Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006. (Trang 36 - 67)

1.2.2.1. Tiến bộ xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2001

Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong giai đoạn mới, ngày 20 tháng 6 năm 1996, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 37/CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996 – 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.

Nghị quyết đã nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới:

- Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.

- Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Thực hiện sự công bằng là bảo đảm cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn và đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam. Quan điểm dự phòng tích cực phải được nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành mạnh và văn minh, bảo đảm môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khoẻ trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.

- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Y học cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc cần được bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực y học cổ truyển, ngăn chặn và loại trừ những người lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà nước đối với y học cổ truyền gây tổn hại đến sức khoẻ của nhân dân.

- Xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực, động viên toàn xã hội tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ (nhà nước, dân lập và tư nhân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn có hạn. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Nghị quyết đã nêu lên các biện pháp và chính sách cụ thể, trong đó có biện pháp đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ y tế:

Cải tiến chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu về y tế cộng đồng, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý ngành, cán bộ kỹ thuật có khả năng sử dụng và sửa chữa các trang thiết bị y tế hiện đại.

Có cơ cấu hợp lý về số lượng y, bác sỹ, dược sĩ ở các cơ sở y tế bảo đảm hiệu quả phục vụ bệnh nhân. Tăng cường đào tạo theo địa chỉ và có chính sách khuyến khích để có nhiều cán bộ y tế về công tác tại các vùng cao, vùng sâu, vùng có nhiều khó khăn. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhưng phải đảm bảo chất lượng.

Quy hoạch mạng lưới đào tạo cán bộ y tế, có kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo mới, đào tạo lại hàng năm. Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ y tế, nhất là cho cán bộ đi công tác tại vùng có nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ: Nghiên cứu bệnh học đặc thù của Việt Nam và kế thừa, nâng cao y học cổ truyền đồng thời nghiên cứu ứng dụng các thành tự khoa học về y và dược học trên thế giới vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Tiêu chuẩn hoá trang thiết bị y tế ở các tuyến, tăng cường kiểm tra và giám sát công tác xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Mở rộng công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại trang thiết bị y tế thông thường. Khai thác tiềm năng khoa học công nghệ của các thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế để tạo điều kiện sản xuất các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao.

Tăng cường đào tạo cán bộ về sử dụng, bảo trì các trang thiết bị hiện đại để sử dụng được lâu dài và khai thác tối đa công suất sử dụng trang thiết bị.

Để sử một cách có hiệu quả các nguồn lực trong khám, chữa bệnh cho nhân dân, Nghị quyết số 37/CP của Chính phủ về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996 – 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam ban hành ngày 20/6/1996 đã đưa ra nhiệm vụ về tăng cường đầu tư và quản lý các nguồn lực y tế trong giai đoạn 1996 – 2000:

Nhà nước tăng cường đầu tư cho các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác như: sự đóng góp của nhân dân, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, viện trợ và hợp tác quốc tế.

Tiếp tục thực hiện tốt việc thu một phần viện phí và phát triển bảo hiểm y tế để tăng thêm nguồn tài chính phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Có hình thức thu viện phí đầy đủ đối với người có khả năng chi trả cho việc khám chữa bệnh theo yêu cầu để có thêm điều kiện hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo. Tổ chức lại và chuyển đổi phương thức hoạt động của bảo hiểm y tế, thực hiện cho được bảo hiểm y tế tự nguyện để đến năm 2005 viện phí phần lớn được thực hiện qua bảo hiểm y tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích huy động các nguồn vốn dưới hình thức viện trợ hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết và đầu tư, kể cả đầu tư 100% vốn từ bên ngoài. Cần tập trung vào các lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế, hỗ trợ, chương trình y tế quốc gia.

Ngày 13 tháng 8 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1998/NĐ- CP về Điều lệ Bảo hiểm y tế. Nghị định về Điều lệ Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của

người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân, để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau.

Tại Nghị định này, Chính phủ đã bổ sung chi tiết các quy định về chế độ bảo hiểm y tế đã được nêu ra tại Quyết định số 299/HĐBT về Bảo hiểm y tế bắt buộc của Hội đồng Bộ trưởng ra ngày 18 tháng 8 năm 1992. Nghị định số 58/1998/NĐ-CP về Điều lệ Bảo hiểm y tế đã đưa ra quy định về chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc đối với người lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực:

- Trong các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các đoan vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên.

- Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ xã, phường, thị trấn, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường.

- Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.

- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.

