Nhóm Mục tiêu Chỉ tiêu quan trọng nhất để lựa chọn Các thủ tục đòi hỏi Các công nghệ dẫn dắt Có các thành tựu công nghệ hàng đầu để xuất khẩu
Tối đa lợi nhuận trong ngoại thƣơng Dự báo; Đánh giá; NC&TK; Marketing Các công nghệ thúc đẩy
Có công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách công nghệ Cực đại lợi ích, cực tiểu chi phí Thông qua CGCN; Đánh giá và thích nghi công nghệ Các công nghệ phát triển Có đƣợc các công nghệ có giá trị để thỏa mãn nhu cầu của đại đa số thông qua
công nghệ nội sinh
Cực tiểu biến đổi đột ngột trong
công nghệ truyền thống
Thông tin; Đánh giá; Thích nghi và
đổi mới
Nguồn: Giáo trình Quản lý công nghệ, Nguyễn Đăng Dậu (2013)
1.2.2.3. Một số phƣơng pháp lựa chọn công nghệ thích hợp
Để có thể tìm ra công nghệ nào là tốt nhất, phù hợp nhất trong danh mục các công nghệ đạt tiêu chuẩn, có bốn phƣơng pháp lựa chọn:
- Lựa chọn công nghệ theo hàm lƣợng công nghệ: Công nghệ nào có hiệu suất hấp thụ lớn hơn sẽ là công nghệ đƣợc lựa chọn.
- Lựa chọn công nghệ theo các chỉ tiêu tổng hợp: Căn cứ vào các điều kiện thực tiễn, để lựa chọn một công nghệ cần xem xét, đánh giá và thỏa mãn rất nhiều yếu tố: Kinh tế, kỹ thuật, tài nguyên, môi trƣờng… và xét tổng thể công nghệ trong mối tƣơng quan giữa các yếu tố này. Phƣơng pháp này không chỉ tính toán một cách độc lập, đồng thời các giá trị đặc trƣng của công nghệ mà còn đƣa ra các thông số tổng hợp của các đặc trƣng này cho mỗi phƣơng án đƣợc đƣa ra xem xét.
- Lựa chọn công nghệ theo công suất tối ƣu: Phƣơng pháp lựa chọn này thƣờng đƣợc áp dụng trong giai đoạn xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, vì chủ yếu dựa vào số liệu báo cáo và điều tra thị trƣờng.
- Lựa chọn công nghệ theo nguồn lực đầu vào: Để đạt đƣợc một hàm mục tiêu nhất định, có thể sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Có hai nguồn lực đầu vào chính cần xem xét là vốn và lao động. Việc cần thiết nhất là loại bỏ các công nghệ kém hiệu quả trong số danh mục các công nghệ đã chọn.
1.2.2.4. Quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH
Đứng ở góc độ của nhà chuyên môn, trƣớc khi tiến hành đánh giá công nghệ xử lý CTRSH, chuyên gia phân tích công nghệ cần xác định môi trƣờng công nghệ hiện tại, sau đó tiến hành đánh giá các công nghệ một cách tổng quan (bao gồm các mặt kỹ thuật, tài chính, các tác động đến môi trƣờng của công nghệ…) nhằm đƣa ra kết luận về khả năng thực thi của các công nghệ trong thực tế và tiềm năng phát triển của công nghệ trong tƣơng lai; từ đó đƣa ra kết luận lựa chọn công nghệ xử lý nào là khả thi nhất.
Trên phƣơng diện của nhà quản lý công nghệ, hoạt động lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH chính là việc tìm ra công nghệ xử lý CTRSH thích hợp nhất. Tuân theo lý thuyết quản lý công nghệ đã trình bày ở trên, quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH trải qua các bƣớc sau:
- Xây dựng các căn cứ nhằm xác định công nghệ thích hợp, dựa vào: + Các tiêu thức lựa chọn công nghệ thích hợp.
+ Định hƣớng công nghệ thích hợp tại thời điểm xem xét.
- Xác định phƣơng pháp lựa chọn công nghệ thích hợp để tiến hành đánh giá, so sánh hiệu quả các công nghệ đề xuất.
- Đƣa ra quyết định lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH thích hợp nhất.
