Tổng hợp nhu cầu huy động vốn ĐMCN từ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm góp phần vào hoạt động đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 67)

Tên DN Nhu cầu huy động vốn ĐMCN Khả năng vay vốn ngân hàng Sẵn sàng nhận vốn từ quỹ đầu tƣ mạo hiểm

Công ty TNHH Vina Fly ash and Cement

Có Có khả năng Có

Công ty TNHH Quang Vinh Có Khó khăn Có

Công ty TNHH TM và DV An Thái Có Có khả năng Có

Công ty TNHH Thạch Khôi Có Khó khăn Có

Công ty CP Đại An Có Có khả năng Có

Công ty CPXLCT&ĐT PT Nam Sơn Có Khó khăn Không Công ty CP Nam Quang Có Chƣa đặt vấn đề Chƣa đặt vấn đề

Công ty TNHH HK Vina Có Khó khăn Có

Công ty CP ĐT, XNK Hƣng Thịnh Có Khó khăn Có

Công ty CP VT &XD Quang Vinh Có Khó khăn Có CTy TNHH MTV DV BV Trung

Nam Hải

Có Có khả năng Không

Cty TNHH MTV TM&DV Thái Bình Có Có khả năng Có

CTy CP ĐT TM& XD Hoàng Hà Có Khó khăn Có

CTy TNHH TM Đức Chính Có Khó khăn Có

Công ty Thƣơng Mại Hà Anh Có Khó khăn Có

Qua bảng tổng nhu cầu huy động vốn ĐMCN từ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm trên cho thấy hầu hết các DN đƣợc khảo sát đều có nhu cầu huy động vốn ĐMCN. Chỉ có 5 trên tổng số 15 DN là có khả năng vay vốn từ ngân hàng nhƣng theo DN thì thời hạn cho vay không thoả mãn và khi vay phải có tài sản thế chấp, 1 trên 15 DN chƣa đặt vấn đề vay vốn ngân hàng, 9 trên 15 DN gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, 12 trên 15 DN có mong muốn và sãn sàng nhận vốn đầu tƣ mạo hiểm, 1 trên 15 DN chƣa đặt vấn đề nhận vốn đầu tƣ mạo hiểm.

67

2.3.2.3. Một số nhận định từ kết quả phỏng vấn

Qua kết quả khảo sát tác giả luận văn nhận thấy các DN ở Hải Dƣơng có nhu cầu huy động vốn để thực hiện ĐMCN nâng cao sức cạnh tranh của DN tỉnh khác là rất lớn, hiện tại các nguồn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại đối với các DN đều rất khó tiếp cận và không thoả mãn đƣợc nhu cầu vốn để thực hiện ĐMCN của DN. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số các DN đều mong muốn đƣợc tiếp cận với nguồn vốn từ quỹ đầu tƣ mạo hiểm, nhƣng tại sao trong những năm qua các DN ở Hải Dƣơng chƣa nhận đƣợc nguồn vốn đầu tƣ này, đó là do các DN chƣa tạo đƣợc uy tín đối với các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ mạo hiểm. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, Luận văn tiếp tục đƣa ra những nguyên nhân nhận định dƣới đây.

2.3.2.2. Đánh giá chung về nhu cầu vốn cho đổi mới công nghệ

Với đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu thấp, nguồn tài sản đảm bảo hạn hẹp, các DN chƣa tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ, chƣa thể hiện đƣợc tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý yếu kém, không lập đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính không minh bạch...nên các DN ở Việt Nam nói chung, ở Hải Dƣơng nói riêng chƣa tạo đƣợc uy tín đối với nhà đầu tƣ, đặc biệt là đối với các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Đồng thời các DN khi đầu tƣ ĐMCN lại cần nguồn vốn dài hạn, hiện tại trên thị trƣờng tài chính, nguồn vốn đầu tƣ trung và dài hạn từ các ngân hàng thƣơng mại là rất ít do vậy kênh đầu tƣ từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣợc xem là nguồn cung cấp vốn đầu tƣ dài hạn cho DN trong bối cảnh hiện nay.

Đa số các quỹ đầu tƣ thực hiện cung cấp vốn thông qua hình thức đầu tƣ cổ phần, do vậy các quỹ đều đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết mà DN phải đáp ứng, nhƣng hiện tại DN chƣa đáp ứng đƣợc các điều kiện tiên quyết của các quỹ bởi các nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, các DN chƣa có thói quen và cũng chƣa đủ năng lực soạn thảo những bản kế hoạch kinh doanh có chất lƣợng, thể hiện rõ ràng thành tựu, tiềm năng và dự báo kết quả kinh doanh của DN. Bên cạnh hạn chế về

68

năng lực dự báo và lập kế hoạch, điều kiện môi trƣờng tham nhũng cũng làm cho đa số các dự án khả thi do DN lập chỉ mang tính hình thức.

