.6 Biến động tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 43 - 52)

Chỉ tiêu 2010 – 2009 2011 – 2010 2012 – 2011 2013 – 2012 +/- % +/- % +/- % +/- % Tổng lượng khách du lịch 1,2 20 1,1 13,4 1,1 13,7 1,1 15,2 Khách du lịch nội địa 1,21 21,8 0,96 22,3 1,21 22,7 1,19 21,5 Khách du lịch quốc tế 1,09 19,6 1,17 17,0 1,08 10,8 1,27 27,9

Theo số liệu Bảng 2.6 ta có thể nhìn nhận những biến động trong tổng lượt khach lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 bằng số liệu.

Như vậy, tổng lượt khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 tăng trong cả giai đoạn. Mặc dù tốc độ tăng có giảm dần từ năm 2010 đến năm 2013, nhưng xét tình hình chung, các con số thống kê ghi nhận sự tăng trưởng trong tồng lượt khách du lịch nội địa đến Hà Nội.

Từ Bảng 2.5, ta cũng có Hình 2.1 dưới đây biểu diễn những biến động trong tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.

Từ Bảng 2.5, ta có Bảng 2.7 dưới đây biểu diễn cơ cấu lượt khách sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn giai đoạn 2009 – 2013.

12.3 13.44 14 16.5 18.5 0 5 10 15 20 Triệu lượt 2009 2010 2011 2012 2013

Biến động trong lượt khách du lịch đến với Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013

Bảng 2.7. Cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng lượt khách tham quan và sử dụng các loại hình du lịch 100% 100% 100% 100% 100% Du lịch văn hóa, lịch sử 30,91 31.26 31,14 32,02 33,31 Du lịch MICE 9,32 10,06 9,01 9,60 10,22 Du lịch sinh thái 4,24 4,45 4,01 4,63 5,03 Du lịch làng nghề - phố nghề 20,96 21,16 20,44 21,01 22,42 Du lịch thể thao 6,35 7,63 6,96 7.33 8,02 Khác 28,22 25,04 28,44 25,41 21

Nguồn: Số liệu Sở Văn hóa , Thể thao và du lịch Hà Nội

Thông qua Bảng 2.7, có thể thấy:

- Du lịch văn hóa, lịch sử

Trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử là 30.91%, tăng lên 31,26% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 31,14%, năm 2012 là 32,02% và năm 2013 là 33,31 %.

- Du lịch MICE

Năm 2009, trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch MICE là 9,32%, tăng lên 10,06% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 9,01%, năm 2012 là 9,60% và năm 2013 là 10,22 %.

- Du lịch sinh thái

Trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các

sản phẩm du lịch sinh thái là 4,24%, tăng lên 4,45% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 4,01%, năm 2012 là 4,63% và năm 2013 là 5,03%.

- Du lịch làng nghề - phố nghề

Năm 2009, trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch làng nghề - phố nghề là 20,96%, tăng lên 21,16% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 20,44%, năm 2012 là 21,01% và năm 2013 là 22,42 %.

- Du lịch thể thao

Trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch thể thao là 6,35%, tăng lên 7,63% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 6,96%, năm 2012 là 7,33% và năm 2013 là 8,02 %.

- Loại hình du lịch khác

Năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch khác là 28,22%, tăng lên 25,04% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 28,44%, năm 2012 là 25,41% và năm 2013 là 21%.

Như vậy, có thể thấy cơ cấu khách du lịch sử dụng các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn này có mức tăng đều từ năm 2009 – 2013, biểu hiện ở tỉ trọng cơ cấu khác hàng năm và tỉ lệ khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch khác giảm dần.

Đặc biệt, năm gần đây nhất, 2014, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,5 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt mốc 3 triệu lượt người, tăng 16% so với năm trước, tăng 200.000 lượt khách so với kế hoạch năm. Điều này cho thấy, có sự tăng trưởng mạnh trong tổng lượt khách quốc tế đến Hà Nội. Theo thống kê, khách nội địa đến Hà Nội đạt tới 15,5 triệu lượt người, tăng 11% so với năm trước, tăng 100.000 lượt khách so với kế hoạch năm.

Thông qua những phân tích và đánh giá về số lượng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013, có thể thấy:

Thứ nhất, tổng số lượng lượt khách du lịch đến Hà Nội tăng trưởng mạnh trong suốt giai đoạn 2009 – 2013, xét cả về lượng khách quốc tế và khách nội địa.

Thứ hai, tổng số lượng lượt khách du lịch sử dụng các gói sản phẩm du lịch từ du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề - phố nghề, đến du lịch thể thao và các loại hình du lịch khác đều tăng lên trong suốt giai đoạn.

Thứ ba, trong cơ cấu lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013, phân theo loại hình du lịch, du lịch văn hóa – lịch sử chiếm tỷ trọng gần 80%. Đây là con số khá cao. Điều này cho thấy: Loại hình du lịch văn hóa là loại hình du lịch được Thành phố quan tâm phát triển hàng đầu.

