Những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật trong mố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) motip kitô giáo trong anh em nhà karamazov của f dostoevsky (Trang 78)

Chương 2. Hệ thống quan điểm triết-mỹ của F Dostoevsky

3.3. Những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật trong mố

mối liên hệ với Kinh Thánh.

Trong bài luận “The Brothers Karamazov as trinitarian theology” (tạm dịch là Tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov như là một học thuyết Ba ngôi) in ở cuốn “F.Dostoevsky and the Christian Tradition” (tạm dịch là F.Dostoevsky và Truyền thống Kitô giáo) [37, 134], bằng cách định tính, David S Cunningham chỉ ra motip “con số 3” xuất hiện lặp lại trong tiểu thuyết như một “tín hiệu” chỉ dẫn độc giả hướng tới “trinitarian theology – thuyết Ba ngôi” được ám chỉ trong hình tượng song chiếu giữa ba anh em nhà Karamazov với ba phần bản thể của Đức Chúa Jesus Kitô – Cha, Con, Thánh thần.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý tới “con số 3” xuất hiện nhiều lần trong cuốn tiểu thuyết này của Dostoevsky: trong buổi họp mặt ở tu viện có 3 đại diện cho tầng lớp trên của xã hội là nhà thờ, địa chủ và trí thức, có 3 cuộc tranh luận gay gắt (giữa Fiodor và Trưởng lão Zosima, Ivan và Trưởng lão Zosima, Dmitri và Fiodor); 3 lời xưng tội của Dmitri; 3 nỗi khổ tâm của Dmitri; 3 lần Ivan gặp Smerdyakov; 3 lần Alyosha bị cám dỗ (Rakitin, Cha Ferapon, Grushenka); Dmitri căm thù cha vì 3000 roub; Smerdyakov giết Fiodor bằng cách 3 lần đập cái gạt tàn vào gáy Fiodor cướp đi 300 roub, Dmitri sỉ nhục Catiana vì 300 roub; Dmitri bị bắt và bị đưa đi bằng một cỗ xe tam mã; Fiodor có 3 người con hợp pháp; Dmitri, Ivan và Alyosha; Alyosha có 3 lần trải nghiệm về sự tồn tại của Chúa; cuộc đời của Trưởng lão Zosima cũng trải qua 3 lần giác ngộ (người anh trai yểu mệnh, cuộc đọ súng, người khách lạ); lời đề từ của tác phẩm cũng được tìm thấy 3 lần trong văn bản. Ý nghĩa về sự tồn tại của “bộ ba” lớn nhất là trong hình tượng 3 anh em nhà Karamazov – 3 người con hợp pháp của Fiodor và là 3 nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Mặc dù ở phần mở đầu tiểu thuyết, Dostoevsky giới thuyết rằng Alyosha là nhân vật chính nhưng trong toàn bộ tiểu thuyết, chúng ta thấy rằng cả 3 nhân vật Dmitri, Ivan và Alyosha đều có vai trò tương đương nhau. Bộ ba nhân vật này đến cuối tiểu thuyết cũng có 3 kết thúc khác nhau và câu chuyện của họ trong tiểu thuyết cũng hoàn tất theo 3 cách khác nhau. Thế nên sẽ có 3 cách kể lại tiểu thuyết theo 3 nhân vật chính. Tính cách của từng người trong bộ ba nhân vật Dmitri, Alyosha và Ivan đều có sự “đối ngược” với người kia tạo thành 3 cặp song trùng. Tính cách duy cảm của Alyosha đối ngược với tính cách duy lý của Ivan; tính hiền lành, trong sáng của Alyosha đối ngược với tính thô lỗ, bạo lực của Dmitri; tình yêu đầy mưu toan của Dmitri đối ngược với tình yêu cao thượng của Alyosha; tính vô thần của Dmitri đối ngược với niềm tin tuyệt đối của Alyosha; lối sống phụ thuộc và buông thả của Dmitri đối ngược với lối sống độc lập và tự chủ của Ivan; sự hoài nghi của Ivan đối ngược với niềm tin của Alyosha; lý tưởng xã hội vô chính phủ của Ivan cũng đối ngược với lý tưởng thế giới đại đồng của Alyosha… Những kiểu tính cách trái ngược này mặt khác lại bổ khuyết cho nhau và hoàn thiện “đặc tính Karamazov” mà tiền thân của họ là người bố Fiodor. Dmitri được coi là có tính cách gần với Fiodor nhất nhưng Ivan lại là người Fiodor kiêng nể nhất, Alyosha là người Fiodor yêu quý nhất. Tương ứng với ba thuộc tính của Chúa ba ngôi, Dmitri biểu trưng cho sự tồn tại với nghĩa thuần túy vật chất – phần Con người của Đức Chúa, Ivan biểu trưng cho sức mạnh lý trí – phần Tinh thần của Đức Chúa, Alyosha biểu trưng cho lòng nhân hậu và cao thượng – phần Thánh thần của Đức Chúa. Nỗi thống khổ của Dmitri cũng biểu trưng cho nỗi thống khổ của Đức Chúa, sự cứu rỗi cuối cùng của Ivan cũng biểu trưng cho tình yêu của Đức Chúa, lòng bác ái của Alyosha đối với con người cũng biểu trưng lòng bác ái của Đức Chúa. Có thể nói bộ