- Các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua Bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, chính sách về bảo hiểm y tế tự nguyện đối với mọi đối tượng cũng được quy định trong Nghị định này nhằm thực hiện chính sách xã hội trong

khám, chữa bệnh, không vì mục đích kinh doanh, không áp dụng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Ngày 10/3/1999, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Chỉ thị số 03/1999/CT-BYT Về đẩy mạnh thực hiện kế hoạch y tế năm 1999 nhằm đạt được các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, hạn chế thiếu sót và khắc phục những khó khăn về ngân sách, thực hiện tốt kế hoạch năm 1999 và những mục tiêu chủ yếu năm 2000, Chỉ thị số 03/1999/CT-BYT chỉ đạo các Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ, y tế các Bộ, Ngành thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

- Giám sát và quản lý chặt chẽ kế hoạch chi tiêu ngân sách đã được duyệt năm 1999.

- Tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn vốn khác hỗ trợ cho y tế.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, tăng cường quản lý, chỉ đạo điều hành ngân sách, giám sát chi tiêu, thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt các quy định trong Quyết định số 248 /1998/QĐ-TTg ngày 24/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1999 và Thông tư số 190/1998/TT-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 1999.

- Quán triệt và sáng tạo thực hiện các giải pháp về kinh tế y tế, phối hợp và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hiện có để khắc phục những khó khăn về tài chính.

Bên cạnh các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phát triển ngành công nghiệp dược, Nghị quyết số 37/CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996 – 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam

ra ngày 20/6/1996 của Chính phủ cũng đã đề ra nhiệm vụ phát triển nền y học cổ truyền của dân tộc, cụ thể là:

- Triển khai toàn diện chương trình mục tiêu của ngành y tế về y học cổ truyền.

- Tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại học y học cổ truyền trên các mặt: Nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán, điều trị, sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ thực hành y học cổ truyền. Thành lập các Khoa y học cổ truyền tại đại học y Hà Nội và Đại học y, dược thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành y tế phối hợp với Hội y học cổ truyền Việt Nam và các Hội quần chúng khác vận động nhân dân phát triển các loại cây thuốc.

Ngày 10/3/1999, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Chỉ thị số 03/1999/CT-BYT Về đẩy mạnh thực hiện kế hoạch y tế năm 1999 nhằm đạt được các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chỉ thị số 03/1999/CT-BYT của Bộ trưởng y tế đã đề ra các nhiệm vụ về công tác y tế dự phòng, cụ thể là:

Một là, tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, chủ động phòng chống các bệnh dịch như Sốt xuất huyết, Sốt rét, Thương hàn, Viêm não Nhật bản B, Tả, Dịch hạch... với các biện pháp cơ bản sau:

- Chủ động triển khai ngay từ đầu năm các hoạt động về vệ sinh môi trường, giải quyết tốt vệ sinh phân nước rác và các biện pháp khống chế các vector truyền bệnh.

- Tăng cường củng cố hệ thống giám sát dịch tễ các cấp nhằm chủ động ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Đối với những địa phương có nguy cơ dịch bệnh cao, cần chú ý công tác giám sát phát hiện và thông tin báo dịch lên tuyến trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Khẩn trương triển khai mục tiêu phòng chống sốt xuất huyết, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống nhiễm HIV/AIDS và duy trì kết quả phòng chống các bệnh dịch khác; không để cho dịch lớn xảy ra, khi có dịch xảy ra phải huy động mọi biện pháp dập tắt ngay. Phấn đấu giảm 30% số mắc và 10% số chết đối với các bệnh dịch so với năm 1998.

- Đối với các tỉnh đang có dịch tả lưu hành cần tập trung mọi cố gắng để dập tắt dịch, hạn chế tới mức thấp nhất số mắc và chết do dịch tả gây ra. Đối với các tỉnh có nguy cơ lan truyền dịch tả cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, khống chế không để dịch xảy ra trên địa bàn, nếu có dịch xảy ra phải có các biện pháp khống chế và dập dịch kịp thời.

Hai là, đẩy mạnh chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (Cân nặng theo tuổi) là 3% mỗi năm với các biện pháp chủ động sau:

- Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chú trọng các địa phương nghèo, có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao; thực hiện đúng các mục tiêu đã được qui định trong Quyết định số 244/1998/QĐ-TTg ngày 17/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung mục tiêu phòng, chống suy

dinh dưỡng trẻ em vào Chương trình mục tiêu quốc gia Thanh toán một số bệnh xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006. (Trang 36 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)