Thứ tư, xét về loại hình du lịch văn hóa – lịch sử, tổng lượt khách sử dụng loại hình này tăng đều, ổn định đồng thời chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội. Như vậy, kết quả phát triển du lịch văn hóa – lịch sử tại Hà Nội về cơ bản đã đạt được những kết quả tốt, và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công này nằm ở hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Hà Nội trong những năm qua.

* Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa

Tiêu chí thứ 2 được sử dụng để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Hà Nội là sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa. Tiêu chí này sẽ được làm rõ trong phần 2.4.2 của luận văn này.

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

Đơn vị tính: %

(1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) Nội dung tham quan 9,7 0,0 90,3 3,8 3,8 92,3 11,1 0,0 88,9

Đáp ứng nhu cầu 19,4 0,0 80,6 7,7 3,8 88,5 11,1 3,7 85,2 Nhân viên 6,5 0,0 93,5 11,5 7,7 80,8 7,4 0,0 92,6 Lối đi 6,5 3,2 90,3 7,7 0,0 92,3 11,1 3,7 85,2 Giao thông 9,7 3,2 87,1 7,7 3,8 88,5 11,1 7,4 81,5 An ninh 6,5 3,2 90,3 3,8 3,8 92,3 7,4 3,7 88,9 An toàn thực phẩm 3,2 0,0 96,8 3,8 3,8 92,3 7,4 7,4 85,2 Môi trường 9,7 3,2 87,1 7,7 3,8 84,6 3,7 3,7 92,6 Giá vé 12,9 0,0 87,1 3,8 3,8 92,3 3,7 3,7 92,6 lưu trú 6,5 0,0 93,5 3,8 3,8 92,3 7,4 0,0 92,6

Nguồn: Qua thống kê bảng hỏi – tháng 10/2015

Trong đó: (1): Không quan tâm; (2): Không hài lòng; (3): Hài lòng và rất hài lòng.

Như vậy, từ bảng 2.8 ta có thể phân tích về mức độ hài lòng và không hài lòng của khách thăm quan như sau:

- Mức độ hài lòng và rất hài lòng của khách du lịch tại ba điểm khảo sát chiếm tỉ lệ đa số trong các mức đánh giá của phiếu khảo sát.

Nhìn chung ở ba điểm nghiên cứu, đều nhận được mức độ hài lòng và rất hài lòng ở tất cả các hạng mục điều tra, với số phiếu lên đến trên 80%. Như vậy có thể nói, hầu hết khách du lịch đến thăm quan tại điểm nghiên cứu này đã có những phản hồi và đánh giá tích cực về các điểm du lịch, Đặc biệt tại Văn Miếu, trên 90% các du khách được hỏi đều cho ý kiến hài lòng về nội dung thăm quan, nhân viên phục vụ, đường đi lối lại, an ninh, an toàn thực phẩm và lưu trú tại điểm nghiên cứu.

Tương tự như vậy có thể thấy tại điểm thăm quan Hồ Gươm có 92,3% khách được hỏi hài lòng và rất hài lòng ở từng tiêu chí về nội dung tham quan, an ninh, giao thông, dịch vụ lưu trú và giá vé. Tuy nhiên ở khu vực Hồ Gươm, số

lượng khách du lich hài lòng với nhân viên phục vụ chỉ đạt 80,8% khi so sánh với hai điểm du lịch là Văn Miếu và Lăng Bác.

Ở khu vực Lăng Bác, mức độ hài lòng của khách du lịch được thấy rõ ở các tiêu chí Môi trường, Giá vé và dịch vụ lưu trú.

Cụ thể, ở Văn Miếu Quốc tử giám có 96,8% khách được hỏi hài lòng về an toàn thực phẩm, 93,5% hài lòng và rất hài lòng về đội ngũ nhân viên và 93,5% hài lòng về dịch vụ lưu trú. Ở di tích Hồ Gươm có 92,3% khách được hỏi hài lòng và rất hài lòng trong từng tiêu chí nội dung tham quan, lối đi,giao thông, giá vé và dịch vụ lưu trú.Ở cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có 92,6% khách được hỏi hài lòng và rất hài lòng về các tiêu chí đội ngũ nhân viên, an ninh, giá vé và dịch vụ lưu trú.

- Mức độ không hài lòng của khách du lịch tại ba cụm di tích được khảo sát: thực tế chỉ có dưới 10% khách được hỏi thể hiện mức độ không hài lòng. Mặc dù số du khách không hài lòng ít, nhưng có thể chỉ ra số khách không hài lòng này tập trung ở khu vực Lăng Bác và Văn Miếu. Sự không hài lòng của khách du lịch chủ yếu tập trung vào các tiêu chí về nhân viên phục vụ tại Hồ Gươm và an toàn thực phẩm và giao thông tại khu vực điểm Lăng Bác. Cụ thể, ở khu vực Văn Miếu có 3,2% khách du lịch được hỏi không hài lòng về lối đi, giao thông và an toàn thực phẩm tại điểm du lịch này. Ở khu vực Lăng Bác có 7,4% khách được hỏi không hài lòng về giao thông và an toàn thực phẩm. Ở Hồ Gươm có 7,7% khách được hỏi không hài lòng về chất lượng đội ngũ nhân viên.