ba anh em nhà Karamazov là bộ ba bản thể của Chúa Jesus và là ba thuộc tính tiêu biểu nhất của Đức Chúa là tự do, bác ái và đại đồng.

Với sự song chiếu của của ba hình tượng này tương ứng ba bản thể của Chúa Jesus, Dostoevsky một lần nữa đã khẳng định bản thể con người trong hình tượng Đức Chúa, đưa bản thể Thần Thánh đến gần với bản thể con người và gắn bản thể tinh thần vào Con Người. Thông qua hình tượng con người thần thánh, Dostoevsky cũng một lần nữa khẳng định “con người là đẹp nhất” và “con người là toàn vẹn nhất”. Ở sự song chiếu hình tượng này, Dostoevsky cũng thể hiện tính “hòa giải Nga” rõ ràng nhất. Những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội thể hiện trong nội tâm cả ba nhân vật cũng biểu trưng cho sự “lưỡng phân” trong dân tộc Nga khi nó đứng giữa phương Đông và phương Tây và khi nó đang loay hoay dung hòa tố chất phương Đông trong bản tính phương Tây hay ngược lại của mình. Các nhân vật trong tiểu thuyết, cả nhân vật chính và nhân vật phụ, đều muốn triệt tiêu con người cá nhân để hướng tới con người xã hội. Trên hết, họ luôn ham muốn kiếm tìm một thế giới đại đồng của tình bằng hữu và tự do tinh thần. “Cộng đồng mà các nhân vật của Dostoevsky hướng tới không phải là cộng đồng xã hội mà là cộng đồng tôn giáo; họ không tìm kiếm xã hội; họ tìm kiếm tình huynh đệ phổ biến.”[19, 59]. Đó là tinh thần và thế giới của Chúa Jesus được rao giảng trong các bài giảng về Nước Trời.

Sự ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật còn được thể hiện ở motip kẻ song trùng. Dostoevsky ưa sự đối sánh nên các nhân vật của Dostoevsky luôn có phản biện của nó. Điều này cũng góp phần tạo nên tính đa thanh mà Bakhtin đã phân tích trong chuyên khảo Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Dostoevsky. Bakhtin nhấn mạnh tính đa thanh, coi kỹ thuật xây dựng “đối thoại” là tiền đề cho mọi cách thể hiện hình tượng hay tư tưởng nghệ thuật của Dostoevsky. Ngay cả phương thức cacnavan hóa cũng được

coi là một biểu hiện khác của tính đa thanh. Đối thoại – trong motip kẻ song trùng – là sự phản biện và đối chất. Ở bề nổi, sự phản biện này xảy ra giữa hai nhân vật có tính cách đối ngược nhau luôn dùng lý lẽ để chỉ ra điểm “không đúng” của người kia. Nhưng ở bề sâu tư tưởng, đây thực chất là sự va chạm giữa các luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội. Chúng ta thấy điều này rất rõ trong phần huyền thoại Viên đại pháp quan của Ivan.