Thứ hai, các DN thƣờng có hai hệ thống sổ sách nhằm đối phó với các cơ quan thuế. Do một số thông lệ kinh doanh từ môi trƣờng hiện tại, ngay cả các DN có ý muốn duy trì một hệ thống sổ sách kế toán cũng buộc phải chấp nhận sự tồn tại của hai hệ thống báo cáo nhằm làm giảm bớt lợi nhuận để bù trừ đƣợc các khoản chi không hợp lệ. Chính vì vậy, rất nhiều DN không muốn các báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán.

Thứ ba, đa số các DN ra đời và phát triển từ những cơ sở nhỏ mang tính chất gia đình. Vì vậy, hệ thống quản trị công ty thƣờng kém hiệu quả và không minh bạch.

Thứ tƣ, đa số các DN, những vị trí quản lý chủ chốt thƣờng do những thành viên trong gia đình, họ hàng hoặc ngƣời quen đảm trách. Điều này làm cản trở tiến trình phát triển của công ty do vốn và các nguồn lực không đƣợc trao vào tay những ngƣời những ngƣời có năng lực nhất sử dụng.

Thứ năm, đa số các DN hiện có tài sản lớn nhƣng không thể hiện trên sổ sách chứng từ.

Nói tóm lại nhu cầu về ĐMCN có nhƣng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm nguồn để ĐMCN.

2.3.3. Quỹ đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp 2.3.3.1. Tăng cường nguồn lực 2.3.3.1. Tăng cường nguồn lực

Môi trƣờng kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc DN luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vƣơn tới mục tiêu này, DN nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trƣớc hết ta quan tâm đến toàn bộ các khái niệm cơ bản về nguồn lực DN. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực: Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thƣờng đƣợc hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực đƣợc hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất

69

và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực đƣợc sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi DN hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế….

Nguồn lực DN đƣợc hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của DN.

Các nguồn lực chính của DN: - Thông tin; - Tài chính; - Nguồn nhân lực; - Thiết bị máy móc; - Tài sản cố định; - Khách hàng, nhà cung cấp;

- Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của DN; - Năng lực quản lý của DN;

- Năng lực kinh doanh của DN;

- Thƣơng hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của DN. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của DN, quyết định sự thành bại trên thị trƣờng; trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con ngƣời. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao luôn luôn phải có thông tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích và đánh giá chặt chẽ tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh lâu dài.

Nguồn nhân lực:

Con ngƣời là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình DN, quyết định sự thành công hay không của các DN, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các DN yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lƣợc đều do con ngƣời quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chƣa tốt v.v... đều

70

xuất phát từ con ngƣời. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các DN có định hƣớng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.

Nguồn lực vật chất:

Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố nhƣ: vốn sản xuất, nhà xƣởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trƣờng kinh doanh v.v... Mỗi DN có các đặc trƣng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Các nguồn lực vô hình:

Ngoài các nguồn lực trên, mỗi DN hoặc tổ chức còn có các nguồn lực khác mà con ngƣời chỉ nhận diện đƣợc qua tri giác, đó là các nguồn lực vô hình. Nguồn lực này có thể là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể và ảnh hƣởng đến các quá trình hoạt động. Nguồn lực vô hình thể hiện qua nhiều yếu tố và nhà quản trị các cấp cần có đầy đủ những kiến thức cơ bản mới có thể nhận thức rõ sự hiện diện và biết đƣợc tầm quan trọng của nguồn lực này. Chúng bao gồm nhiều yếu tố chủ yếu nhƣ:

1- Tƣ tƣởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh;

2- Chiến lƣợc và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trƣờng; 3- Cơ cấu tổ chức hữu hiệu;

4- Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp; 5- Uy tín DN trong quá trình phát triển;

6- Uy tín và thị phần nhãn hiệu sản phẩm trên thị trƣờng; 7- Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng;

8- Uy tín của ngƣời chào hàng; 9- Ý tƣởng sáng tạo của nhân viên.; 10- Văn hóa tổ chức bền vững;

11- Vị trí giao dịch của DN theo khu vực địa lý…

71

mỗi DN có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian. Nếu không nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vô hình, nhà quản trị các DN dễ đánh mất các lợi thế sẵn có của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong thực tế có nhiều DN chƣa nhận rõ tầm quan trọng của các nguồn lực vô hình sẵn có, vừa chƣa biết tận dụng, vừa xem thƣờng hoặc lãng phí, đồng thời còn tiếp thêm sức mạnh của đối thủ cạnh tranh bằng việc bán đi nguồn lực vô hình của mình cho đối thủ với giá rẻ

Để có thể thành công lâu dài trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, nhà quản trị các DN cần thấy rõ tầm quan trọng của nguồn lực vô hình trong quá trình quản trị chiến lƣợc nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vô hình nhận viện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vô hình sẵn có, biết đƣợc những nguồn lực vô hình chƣa có để nỗ lực xây dựng và phát triền chúng trong tƣơng.lai.