- Mức độ không quan tâm đến các tiêu chí đánh giá chất lượng điểm di lịch tại ba điểm khảo sát: Nhìn chung, mặc dù mức độ không quan tâm của du khách đến từng tiêu chí đánh giá không nhiều, ở tất cả các điểm nghiên cứu, tỷ lệ trả lời không quan tâm nhỏ hơn 20% tổng số phiếu điều tra. Nhưng cũng có thể thấy rõ, tỷ lệ này tập trung nhiều ở tiêu chí đáp ứng nhu cầu và giá vé ở khu vực Văn Miếu. Cụ thể Ở Văn Miếu và cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí

Minh có 9,7% số khách thể hiện sự không quan tâm đến từng tiêu chí về nội dung tham quan, giao thông, đánh giá về giá vé của di tích Văn Miếu có 12,9% khách được hỏi thể hiện sự không quan tâm đến giá vé. Đặc biệt khách du lịch nội địa đến Văn Miếu có 19,4% khách được hỏi không quan tâm đến chất lượng đáp ứng nhu cầu. Ở điểm du lịch Hồ Gươm, đánh giá mức độ không quan tâm của khách du lịch tập trung chủ yếu ở các tiêu chí về môi trường, giao thông,lối đi và chất lượng nhân viên. Cụ thể: Về giao thông có 7,7% khách được hỏi, về chất lượng nhân viên có 11,5% khách được hỏi, về môi trường và lối đi trong điểm du lịch có 7,7% khách được hỏi bày tỏ sự không quan tâm.

Những đánh giá hài lòng của khách du lịch về các chính sách giá và môi trường du lịch cũng cho thấy sự tin cậy của khách du lịch khi đến với Hà Nội. Thống kê cụ thể về sự hài lòng của khách du lịch sẽ được trình bày ở phần 2.3.2 của luận văn, sau khi thống kê và xử lý số liệu.

* Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.

Bảng 2.5 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 GDP toàn thành phố 65.401 73.487 80.225 87.505 92.110 GDP khách sạn - nhà hàng 2.058 2.600 3.040 3.310 3.539 Tỷ trọng GDP du lịch trong 3,15% 3,50% 3,78% 3,78% 3,84%

GDP toàn thành phố

Tổng thu từ du lịch 24.000 27.000 29.160 31.150 38.500

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Hà Nội, tổng thu từ du lịch của Hà Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 24,6%/năm: năm 2009 đạt 24.000 tỷ (tăng 10,8% so với năm 2008), năm 2010 đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2009.

Cụ thể, tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện như sau:

- Doanh thu toàn ngành du lịch

Doanh thu toàn ngành du lịch năm 2009 là 24.000 tỷ đồng, tăng lên 27.000 tỷ đồng năm 2010, tăng tương đương 12,5% so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này là 29.160 tỷ đồng, tăng tương đương 8% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội đạt 36.000 tỷ đồng, tăng tương đương 23,4% so với năm 2011, và năm gần đây nhất, 2013, doanh thu đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012.

Đặc biệt, năm 2013, doanh thu toàn ngành du lịch Thủ đô đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012. Trong năm 2013, Hà Nội đạt được nhiều danh hiệu do các tạp chí hàng đầu châu Á như TripAdvisor, Smart Travel Asia bình chọn như xếp thứ 2/25 trong bảng danh sách điểm đến hàng đầu châu Á, xếp thứ 8/25 điểm du lịch hàng đầu thế giới năm 2014…

- Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế năm 2009 là 256 doanh nghiệp, tăng lên 261 doanh nghiệp năm 2010, tăng tương đương 1,9% so với năm 2010. Sang năm 2011, con số này là 288 doanh nghiệp, tăng tương đương 3,4% so với năm 2010. Năm 2012, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội đạt 292 doanh nghiệp, tăng tương đương 1,3% so với năm

2011, và năm gần đây nhất, 2013, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội đạt 302 doanh nghiệp, tăng 3,2% so với năm 2012.

Trong đó, năm 2014, địa bàn Hà Nội có trên 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các đơn vị này đã hoạt động sáng tạo trong xây dựng các tour – tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch tại Thủ đô, đặc biệt là các tour, tuyến du lịch văn hóa.

- Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa

Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa năm 2009 là 72 đơn vị, tăng lên 82 doanh nghiệp năm 2010, tăng tương đương 3,8% so với năm 2009. Năm 2012, số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa tại Hà Nội là 91 doanh nghiệp, tăng tương đương 9,7% so với năm 2010, và năm 2013, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế đạt con số 100 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với năm 2012.

Đặc biệt, năm 2014, theo thống kê, địa bàn Hà Nội có gần 100 doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 43 - 52)