Huyền thoại về Viên đại pháp quan là tác phẩm lớn nhất của Ivan, tập trung mọi sự mâu thuẫn về tư tưởng “vô thần” và “có thần” cũng như sự hoài nghi đặc trưng của lớp “trí thức mới” như Ivan trong xã hội. Khi kể cho Alyosha, Ivan gần như đang độc thoại với chính bản thân mình về chính cái huyền thoại đang kể. Viên đại pháp quan của Ivan nói rất nhiều về chủ nghĩa vô thần, về tự do, luật pháp… trước một đối tượng đặc biệt là Chúa. Chúa chỉ im lặng. Bằng huyền thoại, Ivan đã chứng minh rằng tòa án giáo hội đã làm được nhiều điều cho loài người hơn là Chúa trời. Tòa án chứ không phải Chúa sẽ thiết lập “tình yêu” trên thế giới này bằng sự công bằng. Viên đại pháp quan và Chúa trong huyền thoại là một cặp tương phản. Ivan – người kể huyền thoại và Alyosha – người nghe huyền thoại cũng là một cặp tương phản. Ivan đưa ra lý tưởng “mọi điều đều có thể làm” và Alyosha phản biện lại lý tưởng đó bằng chân lý tình yêu của đức tin. Về bản chất Viên đại pháp quan và Chúa trong câu chuyện huyền thoại là một cặp song trùng đối ngược và phản biện lẫn nhau. Cũng như Ivan và Alyosha trong tiểu thuyết cũng là một cặp song trùng xét trên quan niệm về đức tin.

Ivan có một kẻ song trùng đặc biệt khác là Quỷ. Trong hai lần tranh biện, Quỷ đều đứng ở vị thế diễn giả, diễn thuyết về sự tồn tại vừa độc lập vừa phụ thuộc của nó vào cuộc sống người, đặc biệt là cuộc sống tinh thần. Quỷ có vẻ ngoài của một kẻ thượng lưu hạng xoàng và một tâm hồn “ăn cắp”. Những lời Quỷ nói với Ivan, cuối cùng không ngoài luận thuyết “tất cả đều có

thể làm” của chính Ivan, thậm chí nó còn trích dẫn nhiều lời nói của Ivan, nhiều tư tưởng của Ivan làm tiền đề cho lý luận của mình. Ivan ngạc nhiên khi nhận ra bản thân anh ta trong Quỷ và đến cuối cùng thừa nhận dù có cố tình xua đuổi thì Quỷ vẫn tồn tại như là một phần con người anh ta, không tách rời bản thể anh ta. Sau này, Smerdyakov, khi đi đến cuối cùng hình tượng của nó, cũng là một con quỷ khác bên cạnh con Quỷ trong cơn ác mộng của Ivan.

