chết đều vùng vẫy chống trả lại cuộc sống, cho đến khi bước vào cái chết, họ lại thức tỉnh, ham sống và ý thức được giá trị cao đẹp của cuộc sống. L.Tolstoy đã đạt tới một chủ nghĩa hiện thực của riêng mình, nói như V.Lenin, là thứ “chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo nhất” (27, tr 153) Ở thể loại truyện ngắn, Anton Pavlovich Chekhov (1860–1904) và Maxim Gorky (Aleksey Maksimovich Peshkov) (1868–1936) là hai nhà văn nổi trội nhất về bút pháp hiện thực. Sáng tác của họ tập trung phản ánh những bất công trong xã hội cũng như thân phận tội nghiệp của những con người dưới đáy tầng xã hội. Bút pháp hiện thực trào phúng của Chekhov gần với bút pháp của Gogol hơn là của Gorky. Vẫn là những nhân vật có xuất thân từ nhân dân lao động, nhưng nhân vật của Chekhov dị thường, thô ráp thậm chí còn kệch cỡm trong khi nhân vật của Gorky, cuối thế kỷ XIX, luôn đẹp đẽ, khỏe khoắn, giàu chất thơ và tràn đầy lý tưởng cao cả. Các nhà phê bình cho rằng, ở giai đoạn này, Gorky hoàn toàn sáng tác theo phong cách lãng mạn nên “chất hiện thực” hầu như không thể hiện rõ. Nhưng có lẽ những sáng tác thuộc địa hạt “chủ nghĩa lãng mạn” này lại là tiền đề cho những sáng tác “hiện thực” sau này của Gorky. Gorky là nhà văn của nhân dân từ trong huyết quản. Bởi lẽ tinh thần lạc quan có trong Gorky là tinh thần lạc quan của nhân dân, niềm tin vào sự trường tồn bất diệt của lý tưởng hướng về chân lý, về ánh sáng, về sự thật có trong Gorky cũng là niềm tin của nhân dân vào một thời khắc đất nước khởi sáng. Boris Sushkov nói rằng “Những nét tiêu biểu cho chủ nghĩa lạc quan kiểu Gorky là sự thẳng thắn và sự tỉnh táo trong thái độ đối với thế giới, là xu hướng không muốn lẩn tránh việc tìm hiểu và diễn tả cái bi kịch và cái bi thảm thường xuyên nảy sinh trong cuộc sống con người. Đồng thời đằng sau dòng hỗn loạn của các biến cố, đằng sau những biểu hiện

rất khác nhau của sự tàn bạo, sự bất công trong cuộc sống, của những bất hạnh, đau khổ và buồn phiền, nhà văn nhìn thấy sự vận động không ngừng, có tính quy luật của những nguyên nhân và hậu quả chuẩn bị điều kiện cho sự loại trừ những đau khổ, bất hạnh ra khỏi tồn tại xã hội của con người.” [2, 369].

Thế kỷ XIX đã kết thúc với một loạt những cuộc cách mạng về văn hóa, với những thành tựu rực rỡ theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa trong thơ, văn xuôi, kịch và phê bình văn học như thế. Đây là thời đại của chủ nghĩa hiện thực và là thời đại nở rộ của văn học hiện thực Nga hướng về nhân dân, hướng về đất nước Nga rộng lớn và giàu văn hóa. Tính nhân dân là đặc điểm nổi trội nhất trong mọi sáng tác văn học dù tác phẩm đó thuộc về phong cách hiện thực hay phong cách lãng mạn. Tính nhân dân thể hiện không phải ở việc các nhà văn đã gắng công phản ánh hiện thực đời sống nhân dân Nga dưới sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) motip kitô giáo trong anh em nhà karamazov của f dostoevsky (Trang 34)