Tóm lại, các nguồn lực của mỗi DN rất đa dạng, cần tăng cƣờng các nguồn lực này để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Tuỳ theo đặc điểm, hoạt động, quy mô, cơ cấu, đặc trƣng của các nguồn lực này trong các DN có sự khác nhau. Việc phân tích so sánh và đánh giá đúng mức các nguồn lực hiện tại và tiềm năng trong từng kỳ sẽ giúp nhà DN thấy rõ sự tiến bộ của mình trong quá trình phát triển. Đồng thời, nhận diện đƣợc mối tƣơng quan mạnh yếu về các nguồn lực với các đối thủ cạnh tranh nhằm có cơ sở đƣa ra các chiến lƣợc cạnh tranh hữu liệu, quyết định nắm bắt các cơ hội hoặc kịp thời ngăn chặn hạn chế các nguy cơ trong môi trƣờng kinh doanh.

2.3.3.2. Khắc phục các điểm yếu trong hoạt động đổi mới của doanh nghiệp nghiệp

Để khắc phục đƣợc các điểm yếu trong hoạt động đổi mới của DN ta cần khắc phục những điểm nhƣ sau:

Thứ nhất, các DN cần phải có thói quen và có đủ năng lực soạn thảo những bản kế hoạch kinh doanh có chất lƣợng, thể hiện rõ ràng thành tựu, tiềm năng và dự báo kết quả kinh doanh của DN. Tăng năng lực dự báo và lập kế hoạch sẽ làm cho đa số các dự án khả thi cao hơn, không mang tính hình thức

72

Thứ hai, các DN phải thống nhất một sổ sách. Minh bạch hóa các báo cáo tài chính và các báo cáo này phải đƣợc kiểm toán.

Thứ ba, đa số các DN ra đời và phát triển từ những cơ sở nhỏ mang tính chất gia đình. Vì vậy, cần nâng cao hệ thống quản trị công ty để hoạt động hiệu quả và minh bạch.

Thứ tƣ, đa số các DN, những vị trí quản lý chủ chốt thƣờng do những thành viên trong gia đình, họ hàng hoặc ngƣời quen đảm trách. Điều này làm cản trở tiến trình phát triển của công ty do vốn và các nguồn lực không đƣợc trao vào tay những ngƣời những ngƣời có năng lực nhất sử dụng. Vì vậy cần phải tạo điều kiện cho những ngƣời thật sự có năng lực để quản lý công ty.

Thứ năm, các DN hiện cần phải cụ thể hóa các tài sản của mình trên chứng từ để thể hiện năng lực.

Nói tóm lại nhu cầu về ĐMCN có nhƣng còn nhiều khó khăn trong quá trình tìm nguồn để ĐMCN

Tiểu kết chƣơng 2

Với thực trạng về đầu tƣ mạo hiểm nhƣ đã phân tích nhƣ trên, những kết qủa đạt đƣợc của thị trƣờng tài chính Việt Nam thời gian qua phần nào có sự đóng góp của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chƣa có một quỹ đầu tƣ mạo hiểm nào thực sự tập trung để ĐMCN điều này quyết định sự tăng trƣởng và phát triển khoa hoc công nghệ của quốc gia, quyết định vận mệnh đất nƣớc trong việc “đi tắt đón đầu” quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa có phần thua kém rất nhiều các nƣớc trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, thị trƣờng đầu tƣ mạo hiểm còn quá nhỏ bé và khó có thể phát triển đƣợc do những trở lực hết sức chủ quan của chúng ta. Vì vậy, ta cần phải có những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện quy trình thành lập và tổ chức hoạt động các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, xây dựng các quỹ đầu tƣ mạo hiểm chuyên tài trợ cho việc NC&TK, ĐMCN, Quỹ đầu tƣ mạo hiểm một mặt làm đa dạng hóa thị trƣờng tài chính, mặt khác tạo nguồn vốn cho các DN ĐMCN. Đó là cơ sở chủ yếu để đề tài đƣa ra các giài pháp nhằm khuyến khích thành lập quỹ đầu tƣ mạo hiểm vào quá trình ĐMCN tại Việt Nam.

73

CHƢƠNG 3. THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN “QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM” GÓP PHẦN VÀO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI HẢI DƢƠNG

3.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI HẢI DƢƠNG

3.1.1. Mô hình tổ chức

Quỹ đầu tƣ mạo hiểm là một loại quỹ mở, đƣợc tổ chức dƣới dạng công ty, là tổ chức có tƣ cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động trƣớc ngƣời đầu và trƣớc pháp luật. Quỹ đầu tƣ mạo hiểm dạng công ty cần đƣợc thành lập và hoạt động tƣơng tự nhƣ công ty cổ phần đƣợc quy định trong Luật DN. Điểm khác biệt giữa quỹ đầu tƣ dạng công ty và các công ty cổ phần hiện nay là các công ty cổ phần tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ còn quỹ đầu tƣ dạng công ty tạo ra lợi nhuận cho cổ đông thông qua hoạt động đầu tƣ. Về cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm góp phần vào hoạt động đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)