Smerdyakov là 1 người hầu, không có quyền tự trị và sống phụ thuộc vào sự tin cậy của chủ. Trong xã hội Nga, người hầu được sống trong nhà quý tộc nhưng không thuộc cùng đẳng cấp với giới quý tộc. Smerdyakov có mối liên hệ gần với Fyodor không phải vì nguồn gốc mà là vì sự tin cậy có được từ Fyodor đối với một kẻ đầy tớ tuyệt đối trung thành. Smerdyakov phần nào đó còn là kẻ kế nghiệp của Fyodor vì ông ta cũng có xuất thân là 1 người đầy tớ. Giống như Fyodor khi còn trẻ, Smerdyakov cũng mong muốn có được một cơ ngơi riêng khi về già. Nếu đối với Fyodor, tên đầy tớ trung thành chỉ là một nguồn sinh lợi thì với Smerdyakov, cái vị thế đó lại mang đến một phần giá trị của chính bản thân anh ta. Anh ta nuôi dưỡng cảm giác rằng anh ta là người “được chọn” để giải phóng thế giới này nên anh ta xa lánh mọi người và luôn nhìn người khác với thái độ kiêu ngạo. Cái chết của Smerdyakov là sự tự hủy diệt phần thú tính trong tính cách Karamazov và sự tự kết liễu của kẻ chủ mưu giết người. Cái tên của anh ta có nghĩa là “mùi của xác chết” và cũng có nghĩa là “thân phận nô lệ”. Trong khi những thành viên nhà Karamazov khác đều có những hành động dị thường gây ấn tượng như Dmitri gây sự ở quán rượu, Ivan nổi tiếng về các lý luận vô thần, Alyosha từ bỏ cuộc đời giàu có để vào tu viện thì Smerdyakov vẫn trung thành với vai trò là kẻ nô bộc từ đầu tới cuối tiểu thuyết. Nhưng Smerdyakov là kẻ thẳng thắn và trung thực nhất với tất cả sự vô thần, thú tính của mình. Smerdyakov luôn nói thật và nói thẳng tất cả những gì mình nghĩ nhưng không muốn chịu trách nhiệm

về hành vi của mình. Thế nên mặc dù viên biện lý đã muốn tìm động cơ giết người của anh ta nhưng mọi chứng cứ từ hiện trường đều bảo vệ anh ta. Smerdyakov có phần giống như viên đại pháp quan, nổi loạn và chống lại tất cả. Trong chương “Nói chuyện với người thông minh thật thú vị”, Fyodor – lão già dâm dục nhưng tinh mắt đã nhận ra sự ngưỡng mộ của Smerdyakov đối với Ivan khi Smerdyakov gặp Ivan ở bàn ăn. Smerdyakov đã luôn sùng bái trí tuệ của Ivan suốt chiều dài tiểu thuyết. Cách nói năng đầy lý lẽ cũng như cách viện dẫn các đoạn thơ, kịch của Smerdyakov cũng là cách “học đòi” từ Ivan. Smerdyakov tỏ ra là một bản thể sao chép của Ivan và từ sự sùng bái Ivan, Smerdyakov đã biến chân lý “tất cả đều có thể làm” của Ivan thành sự thật. Chính Smerdyakov cũng thừa nhận điều này trong lần gặp cuối cùng với Ivan, rằng âm mưu giết người của anh ta là do được gợi ý từ Ivan, cơ hội để anh ta thực hiện hành vi giết người cũng là do Ivan đem đến. Nhưng Smerdyakov chỉ thừa nhận mình là kẻ đồng lõa chứ không phải là thủ phạm. Cuối cùng, Smerdyakov vẫn là một nô bộc trong tư tưởng (phụ thuộc vào Ivan) lẫn thân phận (phụ thuộc vào Fiodor). Smerdyakov là kẻ song trùng với Ivan, cũng như Quỷ, vì tư tưởng của anh ta là học được một cách máy móc từ tư tưởng của Ivan và về mặt huyết thống anh ta cũng là anh em với Ivan.

Cặp song trùng Ivan – Quỷ/Smerdyakov đồng nhất với cặp Chúa – Quỷ trong Phúc Âm. Trong Phúc Âm, Quỷ xuất hiện và 3 lần thử thách Chúa Jesus. Chúa Jesus cũng chữa bệnh cho nhiều người bị quỷ ám. Mọi việc làm hành đạo của Chúa Jesus cũng nhằm mục đích chống lại Quỷ, dẫn dụ con người rời xa vương quốc của Quỷ đến với Nước Chúa. Chân lý tình yêu sẽ cứu chuộc mọi tội lỗi của Chúa cũng là vũ khí để chống lại sức mạnh của Quỷ. Các cặp hình tượng tương phản như vậy, xét đến cùng, vẫn là kết quả của hệ thống đối thoại mà Dostoevsky sử dụng. Qua những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật so với Kinh thánh, Dostoevsky đã cụ thể hóa

hình ảnh Đức Chúa của mình. Với Dostoevsky, Đức Chúa là Con người và là một Con người thần thánh.