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ CÁC CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ CTRSH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về hoạt động quản lý CTRSH tại Việt Nam
Trong những năm qua, ô nhiễm CTR tiếp tục là một trong những vấn đề môi trƣờng trọng điểm. Tính trên phạm vi cả nƣớc, lƣợng CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm; con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới cả về lƣợng và mức độ độc hại. Đối với CTRSH nói riêng, theo thống kê, CTRSH phát sinh ở các đô thị chiếm hơn 50% tổng lƣợng CTRSH của cả nƣớc mỗi năm. Xét theo phạm vi, hai khu vực có lƣợng CTRSH phát sinh cao nhất cả nƣớc là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
Đối với khu vực đô thị, lƣợng CTRSH phát sinh liên tục gia tăng. Theo số liệu từ báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng” của Bộ Xây dựng, lƣợng CTRSH phát sinh trên toàn quốc trong giai đoạn 2011 - 2015 liên tục tăng lên với mức tăng trung bình 12% mỗi năm và đang có xu hƣớng tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2016 - 2020. Vào năm 2007, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc mới chỉ là 17.682 tấn/ngày; đến năm 2014, khối lƣợng này đã tăng lên 32.000 tấn/ngày (tăng gần 81% sau 7 năm); năm 2015 là 38.000 tấn/ngày.
Ở khu vực nông thôn, ƣớc tính mỗi năm tại khu vực này phát sinh khoảng 7 triệu tấn CTRSH. Vấn đề quản lý CTRSH khu vực nông thôn hiện nay đang là vấn đề nóng của các địa phƣơng. Nguyên nhân chính là do sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng cũng tạo sức ép lớn đối với môi trƣờng khi thải ra lƣợng CTRSH lớn.
Bảng 2.1. Lƣợng CTRSH phát sinh tại một số địa phƣơng trên cả nƣớc giai đoạn 2011 - 2015
TT Địa phƣơng Lƣợng CTRSH đô thị phát sinh (tấn/năm) 2011 2012 2013 2014 2015 I Đô thị loại đặc biệt
1 Hà Nội 1.652.720
II Thành phố là đô thị loại I và tỉnh có đô thị loại I
1 Đà Nẵng 262.086 277.477 282.312 2 Cần Thơ 308.790 3 Đồng Nai 219.730 237.615 233.053 4 Hải Phòng 265.000 5 Long An 328.500 6 Phú Thọ 241.971 244.322 250.352 252.806 254.000 7 Quảng Ninh 322.660 8 Thái Nguyên 82.733 83.986 84.861 86.140
III Tỉnh có đô thị loại II
1 An Giang 174.215 189.435 2 Kiên Giang 138.700 158.410 162.425 173.375 3 Nam Định 69.350 4 Nghệ An 121.655 123.699 138.116 138.992 5 Ninh Bình 145.931 146.141 146.890 147.024 6 Ninh Thuận 79.753 80.884 82.417 133.590
IV Tỉnh có đô thị loại III
1 Bắc Kạn 8.834 8.941 9.064 8.999 2 Điện Biên 19.929 20.221 25.842 27.959 3 Hà Giang 33.102 33.763 34.332 34.905 4 Hà Nam 30.070 30.425 44.785 45.093 6 Kon Tum 23.360 27.740 28.470 29.565 30.660 7 Lạng Sơn 46.676 47.104 47.731 48.330 71.423 8 Vĩnh Long 49.003 50.299 57.112 57.721 58.035
Qua bảng số liệu trên, thấy rằng các đô thị thuộc khu vực đồng bằng và vùng biển (nơi tập trung đông dân cƣ và phát triển hoạt động du lịch) có tỷ trọng phát sinh CTRSH cao hơn nhiều so với các tỉnh ở khu vực miền núi. Về thành phần, CTRSH đô thị ở Việt Nam có tỷ lệ hữu cơ cao, từ 54 - 77%, các chất thải có thể tái chế (có thành phần nhựa và kim loại) chiếm 8 - 18%.
Về tỷ lệ thu gom CTRSH tại các đô thị đạt từ 84 - 85%, tăng 3 - 4% so với giai đoạn trƣớc. Tỷ lệ thu gom CTRSH ở khu vực nông thôn còn rất thấp (khoảng 40%), chủ yếu đƣợc tiến hành ở các thị trấn, thị tứ. Cho đến nay, vấn đề PLRTTN vẫn chƣa đƣợc triển khai mở rộng.
Hiện tại, nƣớc ta chủ yếu xử lý CTRSH bằng phƣơng pháp chôn lấp lộ thiên hoặc lò đốt chất thải. CTR thông thƣờng từ hoạt động công nghiệp, y tế hầu hết đƣợc thu gom, tự xử lý tại cơ sở hoặc thông qua công ty môi trƣờng đô thị. Đối với CTNH, công tác quản lý đã đƣợc quan tâm đầu tƣ với khối lƣợng CTNH đƣợc thu gom, xử lý tăng qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn thấp. Nhìn chung, vấn đề quản lý và đầu tƣ cho công nghệ xử lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng chƣa có nhiều cải thiện so với giai đoạn trƣớc. Tổng thể, công tác quản lý CTRSH ở nƣớc ta hiện đang tồn tại nhiều điểm hạn chế nhƣ là:
- Sự phân công trách nhiệm quản lý chất thải giữa các ngành chƣa rõ ràng, chƣa có hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với CTR công nghiệp.
- Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTRSH vẫn còn mang nặng tính bao cấp mặc dù Việt Nam đã có chính sách xã hội hóa công tác này. - Chƣa có thị trƣờng thống nhất về trao đổi, tái chế CTR nói chung và CTR công nghiệp nói riêng, chỉ có một phần rất nhỏ CTR công nghiệp đƣợc thu hồi, tái chế và tái sử dụng.
- Phần lớn CTR công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại bị thải lẫn lộn với CTR đô thị và đƣợc đƣa đến BCL vốn chƣa đƣợc thiết kế hợp vệ sinh từ đầu.
- Việc thu gom CTR chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Chƣa có sự tham gia rộng khắp của cộng đồng, của khu vực tƣ nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải. Ngoài ra, tuy đã có một số mô hình thu gom, XLCT đô thị
của tƣ nhân và cộng đồng tổ chức thành công, nhƣng do hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ nên số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ vẫn chƣa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển bền vững.
- Thiếu sự đầu tƣ thỏa đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các BCL đúng quy cách và các các công nghệ xử lý chất thải phù hợp.
- Chƣa có các công nghệ và phƣơng tiện hiện đại cũng nhƣ vốn đầu tƣ để tái chế chất thải đã thu gom, còn thiếu kinh phí cũng nhƣ công nghệ thích hợp để xử lý CTNH.
- Nhận thức của cộng đồng về BVMT và an toàn sức khỏe liên quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTR còn ở mức thấp. CTR bị đổ bỏ bừa gây mất vệ sinh nghiêm trọng, gây nguy cơ suy thoái môi trƣờng nƣớc mặt. Hệ thống quản lý CTR đô thị ở nƣớc ta đƣợc phân theo các cấp. Có sơ đồ sau:
Hình 2.1. Tổng thể hệ thống quản lý CTR đô thị ở Việt Nam
2.1.2. Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội
2.2.2.1. Nguồn gốc, khối lƣợng phát sinh và thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Về nguồn gốc phát sinh:
- Từ các khu dân cƣ: Đây là nguồn thải CTRSH chính tại Thủ đô. Các hoạt động hàng ngày của con ngƣời tạo ra một lƣợng chất thải rất đa dạng và phức tạp, bao gồm: các thực phẩm thừa, túi, bao bì các loại… Nguồn rác này đang có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng và thay đổi về tỷ lệ các thành phần.
- Từ các nhà hàng, khách sạn: Nguồn thải này bao gồm thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn…; thƣờng đƣợc các URENCO thu gom và một phần nhỏ đƣợc bán cho tƣ nhân làm thức ăn chăn nuôi.
- Từ các công sở, trƣờng học, công trình công cộng: Nguồn thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trƣờng do có thành phần không quá phức tạp, thƣờng là giấy vụn, văn phòng phẩm hƣ hỏng…; phần lớn đều đƣợc thu gom bởi các URENCO.
- Từ các khu chợ: CTRSH từ nguồn này có thành phần phức tạp, bao gồm từ rau củ quả, các loại bao bì, túi nilon, chai lọ, xác động vật… có tác động mạnh đến môi trƣờng xung quanh. Lƣợng rác này có hàm lƣợng hữu cơ cao nên thƣờng đƣợc ủ làm phân compost.
- Từ các bệnh viện: Bao gồm chất thải của nhân viên bệnh viện, của bệnh nhân và rác thải nhà bếp. Lƣợng rác này cũng đƣợc thu gom cùng với CTRSH của Thành phố.
Về khối lượng rác thải phát sinh:
Khối lƣợng CTRSH phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tỷ lệ tăng trƣởng dân số, mức tăng trƣởng kinh tế, trình độ KH-KT và dân trí về môi trƣờng… Theo thống kê của URENCO Hà Nội năm 2015, lƣợng CTRSH phát sinh trung bình tính trên đầu ngƣời ở Thành phố Hà Nội dao động từ 0,4 - 0,6 m3/ngƣời/ngày. Về tỷ trọng rác thải trung bình là 0,416 tấn/m3
. Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn Thành phố là 6.500 tấn/ngày.