3.4. Sử dụng trực tiếp biểu tượng từ Kinh Thánh

Bên cạnh việc sử dụng những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật so với Kinh Thánh, Dostoevsky cũng sử dụng trực tiếp những hình tượng của Kinh Thánh khác như một thủ pháp phục vụ hữu hiệu cho việc chuyển tải tư tưởng của mình. Ngoài những biểu tượng thường gặp như nhà thờ, sách thánh, cầu nguyện, cây thánh giá… xuất hiện dày đặc trong tác phẩm, hình tượng Đức mẹ và hình tượng Chúa hài đồng được Dostoevsky thể hiện sống động nhất.

Hình tượng Đức mẹ hiện thân trong hình ảnh người mẹ của Alyosha và thánh hài – người mẹ điên của Smerdyakov.

Mẹ Alyosha Mẹ Smerdyakov

Anh nhớ như in một chiều hè êm ả, cửa sổ mở, ánh tà dương chênh chếch, trong góc phòng một bức ảnh thánh với cây đèn thờ thắp sáng ở phía trước và mẹ anh quỳ trước bức ảnh, khóc nức nở như lên cơn thần kinh, gào rú, bồng anh trên tay, ôm ghì lấy anh làm anh đau cả người và cầu khấn Đức Mẹ Đồng Trinh ban ơn lành cho anh, hai tay nâng bổng anh lên gần bức ảnh như dâng anh cho Mẹ che chở…

[39, 26]

Cô Lizaveta Xmeriasaia này vóc người rất nhỏ bé…. Khuôn mặt con gái đôi mươi khỏe mạnh, bầu bĩnh và hồng hào, hoàn toàn ngây độn; mắt nhìn trân trân đến khó chịu, nhưng hiền lành. Suốt đời đông cũng như hè, cô ta đi chân đất, mặc độc một chiếc áo sơ mi bằng vải thô…. Nhưng cô gái ít khi về nhà, bởi vì cô được cả thành phố cho ăn, coi cô là một “thánh hài” trời sinh.

[39, 150]

là biểu tượng dùng để chỉ những nhà tu khổ hạnh bị điên hoặc giả vờ bị điên, có tài tiên tri. Mẹ của Alyosha và mẹ của Smerdyakov đều mắc chứng điên, có bản tính hiền lành và một đời sống khổ hạnh. Mẹ của Alyosha vừa gợi hình ảnh của Đức Mẹ (sinh ra Chúa) vừa là một thánh hài giống như mẹ của Smerdyakov.

Chúng ta còn tìm thấy hình tượng “thánh hài” trong hình ảnh của Đức Cha Ferapont. Cha Ferapont là một nhà khổ tu “luôn nhìn thấy quỷ ngồi trong xó nhà”. Cha Ferapont có đời sống tu hành khắc nghiệt và khác với Trưởng lão Zosima, ông cay nghiệt và luôn có những hành động kỳ quặc. Tuy vậy, ông luôn được kính trọng bởi người ta cho rằng ông có thể nói chuyện với Chúa. Nhân vật Fiodor cũng từng nhận mình là một “thánh hài” trong khi diễn thuyết trước Trưởng lão Zosima ở cuộc họp mặt trong tu viện. “Tôi là một thằng hề chính cống, bẩm sinh, trình Cha, thì cũng nhưng một thánh hài ấy mà. Tôi không chối cãi rằng có lẽ quỷ nhập vào tôi, nhưng là loại quỷ cỡ nhỏ thôi, nếu là cỡ quan trọng hơn thì nó đã chọn nơi trú ngụ khác.” [40, 61] Trong bản chất, thánh hài là sự kết hợp của quỷ và nhà tiên tri nên ở phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) motip kitô giáo trong anh em nhà karamazov của f dostoevsky (Trang 78)